Trẻ em dưới 1 tuổi có hệ tiêu hoá còn non nớt và nhạy cảm nên thực đơn ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cần hết sức cẩn thận. Chế độ dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi được phân cách theo 2 độ tuổi chính: 0-6 tháng, 6 tháng – 12 tháng. Tùy vào mỗi giai đoạn mà mẹ thiết lập một chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp cho con. Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn đi tìm hiểu chi tiết về tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi
Contents
1. Chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi
1.1 Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 0 – 6 tháng tuổi:
Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và quan trọng nhất cho sự phát triển của con. Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, mẹ nên nuôi con hoàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời bởi vì các lợi ích sau:
- Các nghiên cứu cho thấy sữa mẹ chứa nhiều đạm whey tự nhiên hay còn gọi là đạm tiêu hóa. Đây là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất với dạ dày của trẻ sơ sinh, giúp con có thể dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa.
- Sữa còn chứa nhiều chủng loại sinh vật có lợi (probiotics) có vai trò tăng cường hệ miễn dịch còn yếu ớt của tẻ, giúp con chống lại được sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại, từ đó giảm tình trạng ốm vặt.
- Bên cạnh đó, sữa mẹ còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác như Chất béo, chất đạm, carbohydrate, kháng thể thụ động, vitamin và khoáng chất, men và hormone
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, mẹ nên nuôi con hoàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời
Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên chia thành nhiều cữ bú nhỏ trong ngày sao cho phù hợp với khả năng ăn uống của con. Bên cạnh đó, ba mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu DHA, canxi, sắt, choline,… trong bữa ăn hàng ngày của mình để giúp nguồn sữa tiết ra có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
Đối với những bà mẹ sau sinh bị mất sữa hoặc ít sữa, lựa chọn duy nhất là bổ sung thêm sữa công thức để thay thế vào đó. Dưới đây là hàm sữa công thức để trẻ cần bổ sung theo từng tháng tuổi:
- Từ 0 – 3 tuần tuổi: Bé cần 30 – 90ml sữa/lần. Ngày 8 – 12 lần. Mỗi cữ cách nhau 2 – 3 tiếng. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho bé: 240 – 700ml.
- Từ 3 tuần – 3 tháng tuổi: Bé cần 90 – 120ml sữa/lần. Ngày 6 – 8 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho bé: 700 – 950ml
- Từ 3 – 6 tháng: Bé cần 120 – 230ml/lần. Ngày 4 – 8 lần. Mức gợi ý lượng sữa cả ngày cho bé: 700 – 950ml.
Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên chia thành nhiều cữ bú nhỏ trong ngày sao cho phù hợp với khả năng ăn uống của con
1.2 Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi
Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi, đây là giai đoạn mẹ cần bổ sung đa dạng dinh dưỡng trong thực đơn ăn uống của con. Cụ thể:
- Protein (chất đạm): Đây là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình phát triển của tất cả các cơ quan bên trong cơ thể. Mẹ có thể bổ sung protein cho con thông qua các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu,…
- Chất béo: Đóng vai trò như chất dung môi giúp quá trình hấp thụ các chất vitamin tốt hơn. Đặc biệt là Omega 3, được coi là chất tốt nhất cho sự phát triển trí não và thị lực cho trẻ.
- Chất xơ: Giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh táo bón.
- Canxi: Hỗ trợ quá trình hình thành xương, giúp răng chắc khỏe.
- Axit Folic: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân chia và tăng trưởng của tế bào thần kinh và tế bào tạo máu.
- Bên cạnh đó, một thực đơn đa dạng các loại thực phẩm chứa Vitamin A, Vitamin D, Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B3, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B12,… cũng là điều ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi.
2. Một số lưu ý khi thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi
2.1. Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, bé hoàn toàn bú sữa mẹ nhưng mẹ vẫn cần lưu ý những điều sau:
- Thời gian cho bé bú nên khoảng 45 phút để bé có đủ lượng sữa cần thiết
- Không nên hạn chế thời gian cũng như tần suất cho bé bú, tùy thuộc vào nhu cầu của con.
- Sau sinh mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt
- Không nên cho bé bú khi đang khóc, mẹ nên dỗ bé nín rồi mới tiếp tục
- Nếu vú mẹ bị sưng, nứt cần dùng đến thuốc thì hãy lựa chọn thương hiệu không gây hại cho trẻ sơ sinh
- Nếu bé uống sữa công thức thì cần đảm bảo tiệt trùng bình sạch sẽ và sử dụng bình có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao.
2.2. Đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ đã bước vào thời kỳ ăn dặm nên ngoài sữa thì mẹ cần nên dần tập cho trẻ ăn những thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
Một số lưu ý khi chăm trẻ trong quãng thời gian này là:
Cẩn trọng trong việc lựa chọn thực đơn ăn uống, theo dõi nếu trẻ có dấu hiệu không thích hoặc di ứng với thức ăn.
Đa dạng thực phẩm để bé không cảm thấy chán. Mẹ nên chia thành bữa chính, bữa phụ để trẻ không có cảm giác quá no và tạo được sự hào hứng hơn trong mỗi bữa ăn.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm chay là gì? TOP 8 cửa hàng thực phẩm chay uy tín nhất
Khi bước vào giai đoạn chuyển từ 100% bú sữa sang những bữa ăn dặm, bé yêu sẽ cần thời gian để thích nghi và có thể quen ăn dần vì vậy mẹ cần hết sức kiên nhẫn, đừng vội thấy con bỏ mứa mà sinh lo lắng, thay vào đó, hãy từ từ tìm hiểu nguyên nhân và tháo gỡ.
Mẹ nên lựa chọn nguồn thực phẩm tươi sạch và đảm bảo vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ.
Bên cạnh sữa mẹ, trẻ cũng có thể uống thêm sữa công thức. Một số chất dinh dưỡng cần bổ sung trong chế độ ăn uống của trẻ tuef 6 tháng đến 1 tuổi là:
- Trái cây, rau ,củ, quả: Mẹ nên bắt đầu tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, trái cây từ còn bé để con dần quen với việc ăn rau mỗi ngày. Nhóm thực phẩm này đem đến rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như vitamin C, canxi, chất xơ, protein,… giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Một số loại trái cây, rau, củ quả cực kỳ bổ dưỡng là bí đỏ, bơ, đu đủ, táo, chuối,…
- Thực phẩm giàu protein: Nhóm thực phẩm này giúp trẻ nâng cao sức đề kháng và sự phát triển của não bộ, nguồn cung cấp protein dồi dào nhất là thịt gà, cá, pho mai, thịt nạc thăn, đậu hũ, các loại hạt,…
- Thực phẩm giàu chất sắt: chẳng hạn như thịt bò, cá, nấm mộc nhĩ,…
Trẻ đã bước vào thời kỳ ăn dặm nên ngoài sữa thì mẹ cần nên dần tập cho trẻ ăn những thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa
2.3 Bé từ 10 – 12 tháng:
Ở giai đoạn này, mẹ chỉ cần duy trì tốt thói quen ăn dặm kết hợp uống sữa của trẻ. Một số điều mẹ cần lưu ý khi chăm trẻ từ 10-12 tháng tuổi là:
- Tần suất cho bé bú khoảng từ 3-4 lần mỗi ngày
- Mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong thực đơn của con. Chất xơ chứa nhiều trong rau, củ, quả, đặc biệt là bí xanh, khoai lang, cải trắng, cà tím, rau chân vịt, cải xoăn, súp lơ xanh,…. Trong giai đoạn này trẻ bắt đầu biết cầm nắm, mẹ có thể cắt rau củ thành miếng nhỏ vừa tay cần cho trẻ tập bốc để ăn, gặm nhấm dần dần.
- Nếu chế biến các món từ trứng thì mẹ cần đảm bảo nấu thật kỹ để tránh gây đau bụng, tiêu chảy. Bên cạnh đó món ăn mặn, thì các loại bánh từ trứng cũng là lựa chọn phù hợp để bổ sung vào thực đơn của bé.
- Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn mật ong, mứt vì đây là các loại thực phẩm chứa nhiều đường và tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu sốc nhiệt là gì? Những điều cần biết khi bị sốc nhiệt
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ con độ tuổi này có hệ tiêu hóa còn non nớt nên việc ăn gì, uống gì là một vấn đề vô cùng hệ trọng mà ba mẹ phải hết sức cẩn thận. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được thông tin hữu ích để xây dựng thực đơn ăn uống cho bé yêu nhà mình rồi nhé!