Không những đem lại hương vị thơm ngon hơn cho món ăn, thảo mộc còn chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sứ khỏe. Dưới đây, Bloggiamgia.edu.vn đã tổng hợp các loại thảo mộc tốt nhất mà bạn nên bổ sung trong thực đơn ăn uống thường xuyên để nhận được lợi ích sức khỏe tuyệt vời.
Bạn đang đọc: Tổng hợp các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe
Contents
- 1 1. Vai trò của các loại thảo mộc
- 2 2. Tổng hợp các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe
- 2.1 2.1 Gừng
- 2.2 2.2 Hoa cúc
- 2.3 2.3 Nhân sâm
- 2.4 2.4 Cam thảo
- 2.5 2.5 Lá trà đen
- 2.6 2.6 Cần tây
- 2.7 2.7 Thuốc lá
- 2.8 2.8 Bạc hà
- 2.9 2.9 Hoa oải hương
- 2.10 2.10 Quế
- 2.11 2.11 Bồ công anh
- 2.12 2.12 Lá nguyệt quế Hy Lạp
- 2.13 2.13 Rau mùi
- 2.14 2.14 Cây kế sữa
- 2.15 2.15 Hoa kim sa Arnica
- 2.16 2.16 Nước Cây phỉ – Witch hazel
- 2.17 2.17 Trầm hương
- 2.18 2.18 Hoàng kỳ
- 2.19 2.19 Cây tầm ma
- 2.20 2.20 Lô hội
- 2.21 2.21 Bạch quả
- 2.22 2.22 Hoa hoàng lan
1. Vai trò của các loại thảo mộc
Từ xa xưa, thảo mộc đã được sử dụng để tăng hương vị cho món ăn. Bên cạnh đó, đây cũng là phương pháp để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho thức ăn do thảo mộc chứa nhiều hợp chất tốt và có lợi cho sức khỏe.
Các nghiên cứu cho thấy các loại thảo mộc có khả năng chống viêm rất tốt. Việc bổ sung các loại thảo mộc vào chế độ ăn uống còn giúp bạn giảm sự phụ thuộc vào các gia vị không tốt cho sức khỏe như muối, đường, chất béo,…
2. Tổng hợp các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe
2.1 Gừng
Gừng luôn được xem là loại thảo mộc, gia vị không thể thiếu trong thực đơn của nhiều gia đình nhờ hương vị thơm cay cùng những tác dụng tích cực cho sức khỏe như giảm ợ nóng, trào ngược dạ dày, giảm viêm.
2.2 Hoa cúc
Trong hoa cúc chứa nhiều chất chống oxy hóa, an thần, giảm stress. Hoa cúc còn đem lại giấc ngủ ngon cho bạn nhờ thành phần apigenin có trong hoa cúc liên kết với một số thụ thể trong não, thúc đẩy cảm giác buồn ngủ.
Một số công dụng khác của loại thảo mộc này là giảm triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, viêm loét dạ dày.
2.3 Nhân sâm
Nhân sâm luôn được xem là một trong các loại thảo mộc quý giá với giá trị dinh dưỡng cao. Đây là một thực phẩm lý tưởng dành cho đối tượng mới ốm dậy để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Nhân sâm giúp tăng cường sức đề kháng, điều hòa tim mạch và ổn định đường huyết. Bên cạnh ăn nhân sâm, một số cách khác để bổ sung loại thảo mộc này cho cơ thể là uống viên nhân sâm, dùng trà sâm hoặc canh sâm.
2.4 Cam thảo
Cam Thảo chứa chất glycyrhizin hữu hiệu trong việc làm dịu đi những cơn hen suyễn và giảm bớt chứng viêm họng. Chúng còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn nên có thể hỗ trợ cải thiện các vấn đề về da như chàm, trứng cá. Ngoài ra, ăn cam thảo còn giúp phòng ngừa sâu răng và các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa.
2.5 Lá trà đen
Lá trà đen chứa chất chống oxy hóa tuyệt vời giúp loại bỏ gốc tự do có hại, trẻ hóa làn da. Việc sử dụng lá trà đen còn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh bệnh Alzheimer và bệnh tim. Chất tannin của trà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
Việc bổ sung 1 cốc trà đen mỗi ngày có thể giúp bạn tránh được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau.
2.6 Cần tây
Hợp chất Polyphonol có trong cần tây giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu. Cần tây cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào não, tăng cường trí nhớ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
2.7 Thuốc lá
Mặc dù hút thuốc lá có hại cho cơ thể nhưng lá của cây thuốc lá rất hiệu quả trong việc giảm sưng tấy do vết đốt ong chích. Cách này còn giúp loại bỏ độc tố của ong ra ngoài, tránh gây hại cho cơ thể. Nếu không có lá cây thuốc lá, bạn có thể lấy ruột của điếu thuốc lá để đắp lên vùng ong đốt.
2.8 Bạc hà
Bên cạnh việc tăng thêm hương vị cho các món ăn, bạc hà cũng là một loại thảo mộc hiệu quả trong việc cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày,… nhờ phần tinh dầu có trong dạ dày có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện chức năng tiêu hóa.
2.9 Hoa oải hương
Đây là một loại thảo mộc rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan tới giấc ngủ, cũng như căng thẳng trầm cảm. Tinh dầu của oải hương còn giúp giảm một số triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi. Để khắc phục tình trạng khó ngủ, bạn có thể dùng tinh dầu oải hương xức lên gối nhé!
