“Mỗi năm hoa đào nở,
Bạn đang đọc: Tục xin chữ đầu năm 2024 có ý nghĩa gì? Xin chữ mang lại may mắn cho Tết
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”…
Những vần thơ trong bài “Ông Đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên đã vô cùng quen thuộc với bao thế hệ người Việt Nam, đây là một hình ảnh đẹp – hình ảnh thầy Đồ chờ cho chữ mỗi độ Tết đến của người Việt. Tục lệ này được bắt nguồn từ những người hiếu học, biết trân trọng nét chữ đẹp, nên ngày xuân xin chữ, như in một thức phúc lộc may mắn và giỏi giang. Vậy xin chữ đầu năm có ý nghĩa gì? Và nên xin chữ gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này!
Contents
1. Xin chữ đầu năm có ý nghĩa gì?
Từ xa xưa, thói quen xin chữ từ những ngày đầu năm mới của người Việt đã trở thành một thông lệ. Đây được xem là việc vô cùng thiêng liêng, việc quan trọng trong gia đình.
Theo nhà thư pháp Cung Khắc Lược thì ý nghĩa của tục xin chữ đầu năm là với mong muốn cả năm mới may mắn, bình an và phúc lộc thọ ngập tràn với gia đình và những người thân yêu.
Theo đó, mỗi người sẽ xin lên tấm giấy đỏ một con chữ thể hiện điều mình mong muốn. Ngoài ra, họ còn muốn xin đức độ, tài năng của thầy đồ. Đây là minh chứng cho truyền thống hiếu học, trọng chữ nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Mỗi bức thư pháp khi hoàn thành bao giờ cũng có hai con người đồng cảm, đó là bộ óc, trí tuệ của người cho chữ gặp trái tim và tâm hồn người xin chữ. Chữ Nho có thể viết theo nhiều cách nên người cho chữ tuỳ tâm trạng, tuỳ vào hoa tay có thể tạo ra hình tượng lạ mắt.
Mỗi chữ hiện ra dưới tay thầy đồ không chỉ là tác phẩm nghệ thuật thư pháp mà còn thể hiện tấm lòng, tính cách, tâm hồn và sự sáng tạo của mỗi cá nhân.
2. Cách xin chữ đầu năm như thế nào cho đúng?
Từ xa xưa, khi muốn xin chữ vào đầu năm mới, người đi xin chữ sẽ chuẩn bị một lễ nho nhỏ như trầu cau, chè thuốc… để đến nhà thầy đồ xin chữ. Thầy đồ phải là những người giỏi chữ ở trong vùng, nho sĩ hoặc đố tú tài do nhà vua ban.
Ngày nay, chúng ta không cần phải cầu kỳ đến tận nhà các thầy đồ nữa mà chỉ cần đến các khu phố ông đồ, chọn một trong những ông đồ trong đó và xin chữ. Hiện nay, không chỉ có những ông đồ dày dặn kinh nghiệm mà giờ đây còn có ông đồ trẻ với nét chữ hiện đại.
Tìm hiểu thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết? Đếm ngược ngày Tết năm 2024
Nói đến việc xin chữ đầu năm, từ trước đến nay, người ta sẽ xin chữ thư pháp bằng từ Hán Việt, nhưng càng ngày, càng có nhiều bạn trẻ thay thế chữ quốc ngữ và viết theo dạng thư pháp xưa.
Sau khi đã xin được chữ, thầy đồ sẽ giảng giải ý nghĩa theo từng nét chữ mà họ đã xin để hiểu hết được ý nghĩa sâu xa trong đó. Từ đó những người xin chữ sẽ hiểu thêm được một nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc Việt.
3. Ý nghĩa các chữ thường hay được xin trong ngày Tết
Theo ông Phạm Hải – Câu lạc bộ Thư Pháp UNESCO Hà Nội chia sẻ, từ nhiều năm nay, người dân thường xin quanh 4 chữ là Tâm, Phúc, Đức, Nhẫn. Bên cạnh đó còn có các chữ Phúc, Lộc, Thọ cũng được xin rất nhiều. Tuỳ vào mong muốn của mỗi người mà họ sẽ xin mỗi con chữ khác nhau, hãy cùng xem ý nghĩa của một số chữ nhé:
- Lộc: Biểu tượng cho sự thịnh vượng và hạnh phúc, mong muốn một năm phát tài, phát lộc.
- Phúc: Tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn, thể hiện mong muốn có cuộc sống ấm no.
- Thọ: Mong muốn người trong gia đình được sống lâu trăm tuổi. Người xin chữ Thọ thường xin để biếu ông bà, cha mẹ với mong muốn gia đình mạnh khỏe, an khang.
- Tâm: mang một ý nghĩa hơi hướng Phật Giáo với mong muốn con người tu dưỡng đạo đức, để có một tâm hồn thanh tịnh, yên bình và thanh thản.
- Đức: Biểu tượng cho đạo đức của con người, luôn sống thực, sống tốt với chính bản thân mình và xã hội.
- Tài: Xin chữ tài với mong muốn con người có được tài năng, hy vọng thành đạt ở trong công việc.
- An: Mong muốn có cuộc sống an lành, bình an.
- Nhẫn: Mong muốn có một bản tính nhẫn nhịn, độ lượng và khoan dung, do đó nhiều người thường treo chữ Nhẫn ở trong nhà.
- Hiếu: Đầu năm nhiều người thường xin chữ Hiếu để tặng cho ông bà, bố mẹ như lời biết ơn về công sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ.
- Tín: Ý nghĩa là tin cậy lẫn nhau và luôn thực hiện đúng cam kết của mình.
- Duyên: Duyên là chữ biểu tượng cho tình duyên, thể hiện sự may mắn trong tình yêu, dấu hiệu của hỷ sự. Những bạn trẻ nam và nữ thường xin chữ này với mong muốn tìm được nửa kia của mình.
4. Xin chữ đầu năm – Gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Việt
Nếu như trước đây, người cho chữ phải có kiến thức chuyên sâu về thư pháp, nghĩa là phải có nội hàm về tư tưởng và thuần tuý về nội dung. Người viết chữ không chỉ rèn luyện bản thân mà đòi hỏi tài khoa khéo léo. Ngày nay, bên cạnh những ông đồ am hiểu cách thức viết chữ, am hiểu câu từ ý nghĩa sâu xa của chữ viết, có thần, lực, khí trong nét bút thì cũng có không hiếm ông đồ xem việc viết chữ như một cách kinh doanh kiếm tiền.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường diễn ra sôi nổi, xin chữ không còn thuần túy mang giá trị văn hoá nữa, có những thầy đồ đem cả yếu tố phong thuỷ vào màu giấy để thu hút khách hàng. Điều đó hoàn toàn không còn là bản chất của thư pháp, đó là một dạng biến tướng. Nhưng xét cho cùng, đó cũng chỉ là nhu cầu chính đáng của cuộc sống. Tuy nhiên nếu ai coi việc viết chữ là “cần câu cơm” thì bản thân cũng phải rèn luyện để xứng đáng là người trao niềm tin tinh thần cho mọi người.
>>>>>Xem thêm: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và những điều các mẹ bỉm cần biết?
Bên cạnh sự lệch lạc từ phía người cho chữ, chúng ta cũng cần đánh giá phương diện người xin chữ. Nếu như trước đây, người đến xin chữ sẽ dựa vào giá trị tự thân của chữ thì ngày nay người xin chữ tìm đến thầy đồ như một sự cầu tìm giá trị cụ thể trong xã hội vật chất, bằng cấp. Thậm chí xin chữ cũng là giải pháp cho mọi sự bế tắc khi họ kinh doanh thua lỗ, hay cặp vợ chồng trẻ hiếm muộn con cái cũng đến xin chữ…
Trong hoàn cảnh đó, người xin chữ là người ra đề, còn người cho chữ lại trở thành người giải đề. Từ đó quan niệm đó đã vô hình biến tục xin chữ đầu năm thành mê tín dị đoan.
Dù vậy, đâu đó vẫn có những người đến xin chữ một cách thuần tuý, ông đồ cho chữ nào, nhận chữ đó. Điều này gián tiếp đẩy người cho chữ lên một vị trí cao, người cho chữ được quay về giá trị nguyên thuỷ vốn có.
Đọc thêm: 15 phong tục truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán
Trên đây là thông tin về tục xin chữ đầu năm mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của phong tục này, từ đó chọn được chữ phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của mình.