Tìm hiểu tất tần tật về hiện tượng gặp ảo giác khi ngủ

Rate this post

Ảo giác khi ngủ là những hiện tượng ảo giác có thể xảy ra cả trước khi ngủ và sau khi thức dậy. Hiện tượng này thường bị nhầm lẫn với ngủ mớ hoặc mộng du, thậm chí là bóng đè. Trong bài viết này, cùng đi tìm hiểu chi tiết về ảo giác khi ngủ cũng như nguyên nhân và cách phòng ngừa nhé!

Bạn đang đọc: Tìm hiểu tất tần tật về hiện tượng gặp ảo giác khi ngủ

1. Ảo giác khi ngủ là gì?

Tìm hiểu tất tần tật về hiện tượng gặp ảo giác khi ngủ

Ảo giác khi ngủ là 1 dạng rối loạn giấc ngủ

Ảo giác khi ngủ được liệt kê vào nhóm rối loạn giấc ngủ. Nó gây ra 1 trải nghiệm ảo nhưng có vẻ cực kỳ chân thực. Ảo giác khi ngủ có thể liên quan tới âm thanh, hình ảnh, thậm chí cả xúc giác, vị giác và khứu giác. 

Hiện tượng này thường bị nhầm lẫn với ngủ mớ, mộng du. Nghĩa là chính bạn cũng không ý thức được mình đang tỉnh hay đang ngủ. Ngoài ra, ảo giác khi ngủ cũng có thể đem lại trải nghiệm như đang gặp 1 cơn ác mộng. 

Ngoài ra còn có dạng ảo giác thị giác phức tạp khi bạn nhìn thấy những hình ảnh người hoặc động vật. Loại ảo giác này có xu hướng xảy ra khi bạn đột nhiên bị đánh thức, trong trạng thái lơ mơ nhưng bạn vẫn ý thức được bản thân mình đang thức. Hiện tượng này có thể gây sợ hãi do các hình ảnh quá thật. Một số người thậm chí hốt hoảng nhảy ra khỏi giường. 

Các hình ảnh này có thể xuất hiện trong nhiều phút và thường biến mất khi bật đèn lên. Đôi khi ảo giác khi ngủ là do chứng đau nửa đầu gây ra.

Ảo giác khi ngủ thường xảy ra vào một trong hai thời điểm sau:

  • Khi bạn chuẩn bị chìm vào giấc ngủ
  • Khi bạn vừa thức dậy

Tìm hiểu tất tần tật về hiện tượng gặp ảo giác khi ngủ

Ảo giác khi ngủ và tê liệt khi ngủ có thể xảy ra cùng một lúc.

Ảo giác khi ngủ có thể là một dấu hiệu của chứng ngủ rũ, đặc biệt là khi tình trạng ảo giác xảy ra vào ban ngày. Ảo giác khi ngủ và tê liệt khi ngủ có thể xảy ra cùng một lúc. Người ngủ trải qua những giai đoạn nói mớ hoặc mộng du.

2. Các dạng ảo giác khi ngủ

Có 2 dạng ảo giác thôi miên sau: 

2.1. Ảo giác thôi miên buồn ngủ (Hypnagogic Hallucinations)

Đây là dạng ảo giác thường gặp nhất liên quan tới giấc ngủ. Khảo sát cho thấy có tới 37% dân số đều từng gặp qua hiện tượng kỳ ảo này. Ảo giác thôi miên buồn ngủ thường xuất hiện khi 1 người mới vào giấc, họ gặp những giấc mơ kỳ lạ và thức dậy đột ngột.

Loại ảo giác giấc ngủ này chủ yếu là liên quan tới thính giác. Các ảo giác bao gồm những tiếng người nói chuyện, tiếng ồn hoặc những tiếng réo trong tai. Nhóm người gặp ảo giác thôi miên còn thường đang sử dụng 1 số loại thuốc hoặc sau khi đã ngưng thuốc. Một số người còn báo cáo về ảo giác bị bọ hoặc côn trùng bò khắp cơ thể, khiến họ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. 

Tìm hiểu tất tần tật về hiện tượng gặp ảo giác khi ngủ

Ảo giác thôi miên buồn ngủ thường xuất hiện khi 1 người mới vào giấc

2.2. Dạng 2 là ảo giác thôi miên nửa thức nửa ngủ (Hypnopompic Hallucinations)

Đây là loại ảo giác xuất hiện khi 1 người đang trong trạng thái vừa thức dậy, chưa hoàn toàn tỉnh giấc 100%. Chính vì thế, nhiều người có thể phân biệt được tình trạng ảo giác lúc này. So với ảo giác thôi miên buồn ngủ, Hypnopompic Hallucinations hiếm gặp hơn, chỉ khoảng 12,5% dân số từng trải qua hiện tượng này.

Ảo giác thôi miên nửa thức nửa ngủ cũng có thể là 1 dấu hiệu của chứng tê liệt giấc ngủ. Đây là tình trạng cơ thể bị bất động hoàn toàn dù bạn đã tỉnh giấc, một số ảo giác có thể xảy ra lúc này. Tê liệt giấc ngủ thường bị dân gian đánh đồng với hiện tượng bóng đè.

Khi đó, người trong cuộc óc cảm giác như 1 thế lực ma quỷ nào đó đang tấn công. Cảm giác sợ hãi thường đi kèm những ảo giác chân thực như bị dẫm đạp, đấm đá. 

