Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự kỷ và giấc ngủ

Rate this post

Trong vài tháng đầu đời, trẻ sơ sinh ngủ nhiều. Càng lớn, con càng giảm dần số giờ ngủ cũng như tấn suất thực hiện các giấc ngủ ngắn và bắt đầu ngủ trong thời gian dài hơn vào ban đêm. Nhưng đối với một số trẻ tự kỷ, con có thể vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong việc này.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự kỷ và giấc ngủ

Theo nghiên cứu rối loạn giấc ngủ phổ biến hơn ở trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng từ 40% đến 80% trẻ em mắc chứng ASD bị khó ngủ. Trong bài viết sau hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn đi tìm hiểu mối liên hệ giữa tự kỷ và giấc ngủ nhé!

Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự kỷ và giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ phổ biến hơn ở trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ.

1. Tìm hiểu giấc ngủ ở trẻ bị tự kỷ

Các vấn đề về giấc ngủ phổ biến nhất ở những đứa trẻ tự kỷ bao gồm:

  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Thói quen ngủ không nhất quán
  • Bồn chồn hoặc chất lượng giấc ngủ kém
  • Thức dậy sớm và thức dậy thường xuyên

Việc thiếu ngủ, khó ngủ không chỉ ảnh hưởng đến trẻ mà còn ảnh hưởng đến mọi thành viên trong gia đình. Nếu bạn bị thiếu ngủ từ đêm này qua đêm khác do phải thức dậy cùng con, chắc chắn bạn sẽ hiểu cảm giác mệt mỏi này. 

Các nhà nghiên cứu không biết chắc tại sao trẻ tự kỷ gặp vấn đề với giấc ngủ, nhưng họ có một số giả thuyết. Đầu tiên là trẻ tự kỷ không nhận thức được tín hiệu ngày – đêm. Mọi người biết khi nào là thời gian để đi ngủ vào ban đêm là nhờ vào việc nhận biết được chu kỳ thay đổi luân phiên nhịp nhàng giữa ánh sáng, bóng tối và nhịp sinh học của cơ thể.

Trong khi trẻ tự kỷ rất khó để nhận biết điều này. Bên cạnh đó, có 1 khái niệm nữa là tín hiệu xã hội. Ví dụ, trẻ có thể nhìn thấy anh chị em của mình chuẩn bị đi ngủ và bắt chước theo. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp, có thể hiểu sai hoặc không hiểu những tín hiệu này.

Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự kỷ và giấc ngủ

Trẻ tự kỷ không nhận thức được tín hiệu ngày – đêm.

Một giả thuyết khác liên quan đến hormone melatonin, một hormone giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ. Để tạo ra melatonin, cơ thể cần một axit amin gọi là tryptophan, mà nghiên cứu đã phát hiện ra, nồng độ tryptophan có sự bất thường ở trẻ tự kỷ, có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trẻ bình thường.

Thông thường, mức melatonin tăng lên khi trời tối (vào ban đêm) và giảm xuống vào ban ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số trẻ tự kỷ không giải phóng melatonin vào đúng thời điểm trong ngày. Thay vào đó, chúng có lượng melatonin cao vào ban ngày và thấp hơn vào ban đêm.

Một lý do khác khiến trẻ tự kỷ khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm có thể là do trẻ nhạy cảm hơn với các kích thích bên ngoài, chẳng hạn như ánh sáng hoặc âm thanh. Trong khi hầu hết trẻ em tiếp tục ngủ ngon lành khi mẹ chúng mở cửa phòng ngủ thì trẻ mắc ASD có thể thức giấc đột ngột.

Lo lắng là một tình trạng có thể khác có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ ở trẻ tự kỷ. Chúng có xu hướng bồn chồn, lo lắng hơn những trẻ khác.

Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự kỷ và giấc ngủ

Lo lắng là một tình trạng có thể khác có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

2. Mối quan hệ giữa tự kỷ và giấc ngủ như thế nào?

Ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe tổng thể của trẻ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở trẻ tự kỷ, có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc thiếu ngủ và các đặc điểm tâm lý như sau:

  • Hiếu chiến
  • Trầm cảm
  • Tăng động
  • Gia tăng các vấn đề về hành vi quá khích như khóc, nóng nảy, la hét, cau có,…
  • Cáu gắt, không kiểm soát được cảm xúc
  • Hiệu suất học tập và nhận thức kém

Nếu bé yêu nhà bạn không ngủ, rất có thể điều này cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Một nghiên cứu đã cho thấy cha mẹ có con là trẻ tự kỷ ngủ ít hơn, chất lượng giấc ngủ kém hơn và thức dậy sớm hơn so với cha mẹ của những đứa trẻ không mắc chứng tự kỷ.

Tìm hiểu thêm: Cách chọn nhạc cho người mất ngủ

Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự kỷ và giấc ngủ
Ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe tổng thể của trẻ.

3. Những dấu hiệu cho thấy trẻ tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ 

Mỗi đứa trẻ có nhu cầu ngủ hơi khác nhau. Nhưng nhìn chung, đây là thời gian dành cho giấc ngủ trẻ em cần được chia theo độ tuổi:

  • Độ tuổi 1-3: Trẻ cần 12-14 giờ ngủ mỗi ngày 
  • Độ tuổi 3-6: Trẻ cần 10-12 giờ ngủ mỗi ngày
  • Độ tuổi từ 7-12: Trẻ cần 10-11 giờ ngủ mỗi ngày

Nếu con bạn thường xuyên khó ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong đêm, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về giấc ngủ. Để biết chắc chắn nghi ngờ của bạn là đúng hay không, hãy cho con thăm khám bác sĩ sớm. 

Để theo dõi thói quen ngủ của con một cách chi tiết nhất, ba mẹ nên sử dụng 1 cuốn sổ ghi chép (hay còn gọi là nhật ký giấc ngủ). Như vậy, bạn có thể dễ dàng kiểm tra, theo dõi con bạn ngủ bao nhiêu giấc 1 ngày, bao nhiêu giờ mỗi ngày, bao nhiêu giờ 1 đêm,…

Bạn nên chú ý cả tiếng ngáy hay bất kỳ chuyển động bất thường nào khi bé ngủ. Nhờ vậy ba mẹ sẽ dễ dàng chia sẻ thói quen ngủ của con với bác sĩ điều trị.

4. Mẹo giúp trẻ tự kỷ ngủ ngon hơn

Chỉ nên cho trẻ tự kỷ uống thuốc ngủ như một phương án cuối cùng khi ba mẹ đã thử hết các cách. 

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng có một số sự thay đổi lối sống có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ ở trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó, việc bổ sung các chất hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên cũng có thể giúp con ngủ ngon hơn.

Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự kỷ và giấc ngủ

Một số sự thay đổi lối sống có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ ở trẻ tự kỷ

Tuyệt đối không cho trẻ các chất kích thích hệ thần kinh như trà, cà phê hoặc ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ. 

Thiết lập 1 thói quen vào buổi tối cho bé, chẳng hạn như tắm cho con bạn, đọc một câu chuyện và cho con đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm.

Cho trẻ tham gia các hoạt động đem lại sự thư giãn trước khi đi ngủ như đọc sách, xoa bóp lưng nhẹ nhàng hoặc bật nhạc nhẹ, tiếng ồn trắng. 

  • Tắt tivi, các thiết bị điện tử như điện thoại, trò chơi điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
  • Để tránh bị xao nhãng vào ban đêm, hãy treo rèm dày trên cửa sổ phòng con. Điều này giúp cản ánh sáng. Ngoài ra, bạn có thể trải thảm dày để giảm âm thanh bước chân, đồng thời đảm bảo cửa không có tiếng kêu cọt kẹt hay lọt âm thanh từ ngoài đường vào phòng bé. Bạn cũng nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ trong phòng vừa đủ, lựa chọn giường ngủ, nệm, chăm ga gối chất liệu dễ chịu, màu sắc họa tiết phù hợp với sở thích của con bạn.
  • Hãy xin trước ý kiến của bác sĩ nhi khoa về việc có nên cho con bạn uống melatonin ngay trước khi đi ngủ. Loại thực phẩm bổ sung này thường được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ để giúp người đi du lịch vượt qua tình trạng mệt mỏi sau chuyến bay dài . Nó có thể giúp điều hòa chu kỳ giấc ngủ ở trẻ tự kỷ, giúp con ngủ ngon hơn khi đêm xuống. Các nghiên cứu được thực hiện từ trước cho đến nay cho cũng cho thấy rằng thực phẩm bổ sung Melatonin an toàn và hiệu quả.

Tìm hiểu mối quan hệ giữa tự kỷ và giấc ngủ

>>>>>Xem thêm: Nhiệt độ tốt nhất cho giấc ngủ vào mùa hè là bao nhiêu?

Để tránh bị xao nhãng vào ban đêm, hãy treo rèm dày trên cửa sổ phòng con.

  • Liệu pháp ánh sáng cũng được kết hợp để điều trị chứng mất ngủ ở trẻ tự kỷ. Việc cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng có thể giúp điều chỉnh quá trình giải phóng melatonin của cơ thể, từ đó giúp bé yêu cảm thấy tỉnh táo hơn vào ban ngày.

Bài viết đã phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng tự kỷ và giấc ngủ. Nhìn chung, thuốc ngủ luôn là giải pháp cuối cùng khi các biện pháp tự nhiên khác không đem lại kết quả. Hãy áp dụng những lời khuyên Bloggiamgia.edu.vn đã chia sẻ phía trên để bé yêu nhà bạn có thể ngủ ngon hơn nhé!

Nguồn: https://www.sleepadvisor.org/autism-and-sleep/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *