Tìm hiểu về Inox 303: đặc điểm, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Rate this post

Vượt qua nhiều cái tên khác, Inox 303 đã và đang trở thành ‘vật liệu xu hướng’ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Sở hữu những đặc tính cơ học nổi bật, không có gì khó hiểu khi loại Inox này được công nhận cả về độ bền bỉ lẫn khả năng chống ăn mòn ưu việt nhất. Mời bạn cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu tất tần tật về Inox 303 thông qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về Inox 303: đặc điểm, tính chất và ứng dụng thực tiễn

1. Vài nét về Inox 303

1.1 Định nghĩa

Inox 303 là một đại diện tiêu biểu của họ thép không gỉ Austenit (hay sắt gamma) không từ tính. Đây còn được xem là bản sửa đổi có nâng cấp từ loại thép không gỉ với 8% niken và 18% crom trên tổng khối lượng. Trong đó, các dạng phổ biến nhất hiện nay gồm Inox 303 dạng tấm, Inox 303 dạng cuộn tròn, Inox 303 dạng thanh hình lục giác, Inox 303 dạng thanh vuông và Inox 303 dạng phẳng.

Tìm hiểu về Inox 303: đặc điểm, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Inox 303 là đại diện tiêu biểu của họ thép không gỉ Austenit (sắt gamma) không từ tính

Bản chất có chứa lưu huỳnh đã giúp cho Inox 303 ‘nổi lên’ với những đặc tính vượt trội như tính ổn định; khả năng gia công dễ dàng, linh hoạt cùng khả năng chống mài mòn được đánh giá cao. Tương tự như các loại thép Austenit khác, Inox 303 với độ dẻo dai ngoài mong đợi, lại không bao gồm từ tính nên rất phù hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Hiện nay, Inox 303 chủ yếu được chế tác dưới dạng thanh (gọi tắt là T-303) nhằm thuận tiện hơn cho việc vận chuyển và bảo quản vật liệu.

1.2 Thành phần hóa học

Về thành phần hóa học, Inox 303 được cấu tạo từ sắt – nguyên tố chủ chốt chiếm tỉ trọng cao nhất trên tổng khối lượng. Ngoài ra còn có sự kết hợp của một số thành tố vi lượng khác. Đáng chú ý, tỉ lệ các thành tố này không cố định và có thể thay đổi linh hoạt vì Inox 303 chủ yếu được phân loại dựa trên tính chất vật lý chứ không phải hóa học như nhiều hợp kim khác.

Tìm hiểu về Inox 303: đặc điểm, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Inox 303 là hợp kim của sắt với một số nguyên tố vi lượng khác

Những nguyên tố vi lượng quan trọng được tìm thấy trong Inox 303 bao gồm: crom (13 – 19%), niken (8 – 10%), mangan (tối đa 2%), silic – đồng (tối đa 1%), cacbon – nitơ (tối đa 0.1%), lưu huỳnh (tối đa 0.03%), phospho (tối đa 0.045%),…

2. Tính chất tiêu biểu của Inox 303

2.1 Tính chất vật lý của Inox 303

Tính chất vật lý của Inox 303 có thể được xác định thông qua quá trình quan sát, đo lường và thống kê. Trong đó, các thông số được quan tâm nhất chính là tỷ trọng, độ giãn nở do nhiệt, độ nóng chảy do nhiệt, khả năng co giãn và đàn hồi, điện trở suất,… Cụ thể, Inox 303 có:

  • Tỷ trọng: 8.03 kg/m3
  • Nhiệt độ nóng chảy: 1455 độ C
  • Hệ số giãn nở do nhiệt: 17.2 ở 0 – 100 độ C, 17.8 ở 0 – 315 độ C, 18.4 ở 0 – 538 độ C
  • Hệ số đàn hồi: 193 GPa
  • Khả năng dẫn nhiệt: 16.3W/m.K tại 100 độ C và 21.5 W/m.K tại 500 độ C
  • Điện trở suất: 720 nΩ.m

Tìm hiểu về Inox 303: đặc điểm, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Tính chất vật lý của Inox 303 có thể được xác định thông qua quá trình quan sát

2.2 Tính chất cơ học của Inox 303

Tính chất cơ học của Inox 303 thường được thể hiện qua một số yếu tố căn bản như tính dẻo, tính cứng, độ bền và độ nén. Những thông số này sẽ giúp người tiêu dùng nắm được khả năng chịu áp lực tối đa của vật liệu là bao nhiêu. Liên quan tới Inox 303, độ dẻo chính là đặc tính nổi trội hơn cả, thậm chí được đánh giá cao hơn hẳn so với các phiên bản cũ như Inox 201 hay Inox 304.

Tìm hiểu về Inox 303: đặc điểm, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Độ dẻo được xem là một trong những đặc tính nổi trội nhất của Inox 303

Cụ thể:

  • Độ bền kéo (MPa): 500 –750 MPa
  • Độ giãn: tối thiểu 35%
  • Độ cứng: thấp hơn 262 HB 
  • Độ nén: tối thiểu 190 MPa
  • Giới hạn chảy 0.2% Proof: 586 MPa

3. Ứng dụng tiêu biểu của Inox 303 trong thực tiễn

Như đã nói ở trên, Inox 303 là vật liệu rất thông dụng đối với đời sống hiện đại của con người, thường dùng để:

  • Sản xuất các loại phụ tùng như đai ốc, bu lông và long đền, do đó liên quan trực tiếp đến các ngành điện tử, sửa chữa phương tiện vận tải, xây dựng, cơ khí,…
  • Cán đinh rút rive và vít inox dùng để lợp mái tôn, gia công cửa đóng cuốn, cửa xếp kim loại, cửa kính nhôm, khung nhôm, vách kính,…
  • Chế tạo các loại trục máy và bánh răng với tuổi thọ cao, giúp tạo nên những chuyển động nhẹ nhàng và ăn khớp
  • Sản xuất linh kiện, phụ kiện máy bay nhờ độ mỏng lý tưởng và khả năng cuộn lại dễ dàng, qua đó mang lại sự cứng cáp, phòng tránh nóng chảy hoặc rò rỉ nguyên liệu

Tìm hiểu thêm: Luận về sao Tham Lang, ý nghĩa sao tại các cung đầy đủ, chi tiết nhất

Tìm hiểu về Inox 303: đặc điểm, tính chất và ứng dụng thực tiễn
Inox 303 được ứng dụng rộng rãi và cực kỳ thông dụng với đời sống con người

  • Gia công các loại bạc đạn, xi lanh, ống lót trục nhờ khả năng chống ăn mòn đáng chú ý. Sử dụng Inox 303 còn giúp hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn vào trục máy cũng như giảm thiểu khả năng rò rỉ các chất bôi trơn khỏi động cơ
  • Sản xuất linh kiện điện giúp đóng ngắt dòng điện ngay khi xảy ra các sự cố quá tải hoặc ngắn mạch điện. Chưa kể, Inox 303 còn sở hữu khả năng cách điện hiệu quả, qua đó đảm bảo an toàn cho người dùng khi thời tiết xấu
  • Gia công khớp ống nối và mặt bích – những phụ kiện cơ khí thiết yếu giúp kết nối hệ thống đường ống với thiết bị. Đặc điểm của Inox 303 hoàn toàn phù hợp để sản xuất những linh kiện này vì khả năng chịu nhiệt, chịu tải và chống oxy hóa, chống ăn mòn cao

Tìm hiểu về Inox 303: đặc điểm, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Inox 303 được dùng để gia công những linh kiện yêu cầu độ tỉ mỉ cao

4. So sánh Inox 303 và Inox 304

Trên thị trường hiện nay đang lưu hành rất nhiều loại thép không gỉ với ưu nhược điểm khác nhau. Trong số đó có Inox 303 và 304 – hai vật liệu được hầu hết người tiêu dùng công nhận về độ bền bỉ lẫn khả năng chống ăn mòn cực tốt. Mời bạn cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn thông qua một số tiêu chí so sánh cơ bản như sau:

  • Khả năng chống ăn mòn: về tổng thể thì Inox 304 chống ăn mòn tốt hơn so với Inox 303 trong hầu hết các điều kiện môi trường ngoại trừ nơi có chứa hàm 
  • lượng clorua lớn. Mặt khác, Inox 303 sẽ bền bỉ hơn trong môi trường ôn hòa trung tính với nền nhiệt – ẩm ổn định, riêng Inox 304 có thể thích nghi tốt với môi trường biển nhiều muối với độ ẩm cao

Tìm hiểu về Inox 303: đặc điểm, tính chất và ứng dụng thực tiễn

Inox 303 rất bền bỉ khi tồn tại trong những môi trường ôn hòa với nền nhiệt ổn định

  • Khả năng chịu nhiệt: Inox 303 có thể chịu nhiệt tốt khi tiếp xúc với nguồn nhiệt không liên tục đến 760 độ và nguồn nhiệt liên tục tối đa 870 độ C. Riêng Inox 304 chịu nhiệt liên tục đến 925 độ C (nguồn nhiệt không liên tục không gây ảnh hưởng gì). Nói cách khác thì Inox 303 dễ gia công hơn nhưng lại chịu nhiệt kém hơn loại hợp kim 304

Tìm hiểu về Inox 303: đặc điểm, tính chất và ứng dụng thực tiễn

>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa hoa dã quỳ, bạn đã biết chưa? 

Inox 303 dễ gia công nhưng chịu nhiệt kém hơn Inox 304

  • Khả năng chế tác và gia công: Inox 303 rất dễ gia công chỉ với công cụ cắt đơn giản, trong khi Inox 304 đòi hỏi người làm nghề phải sử dụng công cụ cắt sắc bén và xử lý bằng kỹ thuật cao hơn

Trên đây là toàn bộ bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về đặc điểm, tính chất cũng như các ứng dụng thực tiễn của Inox 303 trong thực tế đời sống. Hi vọng rằng những kiến thức nói trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về loại vật liệu hữu ích này. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

>>>Đọc thêm: Tổng quan về Inox 420: định nghĩa, đặc điểm và ứng dụng nổi bật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *