Trà Ô Long là gì? Lợi ích và cách pha trà đậm vị

Rate this post

Trà Ô Long là loại trà khá nổi tiếng trong giới trà đạo, có khả năng chống oxy hóa siêu đỉnh, ngăn ngừa các gốc tự do là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính. Nếu yêu thích loại trà này, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Bloggiamgia.edu.vn nhé, đây sẽ là những thông tin thú vị và đầy đủ nhất về trà Ô Long dành cho bạn.

Bạn đang đọc: Trà Ô Long là gì? Lợi ích và cách pha trà đậm vị

1. Trà Ô Long là gì?

Trà Ô Long hay còn gọi trà rồng đen, được làm từ lá Ô Long. Lá Ô Long được bán oxy hóa, nói dễ hiểu là khi sản xuất thì quá trình oxy hóa được bắt đầu, đồng thời kiểm soát và dừng lại ở thời điểm trước khi lá oxy hóa hoàn toàn. Vậy nên nhiều người vẫn mô tả đơn giản là trà Ô Long nằm ở giữa trà xanh và trà đen.

Trong quá trình chế biến trà Ô Long truyền thống người ta sẽ thực hiện một bước rất đặc biệt đó là “bầm tím”. Trong bước này, lá sẽ bị lắc, cuộn nhẹ đến khi cạnh lá bầm lại. Vết bầm này sẽ khiến lớp tế bào bị tổn thương và bắt đầu quá trình oxy hóa. Quá trình bầm tím này được lặp đi lặp lại, dẫn đến lá bị héo và dần oxy hóa.

Khi đã đạt đến mức oxy hóa mong muốn, lá tiếp tục được sấy diệt men để ngăn quá trình oxy hóa và được định hình, sau đó đến bước cuối cùng là sấy khô.

Trà Ô Long là gì? Lợi ích và cách pha trà đậm vị

Trà Ô Long hay còn gọi trà rồng đen, được làm từ lá Ô Long

2. Tìm hiểu nguồn gốc trà Ô Long

Nói về nguồn gốc thì trà Ô Long xuất phát từ Phúc Kiến-Trung Quốc, sau đó được du nhập sang Đài Loan và phát triển rất thịnh, tiếp đó là xuất hiện tại Việt Nam. Ở nước ta, cây trà Ô Long được trồng phổ biến ở Lâm Đồng và một số tỉnh ở miền núi phía Bắc.

Giống trà phổ biến ở Việt Nam đa số toàn bộ là giống Ô Long Cao Sơn của Đài Loan. Giống trà này là giống trà núi cao lá nhỏ, sản lượng thường tập trung ở giống thuần chủng có thể kể đến như Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc.

3. Khám phá quy trình sản xuất trà Ô Long

Bước 1: Thu hoạch là chè tươi

Công đoạn đầu tiên của sản xuất trà Ô Long đó là thu hái lá, khi chồi trên cây trà đã mở và dày lên. Tuỳ vào hình dạng mong muốn của sản phẩm, người hái sẽ ngắt 3 – 5 lá cùng một lúc tại bất cứ nơi nào trên thân cây. Người ta thường chọn những chiếc lá già và dày hơn để chúng chịu đựng được quá trình nhào và tạo hình mãnh liệt theo quy trình sản xuất Ô long.

Bước 2: Làm héo

Lá trà Ô Long sau khi thu hoạch sẽ được phơi dưới ánh nắng mặt trời tự nhiên. Tùy theo nhà sản xuất mà quá trình làm héo này sẽ thực hiện theo cách khác nhau.

Bước 3: Bầm tím/oxy hóa

Quá trình bầm tím lá Ô Long có mục đích là để bắt đầu quá trình oxy hóa. Tuỳ vào từng nhà sản xuất, lá sẽ bị cán, rung hoặc cuộn tròn.

Khi lá bị bầm nghĩa là tế bào của lá đã bị tổn thương, dẫn đến quá trình oxy hóa. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được mức độ oxy hóa mong muốn.

Bước 4: Diệt men

Khi lá trà Ô Long đã đạt được mức độ oxy hóa mong muốn, lá sẽ tiếp tục được làm nóng để ngăn quá trình oxy hóa tiếp theo. Phương pháp diệt men phổ biến đó là sấy trong lò sấy.

Trà Ô Long là gì? Lợi ích và cách pha trà đậm vị

Quá trình sản xuất trà Ô Long trải qua nhiều giai đoạn

Bước 5: Định hình

Thông thường, trà Ô Long thường có hai hình dạng đó là hình nửa quả bóng (dạng viên) hoặc là hình dạng dải (hình sọc). 

Với trà Ô Long dạng viên, nó được tạo hình bằng cách sử dụng quy trình nhào nặn trong vải bọc, lúc này các lá sẽ được kết lại với nhau chặt chẽ, sau đó lại được tách ra rồi nhào lại một lần nữa. Quy trình này thực hiện trong nhiều giờ cho đến khi đạt được thành phẩm như mong muốn. Nếu là kinh doanh thương mại, việc nhào trà Ô Long thường được thực hiện bằng máy. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất thủ công nhỏ vẫn thực hiện bước này bằng tay, thậm chí là bằng chân. 

Với Ô Long hình dải thì sẽ được cuộn bằng máy hoặc bằng tay không dùng đến vải. Thay vì hình quả bóng, chúng có hình xoắn theo chiều dài. Trong quá trình cuộc này, người thực hiện cần cẩn thận và kiểm soát lực tốt để lá không bị xé toạc.

Việc kiểm tra trà thành phẩm là bước vô cùng quan trọng, thường được thực hiện bằng máy hoặc bằng tay. Nếu trà có nhiều thân cọng lớn sẽ bị đánh giá là kém chất lượng hơn.

Bước 6: Sấy khô và rang

Nếu được sản xuất trong các cơ sở thương mại, trà Ô Long thường được sấy trong lò lớn chạy bằng điện hoặc ga. Với những cơ sở nhỏ hơn thì sẽ sử dụng thúng trên than nóng để làm khô lá từ từ, hay còn gọi là sấy lần đầu. Ở lần sấy thứ hai, người ta sẽ đem lá trà Ô Long đi ra để tăng hương vị của trà, đồng thời bảo quản được lâu hơn. 

Tìm hiểu thêm: Ngày Quốc tế Yoga (IDY) 2024 là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa?

Trà Ô Long là gì? Lợi ích và cách pha trà đậm vị
Ở giai đoạn cuối cùng trà Ô Long sẽ được sấy khô

4. Hướng dẫn cách pha trà đúng chuẩn

Để pha được một ấm trà Ô Long ngon đúng chuẩn, chúng ta cần lưu ý đến 3 yếu tố đó là nước pha trà, lượng trà và thời gian chúng ta hãm trà.

Với nước pha trà thì nên chọn nước tinh khiết như nước giếng, nước suối, những loại nước không có mùi và kim loại nặng ảnh hưởng đến hương vị trà. Nhiệt độ thích hợp để pha trà Ô Long là từ 90 – 96 độ. Hoặc bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì để pha trà đúng chuẩn.

Trung bình với 1gr trà sẽ được pha với 20ml nước. Chúng ta không nên hãm trà quá lâu sẽ khiến trà bị đắng và mất hương. Lưu ý rằng, cũng chỉ nên dùng ấm trà loại nhỏ để trọn vẹn cả hương vị lẫn màu sắc.

Trước khi pha trà Ô Long, chúng ta sẽ tráng nhanh búp trà, đổ nước nóng vào ấm vào rồi để khoảng 1 phút cho trà ngấm rồi thưởng thức. Có thể châm thêm nhiều lần nước để tận hưởng hết vị và chất của trà.

Trà Ô Long là gì? Lợi ích và cách pha trà đậm vị

Không nên hãm trà quá lâu vì sẽ khiến trà bị đắng và mất hương

5. Lợi ích sức khỏe của trà Ô Long

Ô Long giàu hương vị, có thể dùng để mời khách hoặc làm quà biếu dịp lễ, đặc biệt loại trà này còn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe như:

Ô Long phù hợp với những người ăn kiêng, giúp bạn hạn chế hấp thu chất béo khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, kiểm soát cân nặng và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Không chỉ giúp giải khát, trà Ô Long còn chứa nhiều dược chất đặc biệt trong những búp trà, cụ thể: 

  • Theanine và hợp chất thơm: Theanine có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng, giúp kích thích khẩu vị. Trong khi đó, các chất thơm trong trà giúp giảm stress, sảng khoái tinh thần.
  • Caffein trong trà giúp đầu óc tỉnh táo, tăng hoạt động của tim, đồng thời ngăn sự đông máu và lợi tiểu. Không giống như caffein tự do trong cà phê, Tanat caffeine của trà không cản trở sự hấp thu canxi vào cơ thể.
  • Trong lá chè olong có khoảng 26 – 28% Tanin là một chất sát khuẩn mạnh, trong đó mạnh nhất là EpiGalloCatechin Gallate (EGCG). Chất này có khả năng chống oxy hóa mạnh hơn 25 lần vitamin E và 100 lần vitamin C, giúp đẩy lùi các gốc tự do – nguyên nhân gây tổn thương cấu trúc ADN, tổn thương tế bào dẫn đến nguy cơ ung thư và nhiều bệnh mãn tính.
  • Ô Long chứa Vitamin C giúp tăng đề kháng, ngừa cảm cúm, bên cạnh đó là Vitamin E làm chậm quá trình lão hoá da. Còn chất Polysaccharides thì đóng vai trò quan trọng trong việc giảm đường trong máu và ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2
  • Ngoài ra, trà Ô Long còn chứa Fluoride và catechin giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, đồng thời hỗ trợ hạ huyết áp nhờ Acid Gama-AminoBityric (GABA).

Trà Ô Long là gì? Lợi ích và cách pha trà đậm vị

>>>>>Xem thêm: Tip: 11 trang web rút gọn link thông dụng tiện lợi nên dùng nhất

Trà Ô Long đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Trên đây là toàn bộ thông tin về trà Ô Long mà Bloggiamgia.edu.vn đã tổng hợp. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu muốn tìm hiểu thêm về những loại trà khác thì đừng bỏ qua bài viết cùng chuyên mục của Bloggiamgia.edu.vn nhé!

>>>Đọc thêm:

  • Trà Bắc là gì? Điểm danh những loại trà Bắc ngon nổi tiếng hiện nay
  • Trà phổ nhĩ là gì? Vì sao trà phổ nhĩ lại được giới sành trà ưa chuộng?
  • Bạch trà là gì? Những lợi ích nổi bật trà trắng mang lại cho mọi người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *