Tính đến sáng ngày 8/6/2021, cả thế giới có 174.346.773 ca mắc Covid-19, trong đó có 3.750.933 tử vong và 13.999.317 đang được điều trị (86.610 ca diễn biến nặng). Tại việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 8791 ca và 53 người tử vong.
Bạn đang đọc: Thực phẩm tăng sức đề kháng mùa dịch: Úm ba la Corona bay đi xa
Trong đó, những bệnh nhân tử vong đã mắc phải nhiều bệnh lý nền mạn tính, sức khỏe yếu nên hàng rào phòng thủ là miễn dịch và sức đề kháng đã bị suy kiệt, phải chăng Virus Corona chỉ là giọt nước cuối cùng để làm tràn ly.
Do đó, bên cạnh khuyến cáo của Bộ Y tế như đeo khẩu trang đúng cách, tránh tụ tập đông người, thường xuyên rửa tay, sát khuẩn… thì tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể cũng là “vũ khí” hữu hiệu để phòng thủ loại virus nguy hiểm này.
Contents
1. Sức đề kháng là gì? Nguyên nhân suy giảm sức đề kháng
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, “hàng rào chắn” chống lại sự xâm nhập của những yếu tố ngoại lai gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Sức đề kháng trong cơ thể được tạo ra từ hệ thống miễn dịch, nếu bạn có một sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ ngăn chặn những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng khi đã xâm nhập vào bên trong.
Khi sức đề kháng bị suy giảm, hệ miễn dịch sẽ trở nên mỏng manh, yếu ớt, làm tăng nguy cơ mắc những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là Covid-19. Những nghiên cứu cho thấy các yếu tố làm suy giảm sức đề kháng bao gồm:
- Suy giảm hệ miễn dịch: Đây là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng bao gồm suy giảm miễn dịch tiên phát (khiếm khuyết về mặt di truyền, rối loạn tế bào mầm…) và suy giảm miễn dịch thứ phát (bức xạ X-quang, điều trị kìm tế bào, chấn thương, can thiệp phẫu thuật… )
- Sự ô nhiễm không khí: Khi cơ thể hít phải khói bụi, hơi hóa chất… phổi của bạn sẽ bị nhiễm bẩn. Cách nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra không khí bẩn sẽ ngăn chặn sự tăng sinh của các lympho T (tế bào cần thiết cho hệ miễn dịch) và lympho B (miễn dịch dịch thể) gây ra viêm nhiễm hô hấp.
- Ăn những thức ăn chế biến sẵn: Việc ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đóng hộp có quá nhiều đường, dầu mỡ, và muối rất gây hại cho cơ thể – Các thực phẩm này có thể làm suy yếu các lympho T và B.
- Uống ít nước: Nước giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Ngoài cung cấp nước duy trì sự sống, chúng còn giúp thận lọc bỏ yếu tố độc hại, đồng thời nâng cao sức đề kháng.
Bên cạnh đó vẫn có rất nhiều nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng của con người như thức quá khuya, stress, lạm dụng thuốc kháng sinh, thừa cân…
2. Dấu hiệu cơ thể đang bị suy giảm sức đề kháng
Nếu có những dấu hiệu dưới đây, rất có thể sức đề kháng của bạn đang bị suy giảm đấy:
- Suy nhược tinh thần: Những người có hệ miễn dịch kém, luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống và rất dễ mệt mỏi. Do đó, nếu cảm thấy tinh thần ủ rũ, cơ thể suy nhược kéo dài thì cần cảnh giác vì có khả năng bạn đã bị suy giảm miễn dịch.
- Dễ bị cảm lạnh: Người có sức đề kháng kém sẽ không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây bệnh. Do đó họ dễ bị ốm, điển hình cảm lạnh và cảm cúm hơn.
- Dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành: Nếu chẳng may bị đứt tay, chảy máu, những người có hệ miễn dịch yếu không chỉ cầm máu chậm hơn so với người khác, mà còn rất dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, người có sức đề kháng yếu cũng dễ mắc bệnh lao, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang… và bệnh thường xuyên tái phát.
