Top 10 các loại chất liệu da phổ biến trên thị trường

Rate this post

Da là chất liệu phổ biến, được ứng dụng để sản xuất nhiều vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày như: túi xách, giày dép, dây nịt, hoặc quần áo… Hầu hết người tiêu dùng đều không xa lạ gì với chất liệu da; tuy nhiên, không phải ai cũng biết hoặc có thể phân biệt các loại da khác nhau. Ở bài viết này Bloggiamgia.edu.vn xin giới thiệu top các loại chất liệu da phổ biến trên thị trường hiện nay. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Top 10 các loại chất liệu da phổ biến trên thị trường

Top 10 các loại chất liệu da phổ biến trên thị trường

Da là chất liệu phổ biến, được ứng dụng để sản xuất nhiều vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày

1. Top 10 các loại chất liệu da phổ biến trên thị trường

Tùy vào đặc tính, kích thước và màu sắc mà mỗi loại chất liệu da được sử dụng để sản xuất những sản phẩm có công dụng khác nhau. Dưới đây là top 10 chất liệu da phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.

1.1. Da microfiber

Đây là loại da được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực thời trang. Da microfiber là loại da tổng hợp, đem đến vẻ ngoài rất giống với loại da thật. Da microfiber sở hữu kết cấu 3D, được dệt kiểu xuyên kim, đem lại bề mặt mềm mịn cùng chất liệu bền bỉ cho các vật dụng được chế tạo từ nguyên liệu này. Da microfiber được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thời trang như: túi xách, giày dép, ví tiền…

Top 10 các loại chất liệu da phổ biến trên thị trường

Da microfiber là loại da tổng hợp, đem đến vẻ ngoài rất giống với loại da thật

1.2. Da PU

Da PU chính là simili được bao bọc thêm một lớp nhựa Polyurethane bên ngoài (hay còn được gọi là PU). Nhờ vào cấu tạo hai lớp mà da PU sở hữu độ mềm mại cao, độ bền lâu dài hơn simili cũng như dễ dàng trong khâu lau chùi.

Da Pu có chất lượng cao, thậm chí độ mềm mại tương đương với da thật. Chính vì vậy, loại da này thường được ứng dụng để sản xuất giày dép hoặc ví tiền, túi xách…Các sản phẩm được làm từ da Pu không chỉ dễ lau chùi mà còn tiện lợi trong việc bảo quản, cất giữ.

1.3. Da simili

Simili là một trong những chất liệu da quen thuộc và phổ biến nhất tại Việt Nam. Được chế tạo từ tấm vải lót, simili dệt kim bằng sợi polyester. Sau đó, loại da này được nhuộm lên khoảng 1 hoặc 2 lớp nhựa PVC. Điều này giúp tạo sự liên kết giữa tấm vải và lớp nhựa.

Sau khi liên kết, tấm simili sẽ tiếp tục được xử lý bằng công đoạn định hình nhằm tạo những đường vân trên bề mặt sản phẩm. Bước cuối cùng, sau khi xử lý bề mặt, simili sẽ được nhuộm màu, giúp cải thiện màu sắc và độ mịn của bề mặt da. Một trong những ưu điểm lớn nhất của loại da này chính là sở hữu màu sắc đa dạng và tươi sáng.

1.4. Da láng (Patent Leather)

Top 10 các loại chất liệu da phổ biến trên thị trường

Da láng hay còn được gọi là Patent Leather là loại da sở hữu độ bóng láng cao nhờ vào lớp tráng phủ bên ngoài

Da láng hay còn được gọi là Patent Leather là loại da sở hữu độ bóng láng cao nhờ vào lớp tráng phủ bên ngoài. Loại da này được chế tạo từ phương pháp sơn phủ phức hợp nhằm làm bề mặt da mịn, tạo độ bóng và tăng cường khả năng chống thấm nước của da. Phương pháp này đến từ công nghệ hiện đại của Nhật Bản, được áp dụng để sản xuất các loại vật dụng quen thuộc như: giày tây, túi xách…

1.5. Pebble Grain Leather

Là loại da sở hữu họa tiết dập nổi, Pebble Grain Leather có xuất xứ từ đất nước Scotland xinh đẹp. Những họa tiết dập nổi trên da nhằm che đi các khiếm khuyết trên bề mặt da trong quá trình sử dụng hoặc bảo quản.

Pebble Grain Leather là loại da có cấu trúc đặc biệt, khá tương đồng với những viên đá cuội. Hiện nay, loại da này rất được ưa chuộng và được sử dụng nhiều để sản xuất các đôi giày chịu được thời tiết rét buốt.

