Vết thương tâm hồn tuy không hiện diện rõ ràng nhưng sức tàn phá của nó đối với chúng ta không hề thua kém vết thương trên thân thể. Do đó, chữa lành vết thương tâm hồn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Làm thế nào để tự chữa lành vết thương tâm hồn sau những tổn thương? Hãy đọc bài viết sau đây, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn tìm thấy phương pháp hữu ích để chữa lành chính mình và sống một đời an nhiên, tự tại.
Bạn đang đọc: Tự chữa lành vết thương tâm hồn, giúp bạn sống đời an nhiên
Contents
- 1 1. Tự chữa lành vết thương tâm hồn là gì?
- 2 2. 7 phương pháp tự chữa lành vết thương tâm hồn hiệu quả
- 2.1 2.1. Quan tâm đến nỗi đau cảm xúc
- 2.2 2.2. Dừng tập trung vào sự thất bại
- 2.3 2.3. Bảo vệ lòng tự tôn mong manh của chính mình
- 2.4 2.4. Tự làm bản thân sao nhãng
- 2.5 2.5. Từ trong mất mát tìm ra ý nghĩa cuộc sống
- 2.6 2.6. Giải quyết sớm cảm xúc tội lỗi
- 2.7 2.7. Áp dụng phương pháp tự chữa lành phù hợp với bản thân
1. Tự chữa lành vết thương tâm hồn là gì?
Khác với vết thương trên da thịt, vết thương tâm hồn tuy không chạm đến được nhưng nó có thể đánh bại cả một con người. Và để loại bỏ những vết thương tâm hồn, không ai giúp được ta ngoài chính bản thân ta cả. Để những vết thương này lành lặn, ta phải biết cách tự chữa lành chính mình. Vậy tự chữa lành là gì?
Tự chữa lành có thể hiểu một cách đơn giản đó chính là tự đối diện với chính mình, tự mình kết nối với bản thể và thế giới nội tâm bên trong. Khi ta bỗng dưng cảm thấy cuộc sống không còn ý nghĩa, trái tim không còn cảm nhận được hạnh phúc, đó chính là lúc ta cần được chữa lành.
Tự chữa lành vết thương tâm hồn giúp ta chuyển hóa những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Quá trình chuyển hóa này thực sự không hề dễ dàng. Tuy nhiên, sau khi đạt được sự mãn nguyện từ sâu bên trong, ta sẽ cảm thấy thanh thản, bình yên và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tự chữa lành đã không còn là vấn đề của riêng ai. Do đó, bạn không cần né tránh hay cảm thấy khó đối diện với những bất ổn từ sâu trong lòng mình. Hãy dũng cảm đối mặt, tìm cách gỡ rối những sợi tơ lòng đó để có thể sống một cuộc đời hạnh phúc hơn.
2. 7 phương pháp tự chữa lành vết thương tâm hồn hiệu quả
Ngày nay, các vấn đề sức khỏe cảm xúc ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn. Do đó, những bất ổn về tinh thần của mọi người sẽ sớm được phát hiện và có cách chữa trị phù hợp. Nếu một ngày bạn bỗng cảm thấy không còn nhiều nhiệt huyết với cuộc sống, có thể đó là dấu hiệu cho thấy tâm hồn của bạn đang cảm thấy mệt mỏi. Hãy áp dụng 7 cách tự chữa lành vết thương tâm hồn sau đây để giải tỏa cảm xúc tiêu cực và tìm thấy bình yên trong cuộc sống bộn bề này.
2.1. Quan tâm đến nỗi đau cảm xúc
Để tự chữa lành vết thương tâm hồn, điều đầu tiên chúng ta cần làm là nhận ra vết thương. Biết được vấn đề nằm ở đâu sẽ giúp ta có cách chữa trị tốt hơn. Do đó, khi nhận thấy tâm lý có những dấu hiệu bất ổn, hãy trò chuyện với người thân hoặc tìm đến các chuyên gia tâm lý. Hãy quan tâm đến nỗi đau sâu bên trong tâm hồn mình. Ta không thể sống cùng những nỗi đau đó suốt đời, chúng ta phải loại bỏ nó.
2.2. Dừng tập trung vào sự thất bại
Những vết thương tâm lý nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều vết thương khác. Đặc biệt là cảm giác thất bại. Nếu để quá lâu, cảm giác thất bại sẽ khiến bạn nghĩ bản thân không thể nào thay đổi mọi thứ, tất cả sẽ luôn chán nản và mệt mỏi như vậy.
Do đó, một trong những cách tự chữa lành vết thương tâm hồn hiệu quả đó là đừng tập trung vào sự thất bại. Hãy lập một danh sách những việc bạn có thể thay đổi và thành công sau đó bắt đầu thử từng cách một. Ban đầu, có thể bạn sẽ không gặt hái được kết quả quá tốt. Nhưng chỉ cần phớt lờ những phản ứng trước sự thất bại, tập trung làm tốt mọi thứ ở hiện tại bạn sẽ cảm thấy tinh thần dần tốt lên.
2.3. Bảo vệ lòng tự tôn mong manh của chính mình
Lòng tự tôn của chúng ta thật ra rất mong manh. Do đó, ta cần bảo vệ nó thật kỹ lưỡng. Khi bạn muốn hạ thấp bản thân, hãy dành ra một khoảng thời gian nhỏ để yêu thương bản thân nhiều hơn. Lòng tự tôn chính là hệ miễn dịch dành cho cảm xúc, nó có tác dụng bảo vệ ta khỏi những nỗi đau tình thần. Do đó, để tự chữa lành vết thương tâm hồn thì việc bảo vệ lòng tự tôn của chính mình là vô cùng cần thiết.