- Tiêu hóa kém: Những người có hệ miễn dịch tốt thì chức năng tiêu hóa cũng tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống. Ngược lại, với người có khả năng miễn dịch kém, không chỉ khiến quá trình tiêu hóa, hấp thu kém hơn bình thường, khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn dễ bị nôn, ói, tiêu chảy…
3. Hậu quả khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng
Sức đề kháng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Hầu hết những loại virus, vi khuẩn gây bệnh đều “lợi dụng” sức đề kháng cơ thể suy yếu tấn công và “ký gửi” bệnh tật.
Đối với những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch… sức đề kháng suy yếu cực kỳ nguy hiểm, vì khi mắc bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh do phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn… sẽ gây biến chứng nặng như viêm phổi cấp, nhiễm trùng huyết, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Theo thống kê từ Bộ Y tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cao, mỗi ngày có 80 người tử vong vì các bệnh liên quan đến tiểu đường. Mỗi năm, Việt Nam có hơn 300.000 bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư, khoảng 165.000 ca mắc mới và 115.000 trường hợp tử vong.
Đặc biệt, có rất nhiều người trẻ tuổi đôi khi còn ỷ lại vào sức dẻo dai của cơ thể mà lơ là sức đề kháng, dẫn đến người trẻ chết vì đột quỵ, cao huyết áp, bệnh tim mạch… ngày càng tăng cao.
Nghiêm trọng hơn, trong bối cảnh “đại dịch toàn cầu”, Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp và khó lường, các đối tượng sức đề kháng yếu thường là đối tượng “ưa thích” nhất. Ngay bây giờ, chúng ta cần chủ động ăn uống đủ chất, thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh để chủ động phòng, chống dịch Covid-19.
4. Thực hiện công thức dinh dưỡng 4-5-1 của Bộ Y tế
Nâng cao sức đề kháng chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt trong mùa dịch Covid-19 này. Theo đó, Bộ Y tế đã khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4-5-1 vào bữa ăn hàng ngày, song song với đó là việc tăng cường vận động, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Có như vậy, mỗi người sẽ có một “lá chắn thép” vững chắc trong cuộc chiến đấu với Covid-19.
Cụ thể, công thức dinh dưỡng 4-5-1 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia là:
Số 4 là chế độ ăn cân đối 4 yếu tố: chất sinh năng lượng (Carbohydrate; protein; lipid), protein (động vật và thực vật), lipid (động vật và thực vật) và vitamin, khoáng chất.
Số 5 nhằm để đảm bảo tính đa dạng của các bữa ăn cần phải có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm. Các nhóm bao gồm:
- Nhóm thực phẩm lương thực: Gạo, mì là thức ăn cơ bản và nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
Nhóm các loại hạt: Đậu, đỗ, vừng, lạc… cung cấp chất đạm; Sữa và chế phẩm từ sữa cung cấp chất đạm động vật và canxi cho cơ thể. - Nhóm thực phẩm thịt các loại, cá, hải sản: Cung cấp chất đạm động vật cùng các axit amin cần thiết cho cơ thể. Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật cùng nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
- Nhóm thực phẩm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm, cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng cho cơ thể. Loại rau càng sẫm màu càng có giá trị dinh dưỡng với cơ thể.
- Nhóm thực phẩm rau củ quả khác (su hào, củ cải…) cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. Và nhóm dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các axit béo cần thiết cho cơ thể.
Cuối cùng, số 1 chính là mỗi bữa ăn trong một ngày cần có sự hài hòa giữa những nhóm chất thực phẩm.
Công thức dinh dưỡng 4-5-1 đã cho thất, trong mỗi bữa ăn phải đảm bảo tính đa dạng, cân đối, không kiêng khem hay lạm dụng bất cứ loại thực phẩm nào.
5. Tổng hợp thực phẩm tăng sức đề kháng và phòng bệnh cúm hiệu quả
5.1. Tỏi
Đứng đầu trong danh sách những thực phẩm đề phòng cúm tốt nhất chính là tỏi, ta có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày. Khi chế biến, bạn nên đập dập hoặc cắt lát tỏi, sau đó đợi 10 đến 15 phút hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Đặc biệt, không nên chế biến các món ăn có tỏi ở nhiệt độ quá cao.
Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo từ các chuyên gia là 1 đến 3 tép tỏi 1 ngày cho 1 người. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều bởi có thể gây ra ngộ độc. Nếu bổ sung tỏi bằng cách nấu nướng thì bạn có thể sử dụng nhiều hơn 3 tép tỏi, do trong quá trình nấu nướng, một số công dụng của tỏi cũng có thể mất đi phần nào.
5.2. Trái cây thuộc họ cam quýt
Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng bởi Vitamin C góp phần tăng sự sản xuất bạch cầu. Những loại trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, trái cây thuộc họ cam, quýt, chanh…
Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải diễn ra đều đặt. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm trái cây, rau củ như đu đủ, ổi, rau cải thìa, bắp cải, cải mầm…
Tìm hiểu thêm: Lý giải: Tập thể dục tăng cân nhờ nguyên nhân nào?
5.3. Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp hai lần so với trái cây họ cam quýt, ngoài ra loại quả này cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào cho cơ thể.
5.4. Bông cải xanh
Trong bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin cùng khoáng chất dồi dào như vitamin A, C,E và giàu hàm lượng chất C. Chìa khóa để giữ cho vitamin và khoáng chất trong bông cải xanh là thời gian đun nấu càng ngắn càng tốt, hoặc thậm chí là không cần đun nấu.
5.5. Gừng
Gừng có tính năng làm giảm viêm, giảm đau họng cùng một số bệnh viêm khác, bên cạnh đó gừng còn giúp giảm cảm giác buồn nôn, giảm triệu chứng đau… Cách chế biến gừng vô cùng đa dạng, ta có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc dùng nấu chín, gia vị ăn kèm hay pha trà gừng để uống.
5.6. Rau bina
Rau bina là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin C cùng các chất chống oxy hóa, carotene giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và những chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.
5.7. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm chứa rất nhiều lợi khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch, đây cũng là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời giúp kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo. Hãy ưu tiên sử dụng các loại sữa chua không đường, hoặc làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong.
5.8. Quả hạnh nhân
Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, việc bổ sung vitamin E cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, vitamin E là loại vitamin tan trong dầu, nó cần một lượng chất béo mới hấp thu được vitamin.
Do đó, hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, bởi nó có chứa một lượng chất béo tốt cho cơ thể. Một khẩu ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.
5.9. Thịt gà
Khi bạn bị ốm, món cháo gà không chỉ giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng mà còn là một loại thuốc, giúp cải thiện triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra, thịt gà cũng giàu vitamin B rất có lợi cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.
5.10. Hải sản có vỏ
Hải sản có vỏ là nguồn bổ sung kẽm tuyệt vời với tác dụng cực tốt giúp tế bào miễn dịch thực hiện tốt chức năng của nó. Một số loại hải sản có vỏ có thể kể đến là cua, sò tôm, trai…
>>>>>Xem thêm: Tác hại của thức khuya theo từng độ tuổi: Thế mới nói chẳng khác nào tự sát!
Các nghiên cứu cho thấy, người có sức đề kháng kém khi bị nhiễm Covid-19 thường có diễn biến nặng hơn. Ở hai khía cạnh, thứ nhất là bản thân bệnh nghiêm trọng và thứ 2 là ngoài bị nhiễm Covid-19, khi người có bệnh nền thì có thể bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác như nấm, vi khuẩn…
Do đó, việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, giữ tinh thần thoải mái, tăng cường hệ miễn dịch… chính là cách tạo nên “áo giáp hoàn hảo’ để chủ động phòng chống dịch bệnh.