Dùng trà để giải khát là một cách không tồi vào những ngày nắng nóng oi bức. Trong danh sách thức uống mùa hè của bạn đã có bao nhiêu loại rồi? Hôm nay, Vua Nệm sẽ giới thiệu đến bạn một loại nước uống thơm ngon và dễ làm, đó chính là trà nho. Hãy cùng tìm hiểu ngay các công thức và công dụng tuyệt vời của trà nho nhé!
Bạn đang đọc: Trà nho là gì? Cách pha trà nho đơn giản tại nhà
Contents
1. Trà nho là gì?
Chúng ta thường biết đến rượu nho là một thức uống được làm ra bằng cách lên men quả nho. Tuy nhiên, vẫn còn một loại trà được làm từ thực vật này. Trà nho sẽ được tạo ra từ quả hoặc lá cây nho. Thành phẩm có hương vị chua chua, ngọt thanh và sở hữu màu sắc bắt mắt.
2. Cách làm trà nho
2.1. Cách làm trà nho tươi
Trà nho tươi là một trong những thức uống đơn giản dễ thực hiện nhất. Bạn chỉ cần chọn những quả nho tươi mọng nước sau đó mang về và rửa sạch. Sau khi để ráo nước, bạn cho nho vào ly rồi dầm nát để nước nho tiết ra.
Nho được dùng để chế biến trà nho tươi nên là loại không có hạt để tránh tạo ra vị chát khi dầm nát. Dùng một chiếc ray nhỏ lọc lấy phần nước cốt nho và loại bỏ phần bã. Tiếp tục cho vào nước cốt một ít đường cùng mật ong.
Khâu cuối cùng chính là đun nước sôi và hãm trà. Chúng ta nên dùng loại trà lipton túi lọc để hương vị thêm thơm hơn. Hoặc bạn cũng có thể dùng những loại trà có sẵn hương nho để thức uống hoàn hảo hơn. Sau khi trà nguội, bạn cho trà vào ly có chứa sẵn nước nho và khuấy đều. Trang trí ly nước bằng một vài lát nho tươi và lá bạc hà. Trà nho tươi sẽ ngon hơn khi uống với đá.
2.2. Cách làm trà nho lên men
Trà nho lên men là thức uống được chế biến cầu kỳ hơn nhưng nếu kiên trì thực hiện sẽ mang lại thành phẩm vô cùng hoàn hảo. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có gừng, tắc, đừng, siro nho, sữa chua uống, trà hoa lài và đá bi.
Đầu tiên, mang gừng đi thái lát mỏng và cắt thành kiểu hạt lựu. Cho gừng cắt hạt lựu vào ly vào dầm nát để lấy được nước cốt có hương thơm đặc trưng. Tiếp tục cho đường, siro nho và nước tắc vào rồi khuấy đều lên. Nếm thử đã vừa chưa rồi cho đá vào đến nửa ly.
Sau khi cho đá thì cho thêm sữa chua uống vào. Tiếp tục thêm đá đầy ly và cuối cùng là cho nước trà lài đã để nguội. Trang trí bằng nho tươi và lá bạc hà. Thành quả sẽ là một ly nước có đủ vị ngọt của đường, vị chua của tắc, siro nho và ấm nóng của gừng.
2.3. Cách làm trà nho kem cheese
Để có được một ly trà nho kem cheese đẹp mắt và hấp dẫn, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu. Những nguyên vật liệu ấy bao gồm trà lài, siro nho, nho tươi, nước đường, sữa tươi không đường, whipping cream, phô mai con bò cười và đá bi.
Ủ trà lài trong khoảng 5 phút và để nguội. Cho tất cả nước trà, nho tươi, siro nho, nước đường và đá vào cối xay rồi xay nhuyễn. Rót hỗn hợp ra ly và tiến hành bước làm lớp kem cheese.
Làm kem cheese tưởng chừng khó khăn nhưng lại khá đơn giản nếu được hướng dẫn. Đầu tiên bạn dằm nhuyễn phô mai con bò cười rồi trộn với sữa tươi. Lọc hỗn hợp này qua rây nhiều lần để loại bỏ phần phô mai chưa tan hết.
Tiếp tục cho vào hỗn hợp đã được lọc kỹ vào whipping cream và đường. Đổ hỗn hợp ra thau nhôm, đặt thau nhôm trong thau nước đá lớn hơn. Dùng máy đánh trứng đánh hỗn hợp lên cho tới khi đạt được độ sệt mong muốn. Ủ thành phẩm trong tủ lạnh từ 5 – 10 phút rồi cho lên trên bề mặt của ly nước.
2.4. Cách làm trà chanh nho đen
Trà chanh nho đen là thức uống thích hợp trong những ngày oi bức. Nguyên liệu để thực hiện rất đơn giản, bao gồm trà xanh, nước đường, mật ong, nước cốt chanh và mứt nho đen.
Để làm trà chanh nho đen, đầu tiên bạn phải pha trà xanh và để nguội. Nước trà không được quá đậm để không khiến thành phẩm bị đắng. Sau khi nước trà nguội, bạn cho tất cả nguyên liệu còn lại vào bình lắc và lắc đều với đá bi. Cuối cùng cho ra ly và trang trí bằng vài lát chanh tươi, nho cùng lá bạt hà.
3. Lá nho có chế biến thành trà được không?
3.1. Trà lá nho có uống được không?
Ít ai biết rằng có một loại nho chỉ được trồng chuyên để lấy lá. Loài nho này không kết quả mà tập trung toàn bộ chất dinh dưỡng để lá phát triển. Hiện nay giống nho ăn lá được trồng phổ biến ở các tỉnh như Bảo Lộc, Lâm Đồng, Đơn Dương,… Lá nho thường được sử dụng để chế biến món ăn và đặc biệt là dùng để tạo ra món trà lá nho thượng hạng.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý cách để có giấc ngủ ngắn năng suất, hiểu quả
3.2. Cách làm trà lá nho
Trước khi làm trà, bạn cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp để thu hoạch lá nho. Theo khuyến cáo thì nên thu hoạch lá nho khi cây vừa ra hoa. Lúc này dinh dưỡng trong lá và đọt nho sẽ ở mức bão hòa nhất. Chú ý cần hái lá nho vào buổi sáng sớm khi sương vẫn còn đọng trên mặt lá. Điều này đảm bảo lá vẫn còn tươi xanh vì chưa bị tác động của ánh nắng mặt trời.
Sau khi thu hoạch, lá nho sẽ được làm thành trà theo hai cách:
- Trà lá nho tươi: Rửa sạch lá nho để đánh bay bụi bẩn cũng như một số laofi côn trùng. Cắt nhuyễn lá ra và pha với nước sôi rồi ủ trong vòng 15 – 20 phút. Thưởng thức ly trà mang đậm chất tự nhiên, an toàn và tốt cho sức khỏe.
- Trà lá nho khô hoặc lên men: Nghiền nhỏ lá trà sau đó bỏ vào ấm và đun sôi lên. Dùng rây lọc qua nhiều lần để có được phần nước tinh khiết không bị lẫn bã trà.
3.3. Tác dụng trà lá nho đối với sức khỏe
3.3.1. Giảm nguy cơ giãn tĩnh mạch
Quả nho được biết đến là một trong những loại trái cây có khả năng cải thiện hệ tuần hoàn, điều này cũng diễn ra tương tự khi người ta nghiên cứu về lá nho. Đáng kinh ngạc hơn là hiệu quả ở lá nho còn cao hơn so với quả.
Dù chỉ là suy đoán nhưng các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng vì có khả năng cải thiện hệ tuần hoàn, giảm mệt mỏi và sưng tấy nên rất có thể lá nho sẽ hạn chế tình trạng bị giãn tĩnh mạch.
3.3.2. Kháng viêm
Trong lá nho có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên uống trà từ loại lá này có thể giúp hạn chế tác hại của gốc tự do. Cụ thể, chất chống oxy hóa còn bảo vệ và chữa lành những vết thương do gốc tự do gây ra. Nhờ vậy mà giúp hỗ trợ quá trình điều trị mụn viêm, các chứng viêm nướu, lỡ miệng,…
3.3.3. Sát trùng
Nếu trong quá trình nấu nướng bạn sơ ý để dao cắt vào tay thì đừng hoảng hốt. Hãy cầm máu ngay với một ít lá nho và loại lá này cũng giúp bạn sát trùng vết thương ấy rất hiệu quả. Ngoài ra, lá nho còn giúp nhanh lành vết thương và hạn chế để lại sẹo.
3.3.4. Chống lão hóa
Ngoài chất chống oxy hóa thì lá nho còn chứa nhiều omega-3, vitamin C, vitamin E, magie và sắt. Những chất này cũng có tác dụng đẩy lùi góc tự do, mang lại cho bạn làn da căng bóng, mái tóc đen và giúp bạn có trí nhớ tốt hơn khi lớn tuổi.
>>>>>Xem thêm: Mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản – Thực hư ra sao?
- Trà táo đỏ có tác dụng gì? Cách làm trà táo đỏ dễ nhất
- Uống trà quế có tác dụng gì? Cách làm trà cam quế thơm ngon tại nhà
Lời kết
Trà nho là thức uống giải khát lành mạnh và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Cách làm trà nho cũng có công thức không quá phức tạp và bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Hãy thử ngay và cho chúng tôi biết thành quả của bạn bằng cách bình luận bên dưới bài viết nhé!