Rất nhiều người trong chúng ta đều đã và đang trở thành “cú đêm” vì sự phát mạnh mẽ của internet với các thiết bị điện tử hiện đại như điện thoại thông minh và Ipad, máy tính. Mọi người bắt đầu ngủ ít hơn, thiếu ngủ vì thức khuya. Đi song song với điều này có nhiều người tự hỏi, thức khuya có chết sớm không?
Bạn đang đọc: Thức khuya có chết sớm không? Cách giúp bạn ngủ ngon hơn
Câu trả lời không quá bất ngờ rằng: CÓ. Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người thức khuya có nhiều khả năng chết sớm hơn so với những người ngủ sớm. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu chủ đề này trong bài viết hôm nay.
Contents
- 1 1. Chúng ta cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm? Nên đi ngủ khi nào?
- 2 2. Thiếu ngủ có thể gây ra những tác hại gì?
- 2.1 2.1. Buồn ngủ gây tai nạn
- 2.2 2. 2. Thức khuya ảnh hưởng tới khả năng làm việc, học tập
- 2.3 2.3. Thức khuya có thể ảnh hưởng tới tâm trạng vào ngày hôm sau
- 2.4 2.4. Thức khuya có thể gây ra nhiều bệnh tật
- 2.5 2.5. Thiếu ngủ “giết chết” ham muốn tình dục
- 2.6 2.6. Thức khuya có thể khiến bạn tăng cân
- 2.7 2.7. Thức khuya làm lão hóa làn da
- 2.8 3.8. Mất ngủ làm suy giảm khả năng phán đoán
- 3 3. Thức khuya có chết sớm không?
- 4 4. Cách giúp ngủ ngon hơn mỗi đêm
1. Chúng ta cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi đêm? Nên đi ngủ khi nào?
Sau một đêm ngon giấc, cơ thể chúng ta cảm thấy thoải mái và khỏe khoắn hơn. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc, ngủ bao nhiêu là đủ và nên đi ngủ khi nào để có sức khỏe tốt hay không? Theo một báo cáo từ Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ dựa trên hai năm nghiên cứu, chia thành chín loại theo độ tuổi cụ thể và đưa ra thời gian ngủ dành cho mọi người như sau:
- Người lớn, trên 65 tuổi: 7 đến 8 giờ.
- Người lớn, 26 đến 64 tuổi: 7 đến 9 giờ.
- Thanh niên, 18 đến 25 tuổi: 7 đến 9 giờ.
- Thanh thiếu niên, 14 đến 17 tuổi: 8 đến 10 giờ.
- Trẻ em 6 đến 13 tuổi: 9 đến 11 giờ.
- Trẻ mẫu giáo, 3 đến 5 tuổi: 10 đến 13 giờ.
- Trẻ mới biết đi, 1 đến 2 tuổi: 11 đến 14 giờ.
- Trẻ sơ sinh, 4 đến 11 tháng: 12 đến 15 giờ.
- Trẻ sơ sinh, 0 đến 3 tháng: 14 đến 17 giờ.
Từ thời gian cần ngủ mỗi đêm theo độ tuổi, chúng ta có thể xác định thời điểm đi ngủ lúc mấy giờ là phù hợp. Ví dụ: Nếu bạn là người trưởng thành, thức dậy lúc 6 giờ sáng, để ngủ đủ 7- 9 tiếng, bạn nên đi ngủ trong khoảng thời gian từ 9 giờ tối đến 11 giờ đêm.
Dựa trên thời gian thức dậy và độ tuổi, ta có thời gian đi ngủ như sau:
Nếu thời gian thức dậy mong muốn là từ 7 giờ đến 8 giờ sáng:
- Cho trẻ sơ sinh đi ngủ trong khoảng 7 giờ đến 8 giờ tối
- Trẻ mới biết đi có thể đi ngủ từ 7 giờ đến 9 giờ tối
- Trẻ mầm non có thể đi ngủ lúc 8 giờ và 9 giờ tối
Nếu lịch học hoặc công việc của bạn yêu cầu bạn phải thức dậy từ 5 giờ đến 7 giờ sáng, thì nên đi ngủ vào những giờ được đề xuất dưới đây:
- Trẻ em ở độ tuổi đi học nên đi ngủ từ 8 giờ đến 9 giờ tối
- Thanh thiếu niên nên cố gắng đi ngủ từ 9 giờ đến 10 giờ tối
- Người lớn nên cố gắng đi ngủ trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 11 giờ tối.
2. Thiếu ngủ có thể gây ra những tác hại gì?
Bạn biết rằng thiếu ngủ có thể khiến bạn gắt gỏng và uể oải. Bạn có thể không biết nó có thể ảnh hưởng thế nào đến đời sống tình dục, trí nhớ, sức khỏe, ngoại hình và thậm chí là khả năng giảm cân của bạn. Dưới đây là 10 tác động đáng ngạc nhiên – và nghiêm trọng – của việc mất ngủ
2.1. Buồn ngủ gây tai nạn
Các nghiên cứu cho thấy mất ngủ và giấc ngủ kém chất lượng có thể dẫn đến tai nạn và thương tích trong công việc cũng như khi tham gia giao thông. Do thức khuya, ngủ muộn gây ra tình trạng thiếu ngủ, buồn ngủ vào ban ngày quá nhiều đã bị tai nạn lao động, các sự cố giao thông.
