Chắc hẳn rằng trong cuộc sống bạn đã từng nghe nhắc tới tỉ lệ vàng khi khen kết cấu khuôn mặt, vóc dáng, nhà cửa,… Tuy nhiên, liệu bạn đã biết tỷ lệ vàng là gì và khi nào thì được coi là đạt tỷ lệ vàng cũng như ứng dụng trong cuộc sống ra sao? Để giải đáp những vấn đề này bạn có thể theo dõi bài viết sau!
Bạn đang đọc: Tỉ lệ vàng là gì? Các ứng dụng của tỉ lệ vàng
Contents
1. Tỷ lệ vàng là gì?
Mỗi người có thể có cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, theo lý giải thì tỷ lệ này xuất hiện khi một đường thẳng được chia thành 2 đoạn thẳng, trong đó, đoạn (a) là đoạn dài hơn chia cho đoạn (b) là đoạn ngắn kết được kết quả bằng với tổng chiều dài của đoạn (a) + (b) chia cho (a). Cả 2 phép tính trên đều cho ra số vô tỉ và ~~1,618.
Định nghĩa trên được chính Euclid – một nhà toán học nổi tiếng đã đề cập tới trong tác phẩm “Elements” của mình vào khoảng năm 300 TCN.
Trong cuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực thiết kế, người ta thường dùng từ tỉ lệ vàng khi đề cập tới sự hài hòa, thẩm mỹ về kích thước tổng thể của công trình. Còn trên cơ thể, khuôn mặt thì người ta dùng từ này để nói lên vẻ đẹp hoàn mỹ về, đáng mong ước được tạo hóa ban cho người đó.
2. Lịch sử về tỷ lệ vàng
Như đã đề cập, từ khoảng năm 300 TCN nhà toán học Euclid đã đề cập tới tỷ lệ vàng. Trong thực tế, thuật ngữ này cũng đã được sử dụng suốt chiều dài lịch sử và trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
2.1. Tỉ lệ vàng trong kiến trúc Ai Cập, Hy Lạp cổ đại
Theo các nhà khoa học thì tỉ lệ vàng đã được người Ai Cập cổ đại ứng dụng trong việc thiết kế và xây dựng Kim Tự Tháp vào khoảng năm 2600 TCN. Hầu hết các cấu trúc hình học của một trong 7 kỳ quan thế giới này đều cho thấy sự xuất hiện của tỉ lệ vàng.
Ví dụ, tổng diện tích 4 mặt bên của Kim Tự Tháp chia cho diện tích đáy được kết quả là 1,618. Hay nếu chia mặt dọc của Kim Tự Tháp thành hình tam giác vuông, sau đó lấy cạnh huyền chia cạnh đáy cũng được gần 1,618.
Còn người Hy Lạp cổ cũng được cho là đã ứng dụng tỉ lệ vàng vào xây dựng “Điện Pantheon” mặc dù kết luận này vẫn còn có một số tranh cãi.
Ngoài ra, tỷ lệ vàng còn xuất hiện trong cả các tác phẩm về triết học và toán học. Nhưng ở thời đại đó khái niệm này còn chưa thực sự phổ biến.
2.2. Khoảng năm 1200: Dãy số Fibonacci
Dãy số này được đặt theo tên của nhà toán học người Ý Leonardo Pisano Bonacci. Ông sinh khoảng năm 1175 sau Công Nguyên và thường được gọi với cái tên là Leonardo Fibonacci.
Fibonacci là một dãy số vô hạn các số tự nhiên, trong đó bắt đầu bằng số 0, 1. Các số tiếp theo của dãy số này bằng tổng của 2 số liên trước cộng lại. Ví dụ: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13,… Được biết, dãy số Fibonacci được ông khám phá ra sau khi theo học một thầy giáo người Ả Rập ở Bắc Phi. Dãy số này cũng được ong giới thiệu trong tác phẩm “Liber Abaci” của mình, xuất bản năm 1202 thông qua ví dụ về sự sinh sản của loài thỏ.
Sở dĩ nói dãy số Fibonacci liên quan tới tỉ lệ vàng là bởi nếu chúng ta lấy số sau chia cho số trước trong dãy số này thì được kết quả gần với số 1,618. Ví dụ 1:1, 3:2. 21:13,…
2.3. Tỷ lệ vàng và thời đại Phục Hưng
Leonardo Da Vinci – Danh họa nổi tiếng thế giới vào khoảng những năm 1500 đã nhận lời vẽ tranh minh họa luận văn có tên là “De Divina Proportione” cho một người bạn của mình, đó là Luca Pacioli. Mục đích của luận văn là bàn luận về tỷ lệ bí ẩn xuất hiện trong các kiến trúc, tác phẩm nghệ thuật xa xưa. Sau đó, người người truyền nhau rằng, trong tác phẩm “De Divina Proportione” của Leonardo Da Vinci có ứng dụng tỷ lệ vàng.
Các nghệ sĩ Phục Hưng cũng ứng dụng tỷ lệ vàng vào trong các tác phẩm điêu khắc, tranh ảnh của mình nhằm hướng tới vẻ đẹp cân bằng và hoàn mỹ. Ví dụ như:
- Tác phẩm “Bữa tối cuối cùng”, “Sự kiện truyền tin” (The Annunciation) của họa sĩ Leonardo Da Vinci
- Tác phẩm “Sự tạo thành Adam” (The Creation of Adam) của Da Vinci là Michelangelo
- Tác phẩm “Sự ra đời của thần Vệ nữ” (Birth of Venus) của Botticelli
- Tác phẩm “Trường học ở thành Athens” (School of Athens) của Raphael
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Cung Cự Giải và Bọ Cạp có hợp nhau không?
2.4. Tỷ lệ vàng trong những năm 1800
Dựa trên những ghi chép xưa để lại thì có thể xem Martin Ohm (1792–1872) chính là người khởi xướng trong việc sử dụng thuật ngữ “vàng” Golden khi mô tả về tỉ lệ vàng. Và mình chứng chính là cuốn sách “Die reine Elementare-Mathematik” (tạm dịch: Toán học cơ bản thuần túy) được ông xuất bản năm 1815.
2.5. Thuật ngữ “Phi” không được sử dụng cho tới những năm 1900
Phải mãi tới những năm 1990 thuật ngữ “Phi”, ký hiệu là (Φ) mới được sử dụng bởi nhà toán học người Mỹ tên Mark Barr. Thuật ngữ này được sử dụng như một tên gọi khác của tỷ lệ vàng. Trước những năm 1990, con số 1,618 thường được gọi là tỷ lệ vàng, tỷ lệ thần thánh, con số vàng hay điểm trung bình vàng.
3. Các ứng dụng của tỉ lệ vàng
3.1. Trong thiết kế
Trong lĩnh vực thiết kế tỷ lệ vàng được sử dụng rất phổ biến. Người ta coi đây là con số để giúp phân chia cấu trúc, bố cục,… trong thiết kế.
- Typography
Đối với thiết kế đồ họa, tỉ lệ vàng có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của một bản vẽ thiết kế. Nó có thể giúp tác phẩm trông hài hòa, cân bằng về bố cục và thu hút người xem hơn. Các chuyên viên thiết kế thường sử dụng đồng thời tỷ lệ vàng với nguyên lý “Hierarchy” (Phân cấp).
Hierarchy được sử dụng để chỉ sự phân chia thông tin thành nhóm chính – phụ để tác phẩm trở nên ấn tượng hơn. Có nhiều cách để phân cấp thông tin nhưng phổ biến nhất là dựa vào Scale (kích thước). Ví dụ, những nội dung chính, cần nhấn mạnh sẽ có kích thước lớn và ngược lại.
Giả sử, nếu phân cấp thành văn bản A – rất quan trọng, B- quan trọng và C – không quá quan trọng. Như vậy, nếu C chọn phông chữ là 10px. Như vậy, Để biết phông chữ phù hợp cho A và B thì nhân với 1,618.
- Logo
Các designer cũng sử dụng tỷ lệ vàng khi thiết kế logo. Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu lớn khi thiết kế logo đều dựa trên tỷ lệ này. Ví dụ, logo của thương hiệu nước giải khát Pepsi có 2 vòng tròn với đường kính tỷ lệ 1:1,618.
3.2. Bố cục
Sắp xếp thông tin dựa trên tỉ lệ vàng vừa có thể tiết kiệm thời gian lại giúp người xem dễ theo dõi. Các thông tin quan trọng nhất sẽ được đặt trong vị trí lớn nhất. Còn các thông tin ít quan trọng hơn sẽ đặt ở vị trí nhỏ hơn.
3.3. Tỉ lệ vàng trong hội họa
Đã có rất nhiều họa sĩ ứng dụng tỷ lệ vàng trong các tác phẩm hội họa của mình và mang lại hiệu quả thị giác tuyệt vời. Ví dụ tiêu biểu là bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci. Các con số được sắp xếp thấp hơn ⅔ và vị trí Chúa Giesu được xác định dựa theo hình chữ nhật với tỷ lệ vàng trên vải.
3.4. Tỉ lệ vàng trong thẩm mỹ
Ngày nay, nhu cầu thẩm mỹ ngày càng lớn. Và một khuôn mặt có tỉ lệ vàng được coi là xu hướng bởi nó khiến khuôn mặt trông hài hòa,hoàn hảo. Do đó, rất nhiều người đều muốn các bộ phận trên khuôn mặt mình đạt tỷ lệ vàng.
>>>>>Xem thêm: Tiết lộ: Đầm đỏ mang giày màu gì đẹp nhất?
4. Tỉ lệ vàng có thật sự thần thánh?
Từ trước tới nay chúng ta vẫn tôn thờ tỉ lệ vàng và cho rằng đây là một yếu tố để đánh giá tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ vàng chính là nói tới con số 1,618. Tuy nhiên, đây không phải là một con số chính xác hoàn toàn mà là số vô tỷ.
Do đó, nó sẽ luôn có sự sai lệch nhất định. Đó cũng là lý do nhiều người không cho rằng tỷ lệ này là hoàn hảo. Hơn nữa, trong thực tế vẫn có rất nhiều công trình, tác phẩm,… không tuân theo tỷ lệ vàng nhưng vẫn có hiệu quả thẩm mỹ cao.
Trên đây là một số thông tin về tỉ lệ vàng mà chúng tôi muốn chia sẻ. Như vậy có thể thấy tỷ lệ này có ý nghĩa rất quan trọng và cũng được ứng dụng rất rộng rãi, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau.