Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, ngủ quá nhiều cũng mang những cảnh báo bất thường, đặc biệt với trẻ đang dậy thì. Vậy theo chuyên gia tuổi dậy thì nên ngủ nhiều hay không? Cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn nhé.
Bạn đang đọc: Tuổi dậy thì nên ngủ nhiều hay không? Cách khắc phục tình trạng ngủ quá nhiều
Contents
1. Ngủ quá nhiều là tình trạng như thế nào?
Ngủ nhiều là khi chúng ta ngủ quá thời gian theo nhu cầu cơ thể vào ban đêm hoặc ban ngày. Việc ngủ quá thời gian cần thiết khiến cơ thể cảm thấy uể oải, làm việc thiếu tập trung và ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc, cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Khi quá nhiều, cơ thể của chúng ta sẽ có một số biểu hiện sau đây:
- Luôn cảm thấy khó chịu trong người, uể oải và luôn mệt mỏi
- Mỗi buổi sáng thức dậy đều rất khó khăn, buồn ngủ cả ngày không thể tỉnh táo
- Làm việc, học tập không tập trung, trí nhớ suy giảm
Theo Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM), thông thường thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì (14 – 17 tuổi) cần khoảng 8 – 10 giờ mỗi ngày để ngủ. Trong khi đó, người trưởng thành cần ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày và người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) cần ngủ từ 7 – 8 giờ mỗi ngày.
2. Giải đáp thắc mắc tuổi dậy thì nên ngủ nhiều hay không?
Tuổi dậy thì nên ngủ nhiều hay không là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là các phụ huynh đang có con trong tuổi dậy thì. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, không chỉ ở tuổi dậy thì mà ở bất kỳ độ tuổi nào thì ngủ nhiều đều mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thứ nhất, ngủ nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bởi theo một số nghiên cứu, những người ngủ hơn 10 tiếng một ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với những người ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Các chuyên gia cũng cho biết thêm, nguyên nhân của tình trạng này đó là khi ngủ quá nhiều thì quá trình tuần hoàn máu sẽ bị cản trở, giảm tích tụ máu, điều này làm tăng nguy cơ tắc mạch máu và có thể dẫn đến đột quỵ.
Thứ hai, ngủ quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng béo phì. Bởi bước vào tuổi dậy thì, đây là giai đoạn trẻ phát triển chiều cao và cân nặng mạnh mẽ. Tuy nhiên nếu bạn ăn quá nhiều và ngủ nhiều hơn mức cần thiết thì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị trì trệ, dẫn đến lượng mỡ thừa ngày càng tích tụ nhiều hơn và làm tăng nguy cơ béo phì.
Thứ ba, ngủ nhiều có thể dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tim mạch. Trong lúc chúng ta ngủ, cơ thể sẽ ở trạng thái nghỉ ngơi và nhịp tim cũng giảm dần. Như vậy khi cơ thể ngủ quá mức cần thiết, tim sẽ quen với việc “nhàn rỗi”. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tim, có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ suy tim,…
Thứ tư, ngủ nhiều dễ mắc bệnh trầm cảm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tình trạng ngủ nhiều hoặc mất ngủ kéo dài có mối liên hệ mật thiết với bệnh trầm cảm. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 15% người mắc chứng trầm cảm có liên quan đến chứng ngủ nhiều. Hơn nữa ngủ càng nhiều thì bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu càng trầm trọng và khó để chữa trị dứt điểm.
Thứ tư, khi cơ thể ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ. Bởi khi tình trạng ngủ nhiều kéo dài từ ngày này qua ngày khác, não bộ sẽ bị lão hoá nhanh. Điều này khiến cho chúng ta bị suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Từ đó, hiệu suất công việc, học tập cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khi ngủ quá 9 tiếng một ngày, cơ thể dễ bị uể oải, thiếu tỉnh táo, đờ đẫn dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống.
Thứ năm, việc ngủ nhiều có thể tăng tình trạng bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, dù bạn ngủ quá nhiều hay quá ít thì cơ thể đều có nguy cơ cao mắc phải bệnh tiểu đường. Bởi khi chất lượng giấc ngủ không phù hợp có thể gây rối loạn chức năng hệ thần kinh, từ đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tìm hiểu thêm: Trẻ 10 tuổi có nên ngủ chung với bố mẹ? Khi nào nên cho bé ngủ riêng?
3. Phương pháp khắc phục tình trạng ngủ nhiều ở tuổi dậy thì
Như vậy với những thông tin mà Bloggiamgia.edu.vn đã cung cấp phía trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết được tuổi dậy thì nên ngủ nhiều hay không. Để cân bằng giấc ngủ, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Giờ thức dậy và đi ngủ cần thực hiện nhất quán, kể cả các ngày trong tuần và cuối tuần. Hành động này được thực hiện đều đặn sẽ giúp bạn dần thích nghi với chế độ sinh hoạt lành mạnh. Để thực hiện điều này, bạn có thể dùng điện thoại hoặc thiết bị nào đó để nhắc nhở giờ chuẩn bị đi ngủ và thức dậy.
- Trước giờ đi ngủ hai tiếng, bạn cần tắt tất cả các thiết bị điện tử như TV, điện thoại, máy tính và trò chơi. Bởi những thiết bị này phát ra ánh sáng xanh, làm cho cơ thể tỉnh táo. Trong trường hợp cần thiết, bạn cần điều chỉnh thiết bị điện tử của bạn để hạn chế lượng ánh sáng xanh, hoặc sử dụng ứng dụng tự động lọc ánh sáng xanh vào buổi tối.
- Giường là khu vực chỉ dành để ngủ, vậy nên bạn không nên dùng nó như một chiếc bàn để làm bài tập hay làm việc đâu nhé. Điều này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ và cơn buồn ngủ của bạn đấy.
- Để giấc ngủ được sâu và ngon giấc hơn, bạn có thể “đầu tư” cho không gian phòng ngủ nhà mình những bộ chăn ga gối nệm êm ái, chất lượng. Bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm như nệm foam với khả năng nâng đỡ cơ thể tốt, độ đàn hồi cao giúp bảo vệ giấc ngủ trọn vẹn suốt cả đêm dài.
- Trước khi đi ngủ, bạn có thể vận động nhẹ nhàng từ 10 – 15 phút trước. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình lưu thông khí huyết trong cơ thể, từ đó giúp chúng ta ngủ ngon hơn. Hoặc bạn cũng có thể ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ, điều này cũng giúp cơ thể dễ ngủ hơn, hạn chế tình trạng thức khuya, dậy trễ vào hôm sau.
- Đừng quên thực hiện chế độ thể dục, thể thao khoa học, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để nâng cao sức khoẻ, cải thiện sức đề kháng và giúp giấc ngủ trở nên trọn vẹn hơn. Bên cạnh đó, trẻ trong tuổi dậy thì tuyệt đối phải tránh xa các chất kích thích có hại như thuốc lá, rượu bia hoặc là đồ uống có cồn, gas,… Những thực phẩm này đều là những tác nhân khiến giấc ngủ trở nên chập chờn làm cơ thể không đủ tỉnh táo vào ngày hôm sau.
- Nếu chưa buồn ngủ, bạn cũng không nên ép buộc bản thân bởi điều này chỉ khiến cơ thể thêm áp lực. Thay vào đó, bạn có thể đọc sách, viết nhật ký hoặc nghe nhạc,… cho đến khi cảm giác buồn ngủ đến tự nhiên.
>>>>>Xem thêm: Bánh mì không bao nhiêu calo? Ăn nhiều bánh mì có béo không?
Thông qua bài viết trên đây, Bloggiamgia.edu.vn đã cung cấp những thông tin giúp bạn giải đáp được thắc mắc tuổi dậy thì nên ngủ nhiều hay không. Để có một sức khỏe tốt về cả thể chất lẫn tinh thần, bạn cần cân bằng giấc ngủ và chế độ ăn uống, sinh hoạt nhé!
>>>Đọc thêm: Thông tin hữu ích: Những điều cần biết về sức khỏe tuổi dậy thì