Muốn biết cơ thể khỏe mạnh hay yếu đuối, chúng ta có thể quan sát qua móng tay. Cụ thể, tình trạng sức khỏe được biểu hiện thế nào qua móng tay? Cùng theo dõi bài viết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn để hiểu thêm nhé!
Bạn đang đọc: Tình trạng sức khỏe của bạn được biểu hiện thế nào qua móng tay?
Contents
- 1 1. Biểu hiện của móng tay liên quan như thế nào đến sức khỏe?
- 2 2. Giải đáp: Tình trạng sức khỏe được biểu hiện thế nào qua móng tay?
- 2.1 2.1. Biểu hiện bệnh qua màu sắc của móng tay
- 2.2 2.2. Móng tay có sọc đen dọc
- 2.3 2.3. Móng tay có hình bán nguyệt lớn
- 2.4 2.4. Móng tay bị lõm
- 2.5 2.5. Móng tay bong tróc
- 2.6 2.6. Tình trạng sức khỏe được biểu hiện thế nào qua móng tay? Khi móng tay có sọc trắng ngang
- 2.7 2.7. Móng tay có nhiều sọc dọc
- 2.8 2.8. Móng tay dày lên
- 2.9 2.9. Móng tay lồi lên
- 2.10 2.10. Móng tay dễ gãy
- 2.11 2.11. Móng tay có vết rỗ hay lõm
- 2.12 2.12. Móng tay sần sùi
- 2.13 2.13. Móng tay xuất hiện sọc đỏ
- 2.14 2.14. Móng tay có màu thâm tím
1. Biểu hiện của móng tay liên quan như thế nào đến sức khỏe?
Có một sự thật thú vị đó là, móng tay có thể tiết lộ nhiều thông tin hơn chúng ta thường nghĩ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sức khỏe con người sẽ ảnh hưởng đến tình trạng móng tay. Từ rất lâu, nhiều danh y nổi tiếng đã chẩn đoán bệnh tật trong cơ thể thông qua việc xem móng tay.
Theo đó, nếu cơ thể khỏe mạnh, móng tay sẽ có màu hồng nhạt, (hạt gạo) phần bán nguyệt gần gốc móng tay màu trắng, bề mặt móng nhẵn mịn, không có thay đổi màu sắc bất thường nào khác.
Việc quan sát và nắm được sự thay đổi khác thường của móng tay rất quan trọng. Bởi đây có có thể là lời cảnh báo sớm vấn đề sức khỏe đang xảy ra. Đã không ít trường hợp nhờ quan sát sự thay đổi của móng tay mà phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
2. Giải đáp: Tình trạng sức khỏe được biểu hiện thế nào qua móng tay?
2.1. Biểu hiện bệnh qua màu sắc của móng tay
Màu sắc móng tay thay đổi bất thường ứng với tình trạng bệnh như sau:
- Móng tay màu vàng: Bệnh nấm móng, vẩy nến, vàng da do viêm gan, tình trạng nhiễm trùng xoang, tuyến giáp có vấn đề, nhiễm trùng phổi, phù bạch huyết hoặc do sử dụng sơn móng tay trong thời gian dài.
- Móng tay màu xanh – đen: Cơ thể đang bị nhiễm vi khuẩn.
- Móng tay nửa trắng ở dưới và trên có nửa nâu: Cảnh báo dấu hiệu bệnh suy thận, suy giảm miễn dịch hoặc xuất hiện sau đợt hóa trị.
- Móng tay màu trắng: Biểu hiện của sự lão hoá, thiếu sắt, cũng có thể là cảnh báo thận hoặc suy tim, tiểu đường, cường giáp,… hoặc nấm móng.
- Móng tay nâu: Biểu hiện về tuyến giáp hoặc là suy dinh dưỡng.
- Móng tay hơi xanh hoặc có màu tím: Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu oxy.
- Móng tay màu xám: Cơ thể đang phản ứng với một số loại thuốc.
2.2. Móng tay có sọc đen dọc
Móng tay xuất hiện sọc đen dọc thì đây có thể là báo hiệu của bệnh ung thư sắc tố, dạng nghiêm trọng nhất của ung thư da. Vậy nên nếu thấy biểu hiện này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nếu có bệnh.
2.3. Móng tay có hình bán nguyệt lớn
Với người bình thường, bán nguyệt trong móng tay sẽ có hình giống như lưỡi liềm, màu trắng ngà và cao khoảng ⅕ so với độ dài móng tay. Vậy nên nếu kích thước của phần bán nguyệt của bạn lớn hơn bình thường, gan có thể đang gặp vấn đề đấy. Hãy ghé thăm bác sĩ sớm nhé!
2.4. Móng tay bị lõm
Tình trạng sức khỏe được biểu hiện thế nào qua móng tay? Nếu móng tay bị lõm, bạn có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Móng tay bị lõm báo hiệu cơ thể bạn đang thiếu máu và thiếu sắt. Lúc này, móng tay thường mỏng dẹt đến nỗi lõm xuống thay vì nhô lên hơi cao như bình thường. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu sắt hoặc thiếu máu cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể nên bạn cần lưu ý nhé!
2.5. Móng tay bong tróc
Nếu móng tay của bạn bị bong tróc, bắt đầu xuất hiện những mảng nhỏ nổi phía trên thì đó chính là triệu chứng của bệnh vẩy nến. Căn bệnh này thường gây ngứa, khô da, có vảy óng ánh bạc trắng, hơi nhô lên bề mặt da, phần rìa màu đỏ hoặc hồng.
Tìm hiểu thêm: Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Ăn nhiều bánh tráng trộn có béo không?
Căn bệnh da liễu mãn tính này thường tự xuất hiện và tự hết sau đó. Bệnh ban đầu có thể nhẹ, tự hết mà không cần điều trị, nhưng sau đó cũng có thể bất ngờ diễn tiến nghiêm trọng.
2.6. Tình trạng sức khỏe được biểu hiện thế nào qua móng tay? Khi móng tay có sọc trắng ngang
Đường sọc trắng ngang xuất hiện trên móng tay có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu kẽm hoặc protein. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh về thận hoặc gan nên bạn cần lưu ý và khám sức khỏe nếu cần.
2.7. Móng tay có nhiều sọc dọc
Một trong những dấu hiệu tuổi tác rõ ràng nhất đó là móng tay có nhiều sọc dọc và càng ngày càng trở nên khô ráp hơn. Càng lớn tuổi, đặc biệt là khi bước qua tuổi 50 thì các sọc dọc trên móng xuất hiện càng nhiều.
2.8. Móng tay dày lên
Móng tay dày lên cho thấy có thể bạn đang bị nấm móng hoặc cũng có thể là bệnh vảy nến, viêm khớp phản ứng. Hoặc nếu móng tay vừa dày đổi màu vàng nhạt, mọc chậm thì đây cũng có thể là lời cảnh báo phổi bạn đang có vấn đề.
2.9. Móng tay lồi lên
Móng tay lồi lên cũng có thể là dấu hiệu các bệnh về phổi, nguyên nhân chính là do lượng oxy trong máu thấp hơn bình thường. Bệnh nhân bị ung thư phổi rất hay gặp tình trạng này, tuy nhiên đôi khi đây cũng là biểu hiện của tình trạng thiếu sắt, mắc bệnh gan hoặc tuyến giáp, bệnh tim hoặc bệnh Raynaud.
2.10. Móng tay dễ gãy
Muốn tóc đẹp, da mượt, móng tay móng chân chắc khỏe thì cần đến Biotin. Nếu thiếu chất này, móng tay sẽ dễ bị gãy hơn bình thường.
Móng tay dễ gãy cũng là dấu hiệu của quá trình lão hóa, do tiếp xúc với nhiều hoá chất độc hại như chất tẩy rửa hoặc sơn móng tay. Một số trường hợp thì gãy móng tay cũng là biểu hiện của bệnh nấm móng, địa y hoặc là các vấn đề về tuyến giáp.
2.11. Móng tay có vết rỗ hay lõm
Móng tay bị rỗ hoặc lõm là dấu hiệu của bệnh vẩy nến, eczema, viêm khớp phản ứng. Lúc này bạn hãy quan sát cơ thể để nắm được các triệu chứng bất thường khác nếu có. Từ đó thăm khám tại cơ quan y tế chuyên môn và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).
2.12. Móng tay sần sùi
Khi tìm hiểu tình trạng sức khỏe được biểu hiện thế nào qua móng tay, không ít người có móng tay bị sần sùi. Móng tay của người khỏe mạnh sẽ nhẵn mịn. Nếu móng tay sần sùi, đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc một số bệnh nhiễm khuẩn như nấm móng Candida, nhiễm khuẩn móng do các loại nấm sợi.
>>>>>Xem thêm: Mách bạn 4 bài thuốc ngủ thảo dược chữa mất ngủ hiệu quả có thể làm tại nhà
2.13. Móng tay xuất hiện sọc đỏ
Những sọc đỏ như mạch máu xuất hiện khắp móng tay khiến bạn vô cùng lo lắng. Nếu những sọc đỏ này xuất hiện gần hình bán nguyệt thì rất có thể đây là dấu hiệu chúng ta bị nhiễm trùng van tim.
Tình trạng này còn được gọi là viêm nội tâm mạc hay viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Nếu là người mắc bệnh khuyết tật tim bẩm sinh hay bị suy tim hoặc vừa cấy ghép tim thì sẽ rất dễ thấy các sọc đỏ ở móng tay.
2.14. Móng tay có màu thâm tím
Nếu móng tay bị thâm tím, có thể bạn đang bị thiếu oxy. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do người bệnh mắc các bệnh tim mạch, hen suyễn, viêm phổi, phế nang,… ảnh hưởng đến quá trình trao đổi oxy của cơ thể, khiến móng tay thâm tím.
Tình trạng móng tay thực sự là lời cảnh báo khá chính xác về tình trạng sức khoẻ. Hy vọng qua bài viết này của Bloggiamgia.edu.vn, bạn đọc đã có thể hiểu rõ tình trạng sức khỏe được biểu hiện thế nào qua móng tay và có những bước điều trị kịp thời, đảm bảo luôn có sức khỏe tốt nhất.