Theo phong tục truyền thống Việt Nam, các lễ hội được xem là một phần văn hóa tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Trải dài từ Bắc vào Nam, các lễ hội cũng được diễn ra trong suốt cả năm, mỗi lễ hội dù lớn nhỏ khác nhau đều phản ánh một cách rõ rệt nhất tập quán của từng vùng miền. Bạn đã biết hết các lễ hội truyền thống Việt Nam chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Bạn đang đọc: Top 10 lễ hội truyền thống Việt Nam nổi tiếng nhất 3 miền
Contents
1. Lễ hội truyền thống Việt Nam miền Bắc
1.1 Lễ hội đền Hùng
Đây là một lễ hội của cả dân tộc dành riêng để tưởng nhớ công ơn dựng nước, giữ nước của cá vị vua Hùng. Nghi thức lễ vua sẽ bắt đầu sớm 2 ngày trước khi diễn ra phần khai hội chính thức. Thời gian tổ chức lễ hội đền Hùng diễn ra từ mùng 8 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày khai hội, những người tham gia lễ hội sẽ bắt đầu hành hương từ chân núi Nghĩa Linh dọc theo nhiều đường khác nhau để lên đến đền Hùng. Lễ hội đền Hùng được xem là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam lớn nhất.
1.2 Hội Lim
Hội Lim là một lễ hội truyền thống Việt Nam với tiết mục hát Quan họ cực kỳ nổi tiếng tại tỉnh Bắc Ninh. Trong lễ hội, người dân sẽ tổ chức thêm nhiều trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, đánh tre,… Điểm đặc biệt làm nên sự thu hút của hội Lim là những làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh được các liền anh, liền chị thể hiện vô cùng đặc sắc. Lễ hội được coi là một di sản văn hóa của Việt Nam.
1.3 Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương vào dịp Tết nguyên đán hàng năm là lễ hội nổi tiếng thu hút đông đảo du khách thập phương tới thăm quan nhất tại miền Bắc. Ngày khai hội chính thức thường diễn ra vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, ngay trong dịp tết Nguyên Đán.
Người dân đến đây để lễ Phật và cầu nguyện cho một năm mới bình an, thịnh vượng. Đến với chùa Hương bạn sẽ có trải nghiệm đi đò ngắm cảnh trên sông, ngắm những ngọn núi đá vôi thơ mộng. Leo hàng trăm bậc để đi viếng những ngôi chùa cổ nằm trong các hang động tự nhiên.
1.4 Lễ hội đền Gióng
Lễ hội đền Gióng được tổ chức hàng năm tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm- Hà Nội. Lễ hội truyền thống Việt Nam này được người dân trong vùng tổ chức để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng trong truyền thuyết Thánh Gióng – Một trong tứ bất tử của tín ngưỡng văn hóa dân gian Việt Nam. Thánh Gióng là người đã đánh thắng giặc Ân, mở ra những trang sử đầu tiên về chiến công chống ngoại xâm của cha ông ta. Chính vì vậy lễ hội đền Gióng là một lễ hội lớn tại đồng bằng Bắc Bộ.
Lễ hội được diễn ra vào ngày 9 tháng 4 âm lịch. Người tham gia tập dợt chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 1-3 đến ngày 5-4 âm lịch. Trong ngày hội có lễ rước từ đền Mẫu đến đền Thượng, múa hát, diễn lại hội trận đánh giặc Ân, và cuối cùng là hát chèo. Ngày 10-4 người ta sẽ làm lễ duyệt quân và lễ tạ ơn Thánh Gióng.
2. Lễ hội truyền thống Việt Nam miền Trung
2.1 Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội cầu Ngư là một lễ hội truyền thống Việt Nam độc đáo mang đậm bản sắc của người dân ven biển miền Trung. Những người ngư dân ở đây thường xem cá voi là người bạn đồng hành trên biển. Cá voi sẽ đồng hành cùng các thuyền viên trong mỗi chuyến đi đánh cá đầy gian nan và nguy hiểm.
Khi cá voi chết và trôi dạt vào bờ, người dân nơi đây xây một ngôi đền tên là Lăng Cá Ông Nam Hải để bày tỏ sự tôn kính. Đây chính là khởi nguồn của lễ hội Cầu Ngư, lâu dần lễ hội này trở thành hoạt động văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân Khánh Hòa.
Tìm hiểu thêm: Điểm danh Top 20 quán ăn trưa Quận 6 ngon – bổ – rẻ
Bên cạnh các nghi lễ thờ cúng thì lễ hội cầu Ngư còn có rất nhiều trò chơi truyền thống sôi động như ăn cá sống, thi dệt lưới … thể hiện đậm chất nét văn hóa đặc trưng của vùng duyên hải miền Trung
2.2 Lễ hội Đống Đa Bình Định
Lễ hội truyền thống Việt Nam Đống Đa Bình Định được tổ chức vào dịp tết Nguyên Đán. Lễ hội này được coi là lễ hội đầu xuân lớn nhất ở Bình Định, diễn ra vào mùng 4 và mùng 5 Tết nhằm tưởng nhớ chiến thắng trận Ngọc Hồi – Đống Đa huyền thoại dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung.
2.3 Lễ hội đền Vua Mai
Lễ hội đền Vua Mai được tổ chức vào ngày mùng 3 – mùng 5 đầu xuân âm lịch hàng năm. Lễ hội truyền thống Việt Nam này có ý nghĩa tôn vinh vua Mai Hắc Đế và Mai Thúc Huy. Các nghi thức truyền thống diễn ra trong lễ hội như sau:
- Mùng 3: Khai Quang 2 ngôi mộ của vua Mai Hắc Đế và mẫu thân của ông.
- Mùng 4: Nghi lễ yết cáo tại mộ vua Mai Hắc Đế, mộ mẫu thân của ông và đền thờ vua.
- Mùng 5: Thực hiện nghi thức đại tế lễ.
3. Lễ hội truyền thống Việt Nam miền Nam
3.1 Lễ hội núi Bà Đen
Lễ hội núi Bà Đen diễn ra vào ngày 18 – 19 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Người dân sẽ đến đền Linh Sơn Thánh Mẫu – cách thị trấn Tây Ninh khoảng 10km – để dâng lễ và cầu nguyện cho một năm mới an khang thịnh vượng.
Không chỉ là một sự kiện truyền thống thường niên, lễ hội núi Bà Đen còn khắc họa được bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung.
3.2 Lễ hội đua voi
Đây là một lễ hội truyền thống Việt Nam đặc sắc mang đậm chất văn hóa truyền thống của Tây Nguyên. Với người dân Tây Nguyên, voi là loài động vật đặc trưng của vùng đất này và vô cùng quý giá. Đặc biệt, trong lịch sử chúng được biết đến với lòng trung thành, đồng hành cùng các tướng lĩnh Việt Nam chiến đấu cho đất nước. Cho đến ngày nay, voi đã trở thành người bạn quen thuộc của con người Tây Nguyên trong cuộc sống hàng ngày. Lễ hội truyền thống Việt Nam đua voi là một trong những lễ hội truyền thống Việt Nam nổi tiếng được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm.
3.3 Lễ hội Dinh Cô
Nếu nhắc đến những lễ hội truyền thống Việt Nam nổi tiếng ở miền Nam thì không thể không kể đến lễ hội Dinh Cô. Lễ hội Dinh Cô được tổ chức từ ngày mùng 10 đến ngày 12/2 âm lịch hàng năm tại Long Hải thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Lễ hội Dinh Cô được xem như lễ hội lớn nhất tại miền Nam, thu hút nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch tới thăm quan. Họ đến để vãn cảnh đẹp Long Hải cũng như cầu nguyện cho một cuộc sống yên bình, gặp nhiều may mắn.
>>>>>Xem thêm: Cây Tùng có mấy loại? Ý nghĩa cây Tùng và cách chăm sóc
3.4 Lễ hội Bà Thiên Hậu
Lễ hội bà Thiên Hậu tại Bình Dương được tổ chức thường niên từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Đền thờ bà Thiên Hậu được xây dựng bằng kỹ thuật cổ xưa vô cùng độc đáo. Tại đây diễn ra hoạt động thờ cúng và tổ chức lễ hội của người dân. Họ sẽ đến thắp hương và cầu nguyện cho một năm mới yên lành.
Trên đây là top 10 lễ hội truyền thống Việt Nam nổi tiếng nhất 3 miền. Nếu có dịp đi du lịch trong thời gian diễn ra lễ hội, bạn hãy ghé trải nghiệm và khám phá các hoạt động văn hóa đặc sắc này nhé.