Trần nhà bị thấm nước đã không còn là tình trạng quá lạ lẫm với chúng ta. Vốn dĩ đây là hiện tượng xảy ra tương đối phổ biến, đặc biệt là những ngày mưa. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trần nhà bị ngấm nước? Nên xử lý như thế nào để đạt được hiệu quả? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu ngay nhé.
Bạn đang đọc: Trần nhà bị ngấm nước: 3 Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Contents
1. Những nguyên nhân khiến trần nhà bị ngấm nước
Đôi khi trần nhà bị ngấm nước mà chúng ta không rõ nguyên nhân bắt nguồn từ đâu. Về cơ bản, tình trạng này bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau, có cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Để có thể phòng tránh và tìm được cách khắc phục hiệu quả, trước tiên bạn hãy xác định xem trần nhà bị ngấm nước do đâu.
1.1. Trần nhà bị thấm nước do sàn mái bị rạn nứt
Nếu quan sát thấy trần nhà bị thấm nước, rất có thể sàn mái bê tông nhà bạn đang bị rạn nứt. Tình trạng này diễn ra tương đối phổ biến, vì tại Việt Nam, nhiệt độ thay đổi thường xuyên, việc phải chịu những tác động bất thường của thời tiết chính là nguyên nhân tạo ra các vết nứt trên sàn mái.
Điều này gây ra rất nhiều bất tiện vào mùa mưa giông. Lúc này, nước sẽ len lỏi vào các kẽ hở của vết nứt, sau đó thẩm thấu vào trần nhà. Nếu gia chủ không để ý, những vệt nước này tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành những vết ố trên sàn mái, gây mất thẩm mỹ cho tổng thể chung.
1.2. Trần nhà bị thấm nước do thấm từ sàn nhà phía trên
Một trong những điều mà không một ai mong muốn gặp phải chính là trần nhà bị thấm nước do thấm từ sàn nhà phía trên. Thông thường, tình trạng này xảy ra ở những ngôi nhà cao tầng. Trong trường hợp sàn nhà ở tầng trên bị thấm nước nhưng không được dọn dẹp và sửa chữa nhanh chóng nó sẽ bắt đầu lan xuống, thẩm thấu vào trần nhà bên dưới.
Trần nhà bị thấm nước có thể do:
- Sàn nhà của nhà vệ sinh tầng trên bị thấm nước nhưng không được lau chùi kịp thời.
- Nước mưa ban công, sân thượng không được quét dọn thẩm thấu xuống dưới.
1.3. Trần nhà bị thấm nước do lỗi thi công
Hoặc, trần nhà của bạn có thể bị thấm nước do lỗi thi công. Nếu đội ngũ thợ xây tính toán sai sót trong các bước kỹ thuật xây dựng, sử dụng các vật tư chống thấm dột kém chất lượng,… sẽ dẫn đến điều này. Việc không đảm bảo được thông số kỹ thuật sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn nhanh chóng bị xuống cấp, từ đó khiến cho trần nhà dễ dàng bị thấm nước.
2. Làm thế nào để nhận biết được trần nhà bị ngấm nước?
Thực tế, tình trạng trần nhà bị ngấm nước không quá khó để chúng ta có thể phát hiện. Chỉ cần bạn tinh ý, thường xuyên quan sát, kiểm tra không gian sống sẽ nhanh chóng nhận ra ngay tình trạng này. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trần nhà của bạn đã bị thấm nước:
- Ngay tại vị trí ngấm nước, nấm mốc sẽ mọc lên.
- Khi nước ngấm vào trần nhà không được xử lý, lau chùi kịp thời sẽ xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng.
- Một số nơi đọng nước còn nhỏ giọt làm hỏng trần nhà.
- Trần nhà bị thủng.
3. Tại sao nên xử lý trần nhà bị thấm nước nhanh chóng?
Rất nhiều người chủ quan trước tình trạng trần nhà bị thấm nước, thực tế cho thấy nếu không xử lý kịp thời nó có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tìm hiểu ngay để biết được vì sao chúng ta cần phải xử lý trần nhà bị thấm nước nhanh chóng:
- Ảnh hưởng đến tổng thể kết cấu căn nhà: Khi trần nhà bị thấm nước không được xử lý kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của nấm mốc, phá hủy kết cấu bê tông, gây nứt nẻ tường nhà và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
- Mất thẩm mỹ trầm trọng: Khi trần nhà bắt đầu xuất hiện những vết ố vàng, hay lớp sơn tường nhà bị phồng rộp và bong tróc sẽ khiến cho không gian sống của bạn không còn đảm bảo được sự sang trọng.
- Ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và sức khỏe của gia đình: Tình trạng thấm dột trần nhà sẽ gây nhiều bất tiện cho việc di chuyển cũng như nghỉ ngơi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, da liễu,…
Tìm hiểu thêm: Phong cách chiết trung (Eclectic): định nghĩa, đặc trưng và ứng dụng thực tế
4. Các cách xử lý tình trạng trần nhà bị ngấm nước hiệu quả
Để không gặp phải những vấn đề như trên, khi trần nhà xuất hiện dấu hiệu nấm mốc, thấm dột, bạn nên nhanh chóng tìm kiếm phương án xử lý kịp thời. Dưới đây là một số cách thức đơn giản bạn có thể tham khảo qua.
4.1. Sử dụng chất chống thấm CT-11A
Ở thời điểm hiện tại, đây chính là vật liệu xử lý thấm dột sàn mái (trần nhà) được sử dụng rất phổ biến. Với việc mang lại công dụng nổi bật, chúng không chỉ được sử dụng trong các công trình nhà ở, mà còn phục vụ cho cả các công trình kiến trúc lớn.
Ưu điểm của CT-11A Plus như:
- Có khả năng liên kết cực tốt với bê tông cũng như vữa xi măng.
- Mang đến khả năng bảo vệ trần nhà hoàn hảo, ngăn hoàn toàn nước thấm vào trần và ngôi nhà.
- Tạo được ấn tượng mạnh mẽ bởi khả năng chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao.
- Thành phần hoàn toàn không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
Quy trình xử lý thấm nước:
- Đầu tiên, tiến hành bỏ tuyệt đối rêu mốc, sơn cũ, bụi phấn và các lớp vữa xi măng đã bị phong hóa bên trên trần nhà.
- Bắt đầu trộn hỗn hợp xi măng với nước (nên trộn theo tỷ lệ 1kg xi măng với 0.5l nước).
- Tiếp đến, trộn hỗn hợp vừa tạo bên trên với 1kg CT-11A và khuấy thật kỹ tạo thành dung dịch mới.
- Ngay sau đó hãy phủ từ 2 – 3 lớp hỗn hợp CT-11A (lưu ý thời gian phủ mỗi lớp nên cách nhau 6 – 8 giờ).
4.2. Sử dụng keo chống thấm chuyên dụng
Sử dụng keo chuyên dụng cũng là một trong những biện pháp chống thấm trần nhà an toàn và hiệu quả dành cho bạn. Hiện tại, đây là một trong những cách thức đơn giản được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Ưu điểm:
- Mang lại hiệu quả chống thấm cao đối với trần nhà bê tông, mái tôn,…
- Tiết kiệm chi phí, kéo dài tuổi thọ cho trần nhà.
- Thời gian thi công nhanh chóng.
- Đa dạng các dòng sản phẩm: keo chống thấm AS – 4001SG, Neomax 820, Silicone, keo chống thấm RTV, Acrylic, Polyurethane, keo chống thấm dột TX 911,…
Các bước chống thấm trần nhà bằng keo chuyên dụng:
- Chuẩn bị đầy đủ vật liệu thi công như bàn chải sắt, chổi, bay, máy đục, máy thổi bụi, kim bơm keo, phễu rót, máy khoan,…
- Bắt đầu vệ sinh bề mặt trần nhà, loại bỏ hết các dấu vết tồn tại bên trên để đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất cho không gian sống của bạn.
- Ngay sau đó, tiến hành đánh dấu vết nứt bê tông và đánh dấu các vị trí trọng yếu để khoan gắn kim bơm.
- Kế đến, tiến hành khoan và gắn kim bơm keo đặt vào các vị trí lỗ khoan sau đó siết chặt lại.
4.3. Chống thấm trần nhà bằng Sika
Cách chống thấm trần nhà cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn chính là sử dụng vật liệu Sika. Ở thời điểm hiện tại, đây là kỹ thuật thi công chống thấm hàng đầu, mang đến rất nhiều lợi ích cho gia chủ.
Ưu điểm của phương pháp chống thấm bằng Sika:
- Có khả năng thẩm thấu cực tốt.
- Mang lại lớp màng chống thấm nước hiệu quả, tuổi thọ lên đến hàng chục năm.
- Quá trình thi công dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi.
- Không đòi hỏi thợ thi công chuyên nghiệp, mỗi người đều có thể thực hiện.
- Phù hợp với hầu hết các loại trần nhà.
Cách thi công:
- Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết và làm sạch bề mặt trần nhà.
- Pha Sikaproof Membrane với khoảng 20-50% nước tạo thành hỗn hợp.
- Sau đó, có thể dùng chổi quét hoặc phun bằng máy thi công lớp lót bằng hỗn hợp trên lên bề mặt bê tông khô.
- Đợi đến khi lớp lót khô hoàn toàn tiếp tục quét lớp thứ hai và thứ ba (không pha loãng), để đạt được hiệu quả tốt nhất thời gian chờ giữa các lớp là 2 giờ.
- Khi hoàn thiện các bước bên trên, hãy tiến hành phun ngay một lớp Antisol S hoặc Antisol E cho trần để tăng thêm phần chắc chắn.
>>>>>Xem thêm: Đèn chùm thông tầng là gì? Bí quyết chọn đèn thông tầng phù hợp
5. Tổng kết
Nhìn chung, để có thể chống thấm trần nhà hiệu quả bạn cần phải lựa chọn được cách xử lý phù hợp. Nhanh chóng tìm đến các cơ sở cung cấp vật liệu chống thấm chuyên dụng để mua ngay những dụng cụ cần thiết cho việc thi công của bạn nhé.