1.6. Suede Leather

Được sản xuất bằng công nghệ tách lớp nhằm loại bỏ các lớp hạt sần sùi trên bề mặt da và sử dụng bề mặt trái của nó. Loại da này không sáng bóng mà có đặc tính mờ, có vân với độ mỏng và mềm cao. Khi sử dụng loại da này, khách hàng nên lưu ý hạn chế tình trạng thấm nước cũng như cẩn trọng hơn trong quá trình bảo quản, vệ sinh giày.

1.7. Saffiano Leather

Tìm hiểu thêm: Peer Pressure là gì? 5 nguyên nhân điển hình và cách vượt qua

Top 10 các loại chất liệu da phổ biến trên thị trường
Là một loại thuộc da nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang của nước Ý, Saffiano Leather cũng có xuất xứ từ Scotland

Là một loại thuộc da nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang của nước Ý, Saffiano Leather cũng có xuất xứ từ Scotland. Những người Scotland cổ đại chính là những người đầu tiên tạo kiểu mẫu cho loại da này từ các nguồn dinh dưỡng thường ngày, chính là: lúa mạch và rượu whiskey.

Hai tác nhân này chính là yếu tố khiến bề mặt da nổi hột sần sùi, phần da bị rút lại và tạo đặc điểm đặc trưng cho Saffiano Leather. Loại da này được đánh giá là sở hữu khả năng chịu nhiệt tốt hơn các loại da khác., đặc biệt trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

1.8. Genuine Leather

Genuine Leather có thành phần da thật cùng với các chất liệu khác. Chính vì vậy loại da này có bề mặt với độ mềm và bền dẻo không thua kém da thật nhiều. Các loại da thật được sử dụng cho Genuine Leather thường là da từ các loài động vật như: cừu, cá sấu, bò, nai…

1.9. Embossed Leather

Embossed Leather được sản xuất bằng cách tạo áp lực lên bề nhiệt, chẳng hạn: tăng nhiệt độ tiếp xúc với bề mặt da, in các họa tiết trang trí bằng khuôn nhiệt… Chính vì vậy mà da Embossed Leather sở hữu bề mặt với những đường dập vân tương đương với các họa tiết trên các loại da thật.

1.10. Nubuck Leather

Da Nubuck là loại da được chế tạo từ da của gia súc. Tuy nhiên, Nubuck khác với da lộn vì chỉ sử dụng phần thớ của lớp da sống. Sau đó, Nubuck Leather còn được xử lý chàm, và xử lý khả năng chống thấm, giúp đem lại bề mặt da mềm mịn, êm ái. Nubuck Leather thường có màu trắng.

Top 10 các loại chất liệu da phổ biến trên thị trường

Nubuck Leather là loại da được chế tạo từ da của gia súc

2. Các lưu ý khi sử dụng những sản phẩm da

Da là một nguyên liệu cao cấp, đắt tiền, dù vậy, không phải ai cũng biết sử dụng các vật liệu da đúng cách nhằm đảm bảo độ bền cũng như tuổi thọ lâu dài theo năm tháng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng các sản phẩm da.

  • Hạn chế gây trầy xước bề mặt da bằng cách không cọ sát mặt da với các nguyên liệu có độ cứng nhất định để bảo vệ mặt da mịn màng, mềm dịu.
  • Không bảo quản đồ da trong tình trạng ẩm mốc, nhằm tránh các trường hợp mốc meo, đảm bảo mức độ lưu thông không khí tối đa.
  • Bảo quản vật dụng da ở nơi thoáng khí, có nhiệt độ tương được nhiệt độ phòng nhằm tránh gây biến dạng hoặc ảnh hưởng tuổi thọ của vật dụng.
  • Bảo dưỡng những sản phẩm làm bằng da thường xuyên để lưu giữ vẻ đẹp của da lâu dài hơn.

Top 10 các loại chất liệu da phổ biến trên thị trường

>>>>>Xem thêm: Chi phí học golf bao nhiêu cho người mới? Chi phí học golf bao gồm những khoản nào?

Hạn chế gây trầy xước bề mặt da bằng cách không cọ sát mặt da với các nguyên liệu có độ cứng nhất định

Bài viết đã giới thiệu top 10 các loại chất liệu vải đang được yêu thích và sử dụng phổ biến tại Việt Nam trong những năm gần đây. Da là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, giúp nâng cao tính thẩm mỹ và đảm bảo sự tiện lợi, an toàn cho mọi người dùng. Dù trải qua nhiều năm phát triển, công nghệ thuộc da hiện nay vẫn được ứng dụng nhiều trong đời sống.

Bạn đã biết về các loại chất liệu da có mặt phổ biến trên thị trường Việt Nam rồi phải không? Hy vọng Bloggiamgia.edu.vn đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi Bloggiamgia.edu.vn để đón đọc các thông tin thú vị sắp tới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *