Thuốc tím có tác dụng gì, sử dụng như thế nào an toàn, hiệu quả?

Rate this post

Thuốc tím được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải ai cũng được tiếp cận với thuốc tím và hiểu rõ chúng là gì. Để giúp bạn nắm được thuốc tím và những đặc điểm, công dụng của chúng, Bloggiamgia.edu.vn sẽ gửi đến bạn một số thông tin trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Thuốc tím có tác dụng gì, sử dụng như thế nào an toàn, hiệu quả?

1. Thuốc tím là gì?

Thuốc tím là một chất hóa học có tên là Kali Pemanganat, có công thức hóa học là KMNO4. Thuốc tím là chất tan trong nước và tạo thành dung dịch có màu tím đậm hoặc tím đỏ tùy theo tỉ lệ pha. Sau khi bay hơi, dung dịch thuốc tím sẽ để lại các tinh thể màu tím đen đẹp mắt. Thuốc tím có những tính chất nổi bật dưới đây.

Thuốc tím có tác dụng gì, sử dụng như thế nào an toàn, hiệu quả?

Thuốc tím là một chất hóa học có tên là Kali Pemanganat

Tính chất vật lý

  • Thuốc tím là chất rắn được kết tinh, không mùi, tồn tại ở dạng tinh thể màu tím đậm. Nếu bảo quản không tốt, để thuốc tím tiếp xúc lâu với không khí sẽ làm chúng bị đổi màu thành màu nâu đồng.
  • Thuốc tím tan trong nước một cách dễ dàng và hòa tan trong các dung dịch khác như: axeton, axit axetic, metanol, pyridin…
  • Thuốc tím hòa tan nhiều hơn nếu sử dụng nước sôi
  • Nhiệt độ nóng chảy ở 240 độ C
  • Thuốc tím thường được tìm thấy ở 3 dạng chính là: dạng tinh thể, dạng bột và dạng viên nén.

Tính chất hóa học

  • Thuốc tím có tính chất oxy hóa rất mạnh, do đó chúng được sử dụng như một chất oxy hóa trong nhiều phản ứng hóa học. Ví dụ như khi thực hiện phản ứng oxi hóa khử, dung dịch màu tím sẫm của thuốc tím sẽ đổi thành dung dịch không màu rồi chuyển thành dung dịch màu nâu.
  • Thuốc tím sẽ cháy hoặc gây nổ nếu kết hợp với các chất hữu cơ khác.

2. Thuốc tím có tác dụng gì?

Thuốc tím được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống như: công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, y học, phòng thí nghiệm,… Dưới đây là một số tác dụng phổ biến của thuốc tím mà bạn có thể tham khảo, từ đó biết cách sử dụng thuốc tím phù hợp với nhu cầu của mình.

2.1.  Khử trùng, làm sạch vết thương, hỗ trợ điều trị các bệnh về da

Thuốc tím được sử dụng rộng rãi trong y tế nhằm mục đích khử trùng, điều trị các bệnh về da thông qua cơ chế giải phóng oxy, từ đó giúp loại bỏ vi trùng, vi khuẩn trên da. Sử dụng thuốc tím còn góp phần giúp vết thương mau khô hơn, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương trên da.

Thuốc tím có tác dụng gì, sử dụng như thế nào an toàn, hiệu quả?

Thuốc tím được dùng để sát khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh về da

Bạn có thể sử dụng thuốc tím để hỗ trợ điều trị một số bệnh về da như:

  • Bệnh chàm bội nhiễm: Giai đoạn chàm bội nhiễm là lúc vết chàm xuất hiện dịch tiết ra, da nhờn và ướt. Giai đoạn này bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc tím để sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn rồi sau đó sử dụng thêm các loại thuốc điều trị khác.
  • Sát khuẩn vết thương có mủ, rỉ nước, phồng rộp: Thuốc tím có tác dụng sát trùng các vết thương này, giúp cho vết thương nhanh khô miệng, không còn tình trạng chảy mủ, tiết dịch…
  • Hỗ trợ điều trị nấm da và chốc lở: Nấm da và chốc lở thường do vi khuẩn và nấm gây ra, sử dụng thuốc tím sẽ có tác dụng sát khuẩn, làm sạch vết thương, làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và hỗ trợ điều trị khỏi bệnh.
  • Thuốc tím hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu: Một số bệnh về da như viêm da cơ địa, da đỏ toàn thân, nhiễm khuẩn da… có thể điều trị bằng cách tắm ngâm với dung dịch thuốc tím pha loãng. Phương pháp tắm ngâm này nhằm mục đích sát khuẩn và kháng viêm cho vết thương và đẩy nhanh quá trình lành thương trên da. Đối với các vấn đề khác về da như rôm sảy, chàm sữa thì thuốc tím cũng có tác dụng tương tự.

Để tắm ngâm với thuốc tím, cần pha thuốc theo tỉ lệ 1g thuốc tím và 10 lít nước sạch. Nước sau khi pha có màu hồng cánh sen. Trước khi tắm ngâm với dung dịch thuốc tím, người bệnh nên tắm trước với nước ấm. Thực hiện tắm ngâm khoảng 15-20 phút thì dừng, lau khô người và thay quần áo sạch để tránh vết thương bị nhiễm khuẩn trở lại. Lưu ý, khi pha thuốc chuẩn bị tắm, nên đội mũ, đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể.

2.2. Tẩy sạch vết bẩn quần áo, chăn ga gối

Thuốc tím được nhiều người sử dụng như một loại thuốc tẩy quần áo. Bạn có thể làm sạch quần áo trắng hoặc chăn ga gối bị ố vàng bằng cách sử dụng thuốc tím kết hợp với chanh.

Cách làm cụ thể như sau:

  • Pha 1 lọ thuốc tím (20mml) với 4 lít nước rồi cho quần áo trắng bị ố vàng vào, ngâm từ 15-20 phút. Khi ngâm, áo sẽ chuyển thành màu tím, vết bẩn chuyển thành màu nâu.
  • Sau khoảng 20 phút, các vết bẩn, vết ố vàng trên áo sẽ biến mất. Tiếp theo, bạn sử dụng 5 quả chanh để vắt lấy nước cốt rồi pha với nước sạch. Đem áo mới vắt ngâm trong dung dịch nước chanh một lúc sẽ thấy áo lấy lại màu trắng như ban đầu, các vết bẩn cũng không còn trên áo.

2.3. Khử trùng và điều trị cho tôm cá trong nuôi trồng thủy hải sản

Thuốc tím có khả năng làm sạch vi khuẩn, tiêu diệt các loại tảo trong ao nuôi, giúp làm sạch môi trường nước, từ đó giúp cá sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Để khử khuẩn cho ao nuôi, bạn có thể pha thuốc tím và nước theo tỉ lệ 2mg thuốc tím/m3 nước. Tỉ lệ pha này giúp người nông dân có thể sử dụng trong khoảng 4 giờ. Trong trường hợp muốn tắm cho cá thì bạn có thể pha với tỉ lệ là 10mg/lít nước, thời gian sử dụng khoảng 30 phút.

Không chỉ có công dụng khử khuẩn, thuốc tím còn có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm ở tôm cá. Sử dụng thuốc tím là một trong những phương pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh tật cho tôm cá, giúp tăng hiệu quả nuôi trồng thủy sản.

Tìm hiểu thêm: Top 11 hãng bút ký tên cao cấp xứng tầm “đẳng cấp” doanh nhân thành đạt

Thuốc tím có tác dụng gì, sử dụng như thế nào an toàn, hiệu quả?
Thuốc tím được sử dụng nhiều trong nuôi trồng thủy sản

2.4. Thuốc tím có nhiều tác dụng trong công nghiệp

Trong công nghiệp, thuốc tím được sử dụng rãi, chủ yếu là một số ứng dụng dưới đây:

  • Được dùng để tẩy màu, làm sạch màu vải dệt, làm bay màu chất béo và tinh bột tồn đọng trên vải.
  • Sử dụng làm chất oxy hóa của vitamin C và đường saccharin…
  • Sử dụng trong ngành cơ khí luyện kim và dùng để hấp thụ khí gas.
  • Được dùng để làm chất khử trùng trong lĩnh vực dược phẩm
  • Được dùng để sử dụng trong công nghệ lọc nước ở những nguồn nước sâu nhờ khả năng khử sắt và magie trong nước.
  • Khử trùng và loại bỏ bụi bẩn trong ống nước và các thiết bị đường nước.

2.5. Thuốc tím được ứng dụng rộng rãi trong y học

Trong y học, thuốc tím thường được sử dụng với những mục đích dưới đây:

  • Sát trùng, sát khuẩn vết thương và hỗ trợ điều trị các bệnh về da (đã nêu ở phần 2.1)
  • Dùng để loại bỏ chất độc, điều trị ngộ độc các chất như alcaloid, barbituric, hydrat… Thuốc tím còn được sử dụng để rửa dạ dày trong các trường hợp cần thiết.
  • Chữa viêm âm đạo, dạ dày, rửa bàng quang, chữa viêm da eczema…

Lưu ý: Sử dụng thuốc tím theo chỉ định của bác sĩ và pha theo đúng hướng dẫn.

3. Thuốc tím có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Mặc dù có nhiều công dụng hữu ích nhưng trên thực tế thì thuốc tím lại là một hóa chất khá nguy hiểm, dù tiếp xúc trong một khoảng thời gian ngắn cũng có thể gây nên tác hại cho cơ thể. Dưới đây là một số điều bạn có thể gặp phải nếu sử dụng thuốc tím không đúng cách:

  • Nếu bột thuốc tím đậm đặc dính vào mắt có thể gây ra tình trạng đau rát và sưng tấy.
  • Nếu thuốc tím đậm đặc hoặc thuốc pha không đúng tỉ lệ có thể làm da và niêm mạc bị kích ứng.
  • Thuốc tím được coi là một chất khá nguy hiểm nếu tiếp xúc trực tiếp với con người. Thuốc có thể gây kích ứng mũi hỏng, gây tổn thương cho hệ tiêu hóa, gây nên nhiều tình trạng như: suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, suy hô hấp…
  • Nếu tiếp xúc với thuốc tím trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Thuốc tím có tác dụng gì, sử dụng như thế nào an toàn, hiệu quả?

Kích ứng da do thuốc tím

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc tím

Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi sử dụng thuốc tím, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Bảo quản thuốc tím ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp vì thuốc tím là chất oxy hóa mạnh, nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm.
  • Khi sử dụng thuốc tím trong nuôi trồng thủy sản, nên kéo dài thời gian xử lý nước bằng thuốc tím nhằm tránh trường hợp thủy sản bị ngộ độc. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc tím liên tục trong nhiều ngày, tốt hơn hết 2 lần sử dụng nên cách nhau ít nhất 4 ngày. Trong quá trình dùng thuốc tím cho ao hồ nuôi thủy sản, dễ gây ra tình trạng thiếu oxy nên cần bật quạt nước liên tục, tránh tôm cá bị chết do thiếu khí.
  • Tính toán liều lượng thuốc tím để tránh gây nguy hại cho sức khỏe và lãng phí khi sử dụng.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng và sự tư vấn của bác sĩ, khi pha thuốc tím cần đeo khẩu trang và găng tay để tránh trường hợp thuốc tím đậm đặc dính vào da sẽ gây kích ứng.
  • Khi dùng thuốc tím để sát trùng vết thương, cần pha thuốc tím thành dung dịch loãng, tuyệt đối không bôi thuốc ở dạng đậm đặc.
  • Không sử dụng thuốc tím cùng lúc với các loại thuốc sát trùng khác như: Iodine, H2O2, Formaline…

Thuốc tím có tác dụng gì, sử dụng như thế nào an toàn, hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Lưu ngay 20 địa điểm du lịch Bình Định đẹp mãn nhãn 

Sử dụng găng tay để đảm bảo an toàn khi pha thuốc tím

Trên đây là một số thông tin về thuốc tím mà Bloggiamgia.edu.vn đã gửi đến bạn. Nhìn chung, thuốc tím là hóa chất có nhiều tác dụng nhưng cần sử dụng đúng cách thì mới an toàn và mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm và đeo đồ bảo hộ khi dùng thuốc để bảo vệ bản thân nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *