Tinh bột là gì? Vai trò quan trọng của tinh bột đến cơ thể

Rate this post

Tinh bột là nguồn năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của con người. Thế nhưng, ít ai hiểu rõ Tinh bột là gì, cũng như những vai trò của tinh bột đến cơ thể. Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về Tinh bột thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Tinh bột là gì? Vai trò quan trọng của tinh bột đến cơ thể

1. Tinh bột là gì? 

Tinh bột là một polysaccharide hoặc polyme tự nhiên, bao gồm nhiều đơn vị glucose tạo thành. Tinh bột có thể tồn tại dưới 2 dạng chính là amylopectin và amylose. Một số loại thực phẩm giàu tinh bột phải kể đến như: bắp, lúa mì,  bột năng, khoai tây,…

Tinh bột là gì? Vai trò quan trọng của tinh bột đến cơ thể

Tinh bột là nhóm chất dinh dưỡng không thể thiếu trong cơ thể của con người

2. Các loại tinh bột

Dựa vào đặc tính về dinh dưỡng mà tinh bột sẽ được chia thành 3 nhóm chính là:

  • Tinh bột hấp thụ nhanh (RDS): dạng tinh bột này thường tồn tại bên trong những loại thực phẩm nấu chín như khoai tây và bánh mì. Chúng sẽ được cơ thể chuyển hóa nhanh chóng thành glucose cho các hoạt động sống.
  • Tinh bột hấp thụ chậm (SDS): đây là loại tinh bột có cấu trúc tương đối phức tạp, thường được cơ thể phân giải từ từ như hạt ngũ cốc.
  • Tinh bột đề kháng (RS): loại tinh bột này không thể tiến hành tiêu hóa được bên trong ruột non. Vì vậy, chúng được xem là một loại chất xơ, có vai trò hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột. Bên trong RS sẽ phân thành 4 loại nhỏ nữa là RS1 (hạt, ngũ cốc và đậu), RS2 (chuối chưa chín và khoai tây sống), RS3 (những thực phẩm nấu chín để nguội như bánh ngô nướng hay cơm), RS4 (bánh mì).

Tinh bột là gì? Vai trò quan trọng của tinh bột đến cơ thể

Tinh bột sẽ được chia thành 3 nhóm chính với những đặc điểm tương đối khác nhau

3. Vai trò của tinh bột đến với sức khỏe

Một số vai trò vô cùng quan trọng mà tinh bột đem đến cho cơ thể con người phải kể đến như:

3.1. Cung cấp năng lượng

Tinh bột được xem là một trong những nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể  quan trọng nhất. Khi đi vào cơ thể, chất dinh dưỡng này sẽ được chuyển hóa thành glucozơ, để cung cấp năng lượng cho các cơ quan quan trọng. Những glucozơ dư thừa sẽ được chuyển hóa thành glycogen và dự trữ tại gan.

Tinh bột là gì? Vai trò quan trọng của tinh bột đến cơ thể

Cung cấp năng lượng được xem là vai trò cực kỳ quan trọng của tinh bột

Hơn nữa, glucozơ còn là 1 trong những chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động của não bộ. Trung bình, não người trưởng thành sẽ cần khoảng 20-25% so với tổng nhu cầu glucose của cơ thể.

3.2. Cung cấp chất xơ

Các loại thực phẩm chứa hàm lượng Tinh bột cao như bắp, trái cây, khoai, đậu và ngũ cốc đều là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, có công dụng nhuận trường, đào thải phân dễ dàng hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng chia chất xơ thành 2 loại như:

  • Chất xơ hòa tan: như trái cây và rau củ có khả năng hỗ trợ hệ vi khuẩn đường ruột, ngăn chặn và làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol và làm mềm phân hiệu quả. 
  • Chất xơ không hòa tan: loại chất xơ này thường có trong ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, các loại đậu hạt khô, với đặc tính không hấp thu nước, thay vào đó chúng sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm bị dư thừa bên trong đường ruột, ngăn ngừa táo bón và kích thích đại tiện thường xuyên.

Tìm hiểu thêm: Bật mí thần dược làm đẹp tự nhiên giúp chị em thăng hạng nhan sắc

Tinh bột là gì? Vai trò quan trọng của tinh bột đến cơ thể
Tinh bột có thể cung cấp cho cơ thể 1 hàm lượng chất xơ cực kỳ dồi dào

Theo khuyến cáo thì trung bình, đối với nữ trưởng thành thì cần bổ sung cho cơ thể khoảng 24 gam/mỗi ngày và còn đối với nam giới trưởng thành là 34 gam/ngày.

3.3. Tăng cảm giác no

Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đặc biệt là tinh bột đề kháng sẽ giúp làm tăng cảm giác no hiệu quả. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn có khả năng  cải thiện độ nhạy của insulin, và làm giảm tích trữ chất béo. Từ đó, giúp bạn duy trì cân nặng, hạn chế trường hợp bị tăng cân, béo phì.

Tinh bột là gì? Vai trò quan trọng của tinh bột đến cơ thể

Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột có khả năng giúp làm tăng cảm giác no lâu

4. Một số thực phẩm giàu tinh bột

Một số loại thực phẩm giàu tinh bột mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình như:

  • Bột bắp (74%): loại bột này rất giàu Tinh bột nhưng lại không chứa gluten, rất thích hợp cho những người bị Celiac sử dụng.
  • Bột kê (70%): ngoài tinh bột, loại bột này còn rất giàu magie, photpho, selen, mangan và cũng không chứa gluten.
  • Bột cao lương (68%): đây là nguồn protein và chất xơ dồi dào cho cơ thể. Không chỉ vậy, bột cao lương chứa khá nhiều hợp chất chống oxy hóa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, loại thực phẩm này có khả năng  giảm mỡ máu, giảm khả năng đề kháng insulin và chống ung thư hiệu quả.
  • Bột mì (68%): sau khi loại bỏ mầm và cám thì bột mì thường làm từ phần nội nhũ của lúa mì. Bột mì chứa tinh bột và calo rỗng là chủ yếu.
  • Yến mạch (57.9%): đây là một loại ngũ cốc vô cùng tốt cho sức khỏe, có vai trò bổ sung protein, chất xơ, cùng 1 số loại vitamin và khoáng chất. Yến mạch là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng để hỗ trợ giảm cân, giảm lượng đường bên trong máu và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Bột mì nguyên cám (57.8%): so với các loại bột mì khác thì Bột mì nguyên cám giàu dinh dưỡng hơn, nhưng hàm lượng tinh bột lại ít hơn.
  • Mì ăn liền (56%): : là loại thực phẩm ăn liền tiện lợi và khá phổ biến hiện nay. Mì ăn liền chứa nhiều tinh bột và chất béo, nhưng giá trị dinh dưỡng không cao. Tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều mì ăn liền/ngày để tránh những bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe.

Tinh bột là gì? Vai trò quan trọng của tinh bột đến cơ thể

>>>>>Xem thêm: 8 bí kíp giúp bạn rèn luyện thói quen thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột cao mà bạn nên bổ sung cho cơ thể

  • Bánh mì trắng (40.8%): thông thường, loại bánh mì này chỉ được làm từ phần nội nhũ của bánh mì. Mặc dù hàm lượng tinh bột của bánh mì trắng cao, nhưng chứa rất ít chất xơ, khoáng chất và các loại vitamin.
  • Gạo (28.7%): đây là nguồn lương thực chủ yếu trên thế giới hiện nay. Gạo chứa hàm lượng tinh bột khá cao khi chưa nấu chín. Tuy nhiên, khi gạo nấu thành cơm thì lượng tinh bột này sẽ giảm xuống một cách đột ngột.
  • Pasta (26%): cũng giống như gạo, pasta sẽ chứa ít tinh bột hơn sau khi đã được nấu chín.
  • Bắp (18.2%): ngoài tinh bột thì bắp còn là loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin cùng 1 số loại khoáng chất như photpho, folat và kali.
  • Khoai tây (18%): loại thực phẩm này là nguồn cung cấp vitamin B6, vitamin B12, vitamin C, kali và mangan dồi dào.
  • Protein là gì? Vai trò của Protein đến với sức khỏe
  • Vitamin là gì? Các loại Vitamin và vai trò của chúng đối với cơ thể

Qua những thông tin mà chúng tôi mang đến, bạn đã biết tinh bột là gì, cũng như vai trò của tinh bột đến với sức khỏe hay chưa? Hy vọng bài viết của Bloggiamgia.edu.vn đã cung cấp thêm cho bạn nhiều điều hữu ích về tinh bột.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *