Trang phục trong lễ ăn hỏi: Chú rể có thể mua hoặc thuê trang phục. Giá thuê vest/áo dài nam dao động từ 1.000.000đ – 2.000.000đ. Đội bê tráp có thể mặc quần tây, sơ mi trắng tự chuẩn bị, hoặc áo dài cho đội bê tráp nam dao động khoảng 250.000đ – 500.000đ/áo
Bạn đang đọc: Tổng hợp chi phí cưới hỏi đầy đủ nhất cho cô dâu chú rể
Xe cưới: Nhà trai thường thuê 1-2 chiếc xe để đưa gia đình, người thân đến nhà gái. Phụ thuộc từng loại xe mà chi phí cưới hỏi cho hạng mục này sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu sẽ chỉ dưới 5.000.000đ
Cỗ sau lễ ăn hỏi: Nhà trai sẽ chuẩn bị vài mâm cỗ nhỏ để cảm ơn họ hàng đã tham dự lễ cưới. Tiền cỗ mỗi mâm từ 1,5 – 2 triệu đồng
Contents
2.1 Chi phí đám hỏi nhà gái
Trang trí nhà cửa: Nhà gái sẽ tốn nhiều chi phí cưới hỏi cho việc này hơn nhà trai, vì đây là nơi diễn ra chủ yếu các nghi thức đám hỏi. Chi phí trang trí cho toàn bộ ngôi nhà thường rơi vào 5.000.000đ – 15.000.000đ
Tiền trang điểm cô dâu và mẹ cô dâu: Cô dâu cần xinh đẹp và lộng lẫy nhất trong ngày ăn hỏi nên việc thuê chuyên gia trang điểm là khoản chi phí cưới hỏi cần thiết. Chi phí trang điểm cô dâu sẽ rơi vào khoảng 1 – 2 triệu/mặt. Ngoài ra người trang điểm cũng sẽ trang điểm cho mẹ cô dâu với giá khoảng 500.000đ/mặt
Trang phục: Áo dài truyền thống cô dâu có thể đi thuê hoặc may. Nhà gái cũng cần thuê áo dài cho đội bê tráp nữ. Chi phí cưới hỏi cho áo dài cô dâu và mẹ cô dâu khoảng 1 -2 triệu đồng, áo dài cho đội bê tráp khoảng 200 – 400.000đ/áo
Chi phí cỗ bàn: Tương tự nhà trai, nhà gái cũng chuẩn bị cỗ cho họ hàng và khách mời. Tiền cỗ mỗi mâm từ 1,5 – 2 triệu đồng
Tiền lì xì cho đội bê tráp: Tiền lì xì trao duyên của nhà gái sẽ tương ứng với số tiền lì xì của nhà trai. Thông thường là 50-100.000đ/bao
3. Chi phí đám cưới
2.1 Chi phí đám cưới nhà trai
Combo dịch vụ trang điểm, lễ phục, chụp hình, quay phim: Thông thường các studio sẽ có trọn gói combo này, cô dâu chú rể vừa không vất vả thuê từng thứ, vừa tiết kiệm chi phí cưới hỏi hơn. Tổng chi phí combo rơi vào 8 – 15 triệu đồng
Chi phí rạp cưới hoặc trung tâm tiệc cưới
- Rạp cưới tại gia: Nhà chú rể nếu đãi tiệc ở nhà cần thuê toàn bộ rạp cưới, bàn ghế, nấu cỗ. Thông thường làm rạp cưới tại nhà sẽ tiết kiệm chi phí cưới hỏi hơn đặt tiệc tại nhà hàng. Bàn ghế nơ voan, cài hoa, khăn ren cho cô dâu chú rể, cha mẹ đôi bên: 250.000 – 400.000/ bộ. Bàn ghế cho khách mời (gồm khăn trải): 150.000/ bộ. Rạp cưới cao cấp đầy đủ đồ trang trí có giá trong khoảng: 150.000- 400.000 đồng/ mét vuông.
- Đặt tiệc tại nhà hàng: Tiệc cưới tại nhà hàng sẽ bao gồm tất cả các khoản dịch vụ: thực đơn, MC, trang trí, phục vụ trong lễ cưới… Với những nhà hàng tầm trung thì cỗ sẽ từ 1.500.000đ – 3..000.000đ/mâm (mâm 6 hoặc mâm 10 người). Còn nếu đặt ở những trung tâm tiệc cưới sang trọng hơn thì giá cả sẽ từ 3.500.000đ-6.000.000đ/mâm. Tùy vào điều kiện gia đình mà bạn có thể linh hoạt phần chi phí cưới hỏi này.
Tiền nữ trang làm quà cưới cho cô dâu: Hoa tai: từ 3 đến 5 triệu đồng. Dây chuyền: từ 5 đến 7 triệu đồng. Lắc tay: từ 3 đến 5 triệu đồng
Tìm hiểu thêm: 20+ tên con gái lót chữ Đan hay và ý nghĩa
Thuê xe hoa cưới, xe họ hàng đi đón dâu: từ 3 đến 5 triệu đồng tùy từng loại xe. Riêng xe cưới của cô dâu chú rể có hoa tươi trang trí, có thể đặt hoa trang trí với giá 1-2 triệu đồng.
Chi phí cưới hỏi cho phòng tân hôn: Phòng tân hôn có thể được sửa sang, sắm tủ, giường cưới, chăn ga cưới, trang trí … Chi phí khoảng 5 đến 10 triệu đồng.
Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sẵn chi phí phát sinh là 5 triệu đồng
2.1 Chi phí đám cưới nhà gái
Tiền nữ trang bố mẹ làm của hồi môn cho cô dâu: 5 – 20 triệu đồng.
Combo dịch vụ trang điểm, lễ phục, chụp hình, quay phim: Cũng giống như nhà trai, nhà gái cần bỏ chi phí cưới hỏi cho dịch vụ này vì đây là khoản rất cần thiết. Combo rơi vào 8 – 15 triệu đồng
Thuê xe: Nhà gái cũng cần thuê xe cho họ hàng đi đưa dâu: Tùy theo loại xe mà giá dao động 2 đến 3.5 triệu đồng.
Trang phục cho bố mẹ cô dâu: Nếu bố mẹ cô dâu không có sẵn áo vest hay áo dài thì có thể thuê với giá từ 1,8 đến 2 triệu đồng/bộ.
Trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh kẹo, nước trà cho lễ vu quy: Chi phí này cũng tương tự như chi phí cho lễ ăn hỏi
Cũng giống như nhà trai, nhà gái nên dự trù chi phí cưới hỏi phát sinh là 5 triệu đồng
4. Cách tiết kiệm chi phí cưới hỏi cho cô dâu chú rể
Đám cưới và chi phí cho việc này khiến các cô dâu chú rể phải lo lắng rất nhiều thứ. Để vừa tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên tham khảo những cách tiết kiệm chi phí sau đây:
>>>>>Xem thêm: 101+ Tên tiếng Anh cho bé gái, độc đáo và mang nhiều ý nghĩa đặc biệt
Đặt các dịch vụ trọn gói: Các dịch vụ trọn gói vừa giảm được chi phí cưới hỏi, vừa giúp các cô dâu chú rể chuẩn bị đầy đủ các hạng mục cần thiết. Hầu hết các đơn vị này đều có kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị đám cưới nên các cặp đôi có thể yên tâm khi đặt dịch vụ. Các dịch vụ trọn gói mà cô dâu chú rể có thể tham khảo
- Dịch vụ tiệc cưới: Đã bao gồm trang trí, thực đơn, MC trong tiệc cưới, hoa cưới, nhân viên phục vụ …
- Dịch vụ ăn hỏi: Đã bao gồm mâm quả lễ vật, trang trí nhà cửa, backdrop, phông nền đám hỏi… thậm chí cả xe cưới.
- Dịch vụ chụp hình cưới: Các studio chụp hình cưới thường có trọn gói các dịch vụ để cô dâu chú rể lựa chọn như: Chụp hình, phóng ảnh, váy cưới, vest cưới, áo dài ăn hỏi, trang điểm cưới và trang điểm ăn hỏi …
Vào ngày lễ ăn hỏi cô dâu chú rể có thể nhờ bạn bè, người thân bê mâm quả thay vì thuê đội bê tráp. Cách này vừa tiết kiệm chi phí cưới hỏi, vừa có ý nghĩa hơn khi chính bạn bè và người thân góp vui trong đám cưới của bạn, cùng lưu lại những bức hình đẹp.
Dựa vào những hạng mục dự trù chi phí đã liệt kê ở trên, các bạn có thể lên được khoản chi phí cưới hỏi phù hợp nhất với mình. Bạn cũng nên nhớ tham khảo kỹ các đơn vị cung cấp dịch vụ nhé.