Trong tháp nhu cầu Maslow đã chỉ ra rằng, giấc ngủ chính là một trong những hoạt động không thể nào thiếu của con người. Tuy nhiên, cũng có không ít người bị mất ngủ và thường xuyên phải tìm đến thuốc như là biện pháp cứu cánh cuối cùng. Vậy uống thuốc chữa mất ngủ loại nào và những điều gì cần lưu ý khi sử dụng, hãy cùng khám phá qua bài viết bên dưới.
Bạn đang đọc: Uống thuốc chữa mất ngủ và những điều cần biết
Contents
1. Uống thuốc chữa mất ngủ loại nào?
Hiện nay trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều loại thuốc có tác dụng chữa mất ngủ. Nếu không tìm hiểu kỹ và tham khảo thông tin có chọn lọc, những loại thuốc này có thể gây hại cho sức khỏe người dùng.
Vì vậy, sau đây sẽ là một số loại thuốc ngủ kèm tác dụng phụ của chúng để người đọc có thể hiểu rõ hơn trước khi sử dụng.
1.1. Doxepin (Silenor)
Doxepin (Silenor) là loại thuốc có mặt trong nhiều đơn thuốc của bệnh nhân mắc phải chứng mất ngủ, rối loạn lo âu hay trầm cảm. Thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm ba vòng (tricyclic), hoạt động theo nguyên tắc ảnh hưởng đến sự cân bằng của một số hóa chất tự nhiên có trong não.
Những dạng và hàm lượng phổ biến của thuốc Doxepin (Silenor) :
- Thuốc uống dạng viên nang: 10 mg, 25 mg, 50 mg, 75 mg, 100 mg, 150 mg
- Thuốc uống dạng cô đặc: 10 mg/ml (118 ml, 120 ml)
- Thuốc uống dạng viên nén: 3 mg, 6 mg
Tác dụng phụ:
- Buồn ngủ kèm theo triệu chứng chóng mặt
- Khô miệng, buồn nôn, ù tai, thị giác không rõ ràng, táo bón và bí tiểu, giảm ham muốn tình dục
- Trầm trọng hơn, trẻ em, thanh thiếu niên hay người trưởng thành đều có nguy cơ nghĩ đến việc tự tử sau khi uống thuốc này
1.2. Estazolam
Estazolam là loại thuốc chuyên dùng để kê đơn cho những bệnh nhân khó ngủ. Thuốc giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh chóng, hạn chế tình trạng thức giấc nửa đêm. Thuốc Estazolam thuộc nhóm an thần và có tác động đến não để tạo cảm giác bình yên.
Chúng ta sẽ thường bắt gặp thuốc Estazolam ở dạng viên nén dùng để uống với hàm lượng phổ biến là 1 mg và 2 mg.
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt, bủn rủn tay chân và có thể khiến tầm nhìn không được rõ ràng
- Gây chứng mất trí nhớ hoặc hay quên
- Cảm giác lo âu, thường xuyên và dễ cáu kỉnh
- Buồn nôn, khó chịu dạ dày, khô miệng và hay khát nước
- Dễ dẫn đến phụ thuộc vào thuốc
1.3. Eszopiclone (Lunesta)
Thuốc Eszopiclone (Lunesta) có chứa thành phần chủ yếu là eszopiclone tạo hiệu ứng làm dịu cho vùng não.
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt, miệng bị khô, tứ chi mất kết hợp vận động
- Thay đổi tâm trạng, có những hành vi bất thường không tự chủ, bị ảo giác, dễ nổi cáu
- Có ý định tự tử, nghiêm trọng hơn là nổi phát ban, khó thở, ngứa hoặc sưng
1.4. Ramelteon (Rozerem)
Ramelteon (Rozerem) là loại thuốc thuộc nhóm an thần, dùng để điều trị chứng mất ngủ kinh niên, giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian tiềm khởi của giấc ngủ.
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, rối loạn vị giác, ngủ gà
- Tiêu chảy, đau cơ, nhiễm trùng đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, đau khớp
- Có nguy cơ bị trầm cảm, bị ảo giác, dễ bị kích động
- Tác dụng phụ hiếm gặp là phù mạch
1.5. Temazepam (Restoril)
Temazepam (Restoril) thuộc nhóm trị bệnh tâm thần và được dùng để bệnh nhân mất ngủ có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ đồng thời không bị thức giấc bất chợt.
Tác dụng phụ:
- Gây buồn ngủ vào ban ngày, chóng mặt nhẹ có thể kiểm soát được
- Tác dụng phụ nghiêm trọng như gây chứng mất trí nhớ, hay quên, dễ bị kích động và thường xuyên nổi nóng
- Có thể bị trầm cảm
- Tác dụng phụ hiếm gặp như nói mớ hay mộng du
- Có tình trạng bị phụ thuộc thuốc
1.6. Triazolam (Halcion)
Thuốc Halcion có thành phần chính là Triazolam, tác động đến não bộ tạo hiệu ứng xoa dịu và gây buồn ngủ.
Tác dụng phụ:
- Gây chóng mặt và buồn ngủ vào ban ngày
- Thay đổi hành vi theo hướng tiêu cực, dễ cáu và có nguy cơ bị trầm cảm
- Lo lắng, bồn chồn, giảm khả năng tập trung khi lái xe, giảm ham muốn tình dục, có thể bị mộng du hay nghĩ đến việc tự tử.
1.7. Zaleplon (Sonata)
Đặc tính của thuốc Zaleplon (Sonata) là có tác dụng rất nhanh nên cần được uống ngay trước khi bạn đến giờ đi ngủ.
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt, buồn nôn, mất trí nhớ ngắn hạn, bị buồn ngủ vào ban ngày
- Những lần đầu dùng thuốc có thể gây ra tình trạng tay chân thiếu phối hợp trong những hoạt động thường ngày
- Thay đổi trạng thái tâm thần, tâm trạng chán nản, buồn bã, hay lo âu
- Gây lạm dụng thuốc (nghiện)
Tìm hiểu thêm: Một chiếc bánh mì thịt bao nhiêu calo? Ăn bánh mì thịt có tăng cân không?
2. Cần lưu ý những gì khi uống thuốc chữa mất ngủ?
Không chỉ riêng các dòng thuốc chữa mất ngủ mà trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chúng ta cũng phải có chỉ định của bác sĩ chứ không tự ý mua về sử dụng. Bên cạnh đó, cũng nên tuân thủ những nguyên tắc bắt buộc sau:
2.1. Không đồng thời uống rượu khi đang dùng thuốc ngủ chữa mất ngủ
Chuyên gia khuyến cáo rằng người đang sử dụng thuốc ngủ không nên uống rượu, nếu là trường hợp bất khả kháng thì nên hạn chế số lượng, uống 1 – 2 chén rượu nhỏ hoặc thay bằng 2 ly bia (theo khuyến cáo của Trung tâm điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ Kettering (SDC), Mỹ).
Vì cồn có trong rượu bia sẽ can thiệp và làm tăng tính nghiêm trọng của tác dụng phụ của thuốc ngủ nên bệnh nhân nên uống rượu trước ít nhất 6 tiếng. Tất nhiên, lời khuyên tối ưu nhất vẫn là, nếu đã sử dụng thuốc ngủ, xin dừng ngay việc uống rượu.
2.2. Không nên ăn quá no
Đúng là có nhiều loại thuốc chỉ định chỉ được uống sau khi ăn no, nhưng không phải là ăn quá no, nhất là khi bạn bị mất ngủ. Theo nghiên cứu, ăn quá no làm cho lượng đường trong máu tăng cao và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường.
Do đó, nếu đang dùng thuốc ngủ thì đừng nên bỏ sót lưu ý quan trọng này để thuốc có thể phát huy tác dụng cách hiệu quả nhất.
2.3. Không nên quá căng thẳng
Nếu tình trạng căng thẳng cứ tiếp tục kéo dài và có dấu hiệu tăng lên trong khi dùng thuốc chữa mất ngủ, thuốc sẽ bị kém tác dụng (theo nghiên cứu mới đây của SDC). Nếu người bệnh không thể kiểm soát tình trạng này, bác sĩ sẽ nghĩ đến phương án thôi miên hoặc cân nhắc sử dụng thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm.
2.4. Không dùng thuốc ngủ khi đi du lịch ở những nơi khác múi giờ
Thuốc ngủ sẽ mất đi tác dụng nếu bạn di chuyển giữa hai vùng có khác múi giờ. Trước khi đi công tác hay du lịch xa nếu có ý định sử dụng thuốc ngủ, tốt nhất bạn hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để có được đơn thuốc những lời khuyên cùng đơn thuốc phù hợp nhé.
2.5. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Đa số thuốc chữa mất ngủ thường có tác dụng trong vòng 8 tiếng và việc thức dậy sớm hơn khoảng thời gian này sau khi dùng thuốc là không nên. Nếu bạn làm việc mà vẫn còn đang trong tình trạng mơ ngủ sẽ dễ dẫn đến những hậu quả khó lường trước.
Trong trường hợp bất khả kháng, có thể trình bày với bác sĩ để có loại thuốc tác dụng ngắn hạn.
2.6. Tạo môi trường ngủ thân thiện
Đừng phó mặc hết tất cả nghĩa vụ “buồn ngủ” cho thuốc mà cũng nên đầu tư cho không gian phòng ngủ nhà bạn thêm phần ấm cúng, thông qua những vật dụng sau:
- Bộ chăn ga gối nệm chất lượng từ những thương hiệu uy tín.
- Chú ý đến ánh sáng trong phòng ngủ, một là tắt tất cả các đèn khi ngủ, hai là sử dụng đèn có ánh sáng trầm ấm, sậm màu (đối với những người mắc chứng sợ bóng tối).
- Máy xông tinh dầu, sử dụng các loại tinh dầu có tác dụng giúp dễ ngủ như tinh dầu hoa nhài, hoa oải hương, trầm hương, phong lữ,…
- Tạo một môi trường đủ yên tĩnh, có thể là phòng ngủ cách âm nhưng vẫn phải ưu tiên thoáng khí.
>>>>>Xem thêm: Thai giáo là gì? Hướng dẫn cách thực hiện thai giáo
Đầu tư không gian ngủ với sản phẩm chất lượng như Nệm Foam Amando LAmore – 1108
3. Kết luận
Uống thuốc chữa mất ngủ có tốt hay không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào liều lượng và cách dùng của bệnh nhân. Trước khi sử dụng thuốc chữa mất ngủ, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ và chỉ nên mua thuốc theo đơn đã kê sẵn để tránh những rủi ro không cần có.
Nếu không tuân thủ những điều này, thuốc ngủ rất có thể sẽ là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng gây hại cho sức khỏe.
Nguồn: https://www.sleepfoundation.org/sleep-aids/how-to-use-sleep-medications-safely