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các cách phối đồ với quần jean ôm thời thượng cho cả nam và nữ
2.10 Quế
Quế là loại thảo mộc chứa nhiều chất chống oxy hóa và hợp chất cinnamic aldehyde với khả năng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả, từ đó, giảm tình trạng nhiễm trùng. Ăn quế còn giúp chống sâu răng, hôi miệng. Ngoài ra, loại thảo mộc này còn có tác động tích cực đến độ nhạy của insulin và giúp giảm nồng độ đường trong máu.
2.11 Bồ công anh
Trong Đông Y, Bồ Công Anh được xem là 1 chất lợi tiểu tự nhiên, hiệu quả cao trong việc điều trị tình trạng kém tiêu hóa, rối loạn gan và cao huyết áp. Tất cả các bộ phận của bồ công anh đều mang đến những lợi ích sức khỏe như lá, hoa, rễ, thân cây.
2.12 Lá nguyệt quế Hy Lạp
Theo các nghiên cứu, tinh dầu từ lá nguyệt quế Hy Lạp có chứa các thành phần hoạt chất cineole với tác dụng thông xoang, giảm cảm giác khó chịu do chứng viêm xoang gây ra.
Bên cạnh đó, loại thảo mộc này còn có vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa, điều trị bệnh tim, viêm khớp và tăng cường hệ miễn dịch. Lá nguyệt quế Hy Lạp cũng là một gia vị tuyệt vời cho các món hầm, súp và nước sốt.
2.13 Rau mùi
Rau mùi là loại thảo mộc quá quen thuộc trong căn bếp của các gia đình. Nghiên cứu cho thấy thảo dược có khả năng giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch. Bên cạnh đó, rau mùi còn có tác dụng trang trí, giúp món ăn thêm phần thơm ngon, đẹp mắt.
2.14 Cây kế sữa
Cây kế sữa hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến gan. Bên cạnh đó, loại thảo mộc này cũng có khả năng giảm cholesterol và insulin, đồng thời làm chậm quá trình phát triển của một số tế bào ung thư nhất định.
2.15 Hoa kim sa Arnica
Hoa Kim Sa Arnica là một loại thảo mộc thuộc họ hướng dương, thường đươc tìm thấy tại các khu vực núi cao. Dầu hoa kim sa được người vùng núi sử dụng để giảm sưng tấy và các vết bầm tím trên da.
2.16 Nước Cây phỉ – Witch hazel
Nước chiết xấu từ vỏ và lá cây phỉ đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như chữa mụn nhọt, giảm bầm tím, chữa bệnh trĩ, giãn tĩnh mạch,..
2.17 Trầm hương
Trầm hương là loại thảo mộc quá quen thuộc với chúng ta, thường được trồng nhiều ở khu vực Ả Rập và Bắc Phi. Bên cạnh hương thơm thư giãn, người ta còn sử dụng dầu trầm hương như một loại thuốc tự nhiên để chữa lành các thương, lở loét trên da và chống lão hóa. Dầu trầm hương còn giúp giảm viêm phế quản, viêm bàng quan và các vấn đề liên quan tới kinh nguyệt.
2.18 Hoàng kỳ
Hoàng Kỳ là một loại thảo mộc có nguồn gốc từ Trung Quốc và thường được sử dụng kết hộ cùng với một số loại thảo mộc khác để hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm gam, ung thư,… Các nghiên cứu còn cjho thấy hoàng kỳ có khả năng hỗ trợ chức năng tim, cải thiện hệ miễn dịch.
2.19 Cây tầm ma
Tầm ma là 1 loại dược liệu, thảo mộc có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm khớp nhờ khả năng giảm viêm của nó. Đây cũng là nguyên liệu làm đẹp được chị em yêu thích vì giúp kiểm soát gàu và làm tóc bóng khỏe hơn. Bạn có thể thêm cây tầm ma vào trà, súp… để thưởng thức.
2.20 Lô hội
Lô Hội hay còn gọi là cây nha đam, là loại cây mọng nước xuất hiện chủ yếu ở vùng nhiệt đói. Nước ép lô hội dạng gel có thể làm dịu các vết bỏng, giúp mềm da, chống viêm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng nha đam để trị viêm lợi, đau răng. Ngoài ra, lô hội còn hỗ trợ chữa bệnh táo bón.
>>>>>Xem thêm: Top 10 ý tưởng kinh doanh hiệu quả, vốn ít, nhận lãi cao
2.21 Bạch quả
Bạch Quả là loại thảo mộc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng chứa chất flavone glycoside giúp tăng cường tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ
2.22 Hoa hoàng lan
Cây hoa Hoàng Lan được trồng phổ biến ở vùng Madagascar, Indonesia và Philippines. Hương thơm từ tinh dầu hoa Hoàng lan giúp bạn giảm căng thẳng tinh thần, lo lắng, chống trầm cảm.
Trên đây là các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe. Hãy khéo kết hợp chúng trong bữa ăn mỗi ngày để các thành viên trong gia đình đều có được sức khỏe dẻo dai nhé!
Nguồn tham khảo: https://hellobacsi.com/duoc-lieu/thao-duoc/15-loai-thao-duoc-cuc-ky-tot-cho-suc-khoe-moi-nguoi/