3. Các triệu chứng của ảo giác khi ngủ là gì?

Bạn có thể bị đang mắc chứng ảo giác khi ngủ nếu bạn:

  • Thường xuyên thấy những ảo giác dường như rất thật diễn ra ngay trước khi chìm vào giấc ngủ hoặc ngay sau khi thức dậy
  • Những sự kiện tưởng tượng này chủ yếu là hình ảnh

Tìm hiểu thêm: Uống nước ấm trước khi ngủ – Lợi ích không ngờ tới

Tìm hiểu tất tần tật về hiện tượng gặp ảo giác khi ngủ
Thường xuyên thấy những ảo giác rất thật diễn ra trước khi chìm vào giấc ngủ

Điều quan trọng nữa là phải biết liệu có yếu tố gì khác đang gây ra những ảo giác này hay không. Chúng có thể là kết quả của một trong những điều sau đây:

  • Rối loạn giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ
  • Sử dụng thuốc
  • Rối loạn sức khỏe tâm thần
  • Lạm dụng chất kích thích

4. Các yếu tố nguy cơ gây ảo giác khi ngủ là gì?

Ảo giác liên quan đến giấc ngủ là 1 tình trạng khá phổ biến. Như đã nói phía trên có 30% dân số báo cáo từng gặp hiện tượng này. Ảo giác khi ngủ có xu hướng giảm dần theo tuổi tác.

Chúng phổ biến hơn ở nhóm thanh thiếu niên và cũng xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ so với nam giới. Ảo giác khi ngủ cũng rất phổ biến ở những người mắc chứng ngủ rũ. Các yếu tố có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh 
  • Thói quen sử dụng rượu 
  • Sự lo lắng, căng thẳng
  • Rối loạn tâm trạng
  • Mất ngủ
  • Động kinh

Tìm hiểu tất tần tật về hiện tượng gặp ảo giác khi ngủ

Ảo giác liên quan đến giấc ngủ là 1 tình trạng khá phổ biến.

5. Cách chẩn đoán ảo giác khi ngủ

Nếu bạn thường xuyên gặp những dấu hiệu ảo giác khi ngủ, gây ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống cũng như sinh khỏe thể chất, tinh thần thì đừng ngần ngại thăm khám bác sĩ sớm. 

Trường hợp ảo giác xuất hiện cùng những buồn ngủ nghiêm trọng vào ban ngày, thì bạn có thể mắc chứng ngủ rũ. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán và chữa trị chứng ngủ rũ tại nhà, mà nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ. 

Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ cần biết khi nào ảo giác bắt đầu, tần suất các ảo giác xảy ra và kéo dài bao lâu. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ cần biết toàn bộ lịch sử y tế, tâm thần và giấc ngủ của bạn (bạn có buồn ngủ bất thường hoặc có bất kỳ vấn đề về giấc ngủ nào khác không). Đừng ngần ngại chia sẻ cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn sử dụng, cả trước đây lẫn bây giờ.

Hãy cho bác sĩ biết có bất kỳ thành viên nào trong gia đình gặp vấn đề về giấc ngủ không. Bạn có thể tập viết nhật ký giấc ngủ trong hai tuần. Nhật ký giấc ngủ sẽ giúp bác sĩ hiểu được thói quen đi ngủ của bạn. Dữ liệu này cung cấp cho bác sĩ manh mối về nguyên nhân gây ra vấn đề và cách khắc phục.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một nghiên cứu về giấc ngủ nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng. Nghiên cứu này được gọi là polysomnography, lập ra các biểu đồ sóng não, nhịp tim và nhịp thở khi bạn ngủ.

Tìm hiểu tất tần tật về hiện tượng gặp ảo giác khi ngủ

Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán và chữa trị rối loạn giấc ngủ bằng thuốc tại nhà

Nó cũng ghi lại tay và chân của bạn di chuyển khi đang ngủ. Nghiên cứu này sẽ giúp tiết lộ câu trả lời liệu ảo giác có liên quan đến bất kỳ chứng rối loạn giấc ngủ nào khác hay không.

Nếu bạn có xu hướng buồn ngủ vào ban ngày, thì bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một nghiên cứu về giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Đây được gọi là Kiểm tra độ trễ nhiều giấc ngủ (MSLT). MSLT sẽ đo tốc độ bạn ngủ thiếp đi trong ngày. Nó sẽ giúp cho biết liệu ảo giác của bạn có phải là dấu hiệu của chứng ngủ rũ hay không.

6. Điều trị ảo giác khi ngủ

Chứng ảo giác liên quan đến giấc có thể biến mất theo thời gian mà không cần điều trị. Việc thực hành các thói quen lành mạnh cũng giúp chứng ảo giác giấc ngủ biến mất nhanh chóng, chẳng hạn:

  • Ngủ đủ giấc
  • Ngủ và thức dậy theo lịch trình nhất quán, chẳng hạn 7h sáng và 10h tối, kể cả ngày cuối tuần. 
  • Tránh uống bia rượu cùng các chất kích thích khác. 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về tác dụng phụ gây ảo giác khi ngủ có thể có ở những toa thuốc bạn đang sử dụng. 
  • Nếu chứng rối loạn giấc ngủ khiến chất lượng giấc ngủ của bạn giảm đáng kể hay gây cảm giác lo lắng, căng thẳng thì hãy thăm khám bác sĩ để kịp thời hỗ trợ. Nếu ảo giác là dấu hiệu của một chứng rối loạn giấc ngủ khác, chẳng hạn như chứng ngủ rũ, thì nên tuân thủ theo phác đồ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn.

Tìm hiểu tất tần tật về hiện tượng gặp ảo giác khi ngủ

>>>>>Xem thêm: Tại sao chúng ta khóc khi đang ngủ – Những lý do phổ biến nhất

Thực hành các thói quen lành mạnh cũng giúp chứng ảo giác giấc ngủ biến mất

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến chứng ảo giác khi ngủ. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của bạn về chủ đề này rồi nhé!

Nguồn tham khảo: https://sleepeducation.org/sleep-disorders/sleep-hallucinations/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *