Kiến ba khoang là nỗi ám ảnh của nhiều người hiện nay khi ẩn chứa những mối nguy hiểm khó lường. Đặc biệt là đối với những gia đình có trẻ nhỏ, nếu không kịp thời phát hiện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy kiến ba khoang là gì? Có cách nào để phòng tránh chúng hay không? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm câu trả lời nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về kiến ba khoang và những biện pháp phòng tránh
Contents
1. Vài nét về kiến ba khoang
Kiến ba khoang, tên khoa học gọi là Paederus fuscipes, còn được biết đến với những cái tên khác như kiến gạo, kiến khoang, kiến cong,… Loại côn trùng này có hai màu đen và vàng cam xen kẽ. Phần thân thon dài khoảng 1 – 1.2cm và chiều ngang từ 2 – 3mm. Chúng sở hữu 2 đôi cánh, trong đó 1 đôi cánh cứng ngắn và 1 đôi cánh trong suốt, mỏng dính khép vào trong. Thêm vào đó là 3 đôi chân khiến chúng vừa bay vừa chạy rất nhanh.
Hầu hết kiến ba khoang sẽ rất thích ánh sáng hoặc đèn ban đêm. Chúng thường bay và đậu ở giường ngủ, chăn mền, quần áo,… nhưng sẽ không chủ động tấn công con người. Chỉ khi chúng bị chà sát hay tác động, một chất độc sẽ được phóng ra và bám trên da người gây ra những biểu hiện như viêm da, bỏng rát.
1.1. Tổ kiến ba khoang
Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều ở những nơi có khí hậu ẩm ướt. Tổ của chúng được phát hiện ở ruộng lúa, vườn cây, cỏ mục, bãi rác thải hay công trình đang xây dựng,…
1.2. Trứng kiến ba khoang
Trứng kiến được đẻ vào những đường nứt trên bề mặt đất. Thông thường, con cái sẽ đẻ khoảng 18 – 100 trứng, giai đoạn đẻ trứng diễn ra vào thời điểm cuối tháng 4, giữa tháng 5 kéo dài đến tháng 7.
Từ 3 đến 19 ngày sau, trứng sẽ nở thành ấu trùng. Giai đoạn 1 diễn ra từ 4 ngày đầu cho đến ngày thứ 22. Giai đoạn 2 diễn ra từ ngày thứ 7 cho đến ngày 36. Trong khi đó, giai đoạn nhộng sẽ kéo dài từ 3 – 12 ngày. Như vậy, tổng số ngày để hoàn thành một vòng đời nằm trong khoảng từ 22 – 50 ngày, cụ thể trung bình là 32,5 ngày.
2. Kiến ba khoang có tác hại như thế nào đối với con người?
Cục Y Tế dự phòng đã phân tích rằng cơ thể của kiến ba khoang chứa độc tố Pederin. Đây là một loại độc tính có độ mạnh gấp 12 – 15 lần nọc độc của rắn hổ. Tuy nhiên, vì con người chỉ tiếp xúc một lượng nhỏ ở ngoài bề mặt da nên không bị ảnh hưởng đến tính mạng.
Với lượng độc tố này, người bị dính độc sẽ bị ngứa rát, nổi bọng nước, càng gãi thì vết thương sẽ càng vỡ ra gây lở loét. Đặc biệt, lượng Pederin khiến vết thương lan nhanh và rộng hơn. Khi cộng sinh dính da thì độc tố này càng làm tăng mức độ tổn thương của con người.
Nếu được điều trị kịp thời thì một tuần sau vết thương sẽ hồi phục, ngược lại sẽ hình thành nên sẹo đỏ nhiều tháng sau mới hết. Trường hợp độc tố dính vào mắt sẽ khiến mắt bị sưng nề, viêm kết mạc và thậm chí là mù tạm thời.
3. Lý do khiến trong nhà có kiến ba khoang
Vậy đâu là nguyên nhân khiến trong nhà xuất hiện kiến ba khoang? Dưới đây là 2 lý do chính khiến những “vị khách không mời” này ghé thăm nhà bạn!
3.1. Do thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa mưa, sẽ là điều kiện lý tưởng để kiến ba khoang vào nhà sinh sản, kiếm ăn. Vì thế hãy cực kỳ chú ý vào những ngày giông gió, có thể kiến sẽ bay vào nhà bạn thông qua cửa chính, cửa sổ,…
3.2. Do tình trạng vệ sinh của nhà ở
Nơi trú ngụ lý tưởng của loài côn trùng này chính là nhà bếp vì đây là nơi tập hợp thức ăn thừa với không gian bừa bộn. Đặc biệt là khi bạn không thường xuyên dọn dẹp nhà sạch sẽ, kiến ba khoang với sự yêu thích dành cho những nơi dơ bẩn, bốc mùi sẽ không ngần ngại làm tổ ở nhà bạn!
4. Tổng hợp những cách phòng tránh kiến ba khoang hiệu quả
Khi nhắc đến kiến ba khoang, nhiều người sẽ tỏ ra hoang mang, lo lắng về độ nguy hiểm của nó. Những gia đình có còn nhỏ lại càng phải quan tâm hơn về vấn đề này nếu không muốn con cái mình bị tổn thương. Hiểu được điều đó, Bloggiamgia.edu.vn đã tổng hợp lại những cách phòng tránh loài côn trùng nguy hiểm này cực kỳ hiệu quả!
4.1. Sử dụng thuốc diệt côn trùng
Mùi thuốc diệt côn trùng có khả năng làm cho kiến ba khoang né tránh. Vì thế, hãy phun thuốc vào những vị trí nhỏ hẹp như kệ tủ, gầm giường hay những nơi trú ẩn của kiến để tiêu diệt triệt để.
4.2. Hạn chế ánh sáng trong nhà
Kiến ba khoang thường sẽ bị thu hút bởi ánh sáng phát ra từ đèn huỳnh quang, vì thế để tránh kiến bay vào nhà thì bạn hãy hạn chế ánh sáng đèn. Hoặc một cách khác, bạn có thể mở đèn ở ngoài sân hay ban công để thu hút chúng sang nơi khác.
Đặc biệt vào ban đêm, đừng quên đóng tất cả các cửa khi nhà đang bật đèn. Ánh sáng từ điện thoại hay laptop vẫn có thể thu hút kiến nên phương án lúc này là giăng màn hoặc thay bằng ánh sáng vàng ít thu hút kiến hơn.
Tìm hiểu thêm: Top 7 hostel và khách sạn Hà Giang du khách không thể bỏ qua
4.3. Trồng sả hoặc sử dụng tinh dầu sả
Loại kiến này cực kỳ ghét mùi sả. Vì thế, bạn có thể đặt một vài chậu sả nhỏ ở trên bệ cửa sổ, cạnh chân tủ hay ở các góc nhà,… để xua đuổi chúng. Một cách khác là pha loãng tinh dầu sả với nước rồi xịt lên chăn màn, quần áo để chúng không thèm đến nữa.
4.4. Dụ kiến ra khỏi nhà bằng bẫy đèn
Vì kiến ba khoang có đặc tính ưa sáng nên bạn có thể tham khảo một biện pháp khá hiệu quả như sau: Bật đèn ở ngoài hành lang, phía dưới để một thau nước trong suốt. Kiến khi thấy ánh đèn phản chiếu ở dưới nước sẽ bò tới, vì thế mà rơi vào thau nước.
4.5. Trồng những loại cây đuổi được kiến ba khoang
Thay vì dùng đến hóa chất, bạn cũng xua đuổi được loài kiến nguy hiểm này bằng cách trồng một số loại cây quanh nhà như cây húng quế, sen cạn, oải hương, bạc hà, cỏ xạ hương chanh,…
4.6. Dùng lưới ngăn côn trùng
Lưới ngăn côn trùng là giải pháp mang lại hiệu quả cao trong thời gian dài và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng chúng sẽ không thể nào xâm nhập vào không gian sống của mình!
4.7. Vệ sinh không gian sống gọn gàng, ngăn nắp
Dọn dẹp nhà cửa không chỉ là cách để duy trì môi trường sinh hoạt lành mạnh mà còn là giải pháp để phòng tránh kiến ba khoang, tránh việc chúng làm tổ trong nhà bạn.
5. Cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn
Khi bị kiến ba khoang cắn, nhiều người sẽ có tâm lý lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, đây là thời điểm mà bạn cần bình tĩnh xử lý để tránh vết thương lan rộng. Lúc này, hãy nhanh chóng rửa vùng da bị đỏ rát bằng nước muối sinh lý. Tiếp theo, lấy hồ nước trong y rồi bôi lên chỗ da tổn thương để tránh phồng rộp.
Trong trường hợp chỗ tiếp xúc ngày càng nghiêm trọng, thấy xuất hiện mủ thì hãy tiến hành sát khuẩn bằng dung dịch xanh methylen. Nếu vết thương đã khô và không còn chảy dịch, nên bôi những loại thuốc mỡ có đặc tính diệt khuẩn, kháng sinh kết hợp với corticoid nhẹ và vừa để vết thương nhanh lành hơn.
>>>>>Xem thêm: Nhựa HDPE là gì? Đặc điểm và ứng dụng của nhựa HDPE
Nếu bạn nhận thấy tình trạng không khá khẩm hơn thì hãy tìm đến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà để tránh vết thương trở nên trầm trọng hơn.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về kiến ba khoang cũng như tổng hợp những cách để phòng tránh chúng. Qua bài viết, Bloggiamgia.edu.vn hy vọng rằng bạn sẽ loại bỏ được những “vị khách không mời” này ra khỏi nơi sinh sống, đem lại sự yên tâm cho cả gia đình nhé!