Tìm hiểu thêm: Chó đốm có nguồn gốc từ đâu? Cách chăm sóc và giá bán ra sao?
Một trong những cách để bảo vệ lòng tự tôn chính là luyện tập tự trắc ẩn. Mỗi khi bạn muốn chỉ trích bản thân, hãy tưởng tượng ai đó quanh bạn cũng đang gặp tình huống tương tự. Bạn sẽ đóng vai trò là người an ủi và cho họ lời khuyên. Bạn sẽ nói gì, nhắn nhủ gì cho người đó? Hãy viết ra và gửi chúng cho chính mình.
2.4. Tự làm bản thân sao nhãng
Khi buồn, có rất nhiều người thường có xu hướng lặp đi lặp lại nỗi buồn. Nếu cứ như vậy, bạn sẽ không thể nào thoát khỏi nỗi buồn đó. Đặc biệt, nếu quá trình này kéo dài, bạn có thể sẽ gặp phải nhiều tổn thương tâm lý nặng nề hơn.
Để tự chữa lành vết thương tâm hồn cho bản thân, bạn cần từ bỏ việc lặp đi lặp lại nỗi đau. Hãy tìm cách làm bản thân sao nhãng, quên đi những nỗi buồn kia. Bạn có thể phân tán sự chú ý của mình bằng cách chơi các trò chơi yêu thích, trò chuyện cùng người mình tin tưởng, nghe những bản nhạc vui nhộn,… Chỉ với vài phút sao nhãng, áp lực tiêu cực trong tâm trí bạn sẽ giảm đi rất nhiều.
2.5. Từ trong mất mát tìm ra ý nghĩa cuộc sống
Những mất mát là điều đôi khi không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Mỗi nỗi đau sẽ có những hình dạng khác nhau, tuy nhiên điểm chung của chúng chính là để lại trong lòng ta những vết sẹo khó mờ. Nếu không tìm cách để vượt qua những mất mát này, tinh thần của bạn có thể ngày càng trở nên mệt mỏi, đau khổ và suy sụp.
Tìm thấy ý nghĩa cuộc sống từ trong mất mát chưa bao giờ là điều dễ dàng. Thế nhưng đây cũng là một trong những phương pháp tự chữa lành vết thương tâm hồn hiệu quả. Hãy nghĩ về những đặc ân mà cuộc sống đã ban cho bạn. Tinh thần biết ơn sẽ giúp bạn tìm thấy nhiều điều mới mẻ và tốt đẹp hơn. Từ đó giúp bạn nhìn nhận mất mát ở một góc độ khác và sống tích cực hơn.
2.6. Giải quyết sớm cảm xúc tội lỗi
Giải quyết cảm xúc tội lỗi trong lòng cũng là một cách tự chữa lành vết thương tâm hồn. Một trong những cách hiệu quả để giải quyết cảm xúc tội lỗi chính là đưa ra lời xin lỗi. Để xin lỗi một cách hiệu quả, bạn cần thật thành tâm và hiểu được lỗi lầm mình đã gây ra có ảnh hưởng đến người kia như thế nào. Việc được người kia tha thứ sẽ khiến tâm hồn bạn cảm thấy nhẹ nhõm và thanh thản. Từ đó những khúc mắc và vết thương trong lòng sẽ được trút bớt và bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy sự cân bằng trong cuộc sống.
>>>Xem ngay: 9 cách để suy nghĩ tích cực mỗi ngày hiệu quả
2.7. Áp dụng phương pháp tự chữa lành phù hợp với bản thân
Mỗi người sẽ có những tổn thương riêng, không ai giống ai. Và do đó, việc tự chữa lành cũng không có một phương pháp cố định nào. Với từng nỗi đau ta sẽ có cách để chữa lành khác nhau. Do đó, khi cảm thấy sức khỏe tinh thần không được tốt, điều bạn cần làm là hãy lựa chọn cho mình một phương pháp tự chữa lành thích hợp nhất.
>>>>>Xem thêm: Sân bay Điện Biên Phủ ở đâu? Những điều cần biết khi đến Điện Biên Phủ bằng máy bay
Để lựa chọn phương pháp chữa lành thích hợp, đầu tiên bạn cần phân tích xem bản thân là người như thế nào. Bạn cũng nên thử nhiều phương pháp khác nhau trước khi tìm thấy cách thức phù hợp nhất. Đừng nản lòng bởi việc tự chữa lành vết thương tâm hồn trên thực tế là một hành trình rất dài. Có thể hôm nay bạn thất bại nhưng ngày mai chúng ta sẽ thành công thoát khỏi muộn phiền. Hãy lưu ý đến tình trạng của bản thân, nhìn nhận mọi thứ tích cực, hướng về phía trước và không ngừng nỗ lực tìm kiếm niềm vui cho chính mình.
Tự chữa lành vết thương tâm hồn là nhiệm vụ quan trọng mà bất cứ ai cũng sẽ đôi lần phải thực hiện trong đời. Bởi trong cuộc sống, ta không thể nào hoàn toàn bảo vệ bản thân an toàn trước những tổn thương. Thế nhưng bạn cũng đừng vì thế mà quá lo lắng. Chỉ cần kiên trì và mong muốn có được một cuộc sống an nhiên nhất, việc chữa lành những nỗi đau sâu thẳm trong lòng là hoàn toàn có thể.
- Chân thành là gì? Chân thành có ý nghĩa thế nào trong cuộc sống?
- Yêu là gì? Lợi ích của tình yêu như thế nào?
- Tỉnh thức là gì? Sống tỉnh thức là gì? Lợi ích của sống tỉnh thức