2. 2. Thức khuya ảnh hưởng tới khả năng làm việc, học tập
Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng với tinh thần và khả năng học tập, làm việc. Khi thức khuya, dậy sớm có thể làm ảnh hưởng tới quá trình nhận thức. Thứ nhất, nó làm giảm khả năng chú ý, tỉnh táo, tập trung, suy luận và giải quyết vấn đề. Điều này làm cho việc học và làm việc trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai, các chu kỳ giấc ngủ (giấc ngủ REM và NREM) đóng vai trò “củng cố” ký ức, tăng cường trí nhớ. Nếu chúng ta không ngủ đủ giấc, sẽ không thể nhớ những gì đã học và trải nghiệm trong ngày.
2.3. Thức khuya có thể ảnh hưởng tới tâm trạng vào ngày hôm sau
Thức khuya có thể khiến bạn buồn ngủ vào ban ngày, cơ thể mệt mỏi, dễ nổi nóng, cáu gắt, ảnh hưởng tới tâm trạng, cảm xúc. Ngoài ra, thiếu ngủ, mất ngủ cũng là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm hoặc thường làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm.
>>>Đọc thêm: Ngủ kém ảnh hưởng đến hài lòng trong công việc – sự thật phía sau là gì?
2.4. Thức khuya có thể gây ra nhiều bệnh tật
Thức khuya, ngủ ít là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:
- Bệnh tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, nhịp tim không đều
- Huyết áp cao
- Đột quỵ
- Bệnh tiểu đường
- Béo phì
- …
2.5. Thiếu ngủ “giết chết” ham muốn tình dục
Các chuyên gia về giấc ngủ nói rằng đàn ông và phụ nữ thiếu ngủ có ham muốn tình dục thấp hơn và ít quan tâm đến tình dục hơn. Năng lượng cạn kiệt, buồn ngủ và căng thẳng gia tăng có thể là nguyên nhân chính giết chết ham muốn tình dục.
2.6. Thức khuya có thể khiến bạn tăng cân
Thức khuya thường gia tăng cảm giác đói và thèm ăn khuya. Nhiều người ăn nhiều trước khi đi ngủ và có thể dẫn đến béo phì. Theo một nghiên cứu năm 2004, những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có nguy cơ béo phì cao hơn gần 30% so với những người ngủ từ 7 đến 9 tiếng. Nhìn chung, những người ngủ ít vào đêm hôm trước thường ăn nhiều vào ngày hôm sau.
Thức khuya không chỉ kích thích sự thèm ăn mà còn khiến chúng ta thèm ăn những thực phẩm giàu chất béo, nhiều carbohydrate – thường gây tăng cân nhiều hơn.
2.7. Thức khuya làm lão hóa làn da
Hầu hết mọi người đều gặp tình trạng da tái xám và đôi mắt sưng húp sau vài đêm thức khuya. Thậm chí, thức khuya trong thời gian dài có thể dẫn đến làn da thiếu sức sống, xuất hiện nếp nhăn và quầng thâm mắt.
Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sẽ tiết ra nhiều hormone căng thẳng cortisol. Với lượng dư thừa, cortisol có thể phá vỡ collagen – loại protein giữ cho da mịn màng và đàn hồi.
Tìm hiểu thêm: Một giấc ngủ ngon giúp cơ thể ít bị nhiễm Virus hơn thế nào?
3.8. Mất ngủ làm suy giảm khả năng phán đoán
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng lý giải và phân tích các tình huống xảy ra. Điều này ảnh hưởng đến khả năng đưa ra phán đoán đúng đắn của chúng ta vì chúng ta có thể không đánh giá tình huống một cách chính xác và hành động của chúng ta sẽ không phù hợp.
3. Thức khuya có chết sớm không?
Các nghiên cứu khoa học của Anh đã phát hiện ra rằng trung bình những người thức đêm có nguy cơ chết sớm cao hơn những người ngủ sớm.
Cụ thể, trong “Nghiên cứu Whitehall II”, các nhà nghiên cứu người Anh đã xem xét cách thức giấc ngủ ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của hơn 10.000 công chức Anh trong hai thập kỷ. Kết quả được công bố vào năm 2007 cho thấy, những người ngủ 5 tiếng hoặc ít hơn có nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với các nguyên nhân khác. Đặc biệt, thiếu ngủ làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Trong một nghiên cứu khác được thực hiện từ năm 2006 đến 2010 của Anh, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ một nghiên cứu dân số lớn đang diễn ra về cư dân ở nước này, được gọi là Nghiên cứu ngân hàng sinh học Vương quốc Anh. Khoảng 400.000 người tham gia đã đăng ký tham gia nghiên cứu và đã được theo dõi sức khỏe. Trong 400.000 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 38 đến 73, họ được hỏi một câu hỏi về việc họ thuộc tuýp người thích ngủ buổi sáng hay buổi tối, sau đó theo dõi họ trong trung bình 6,5 năm.
Hơn 10.000 người trong số đó đã chết trong thời gian nghiên cứu. Và so với những người thích dậy sớm, những “cú đêm” có nguy cơ tử vong cao hơn khoảng 10%. Hơn thế nữa, “cú đêm” nhìn chung cũng không sinh hoạt lành mạnh. Thức khuya có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc nhiều loại bệnh hoặc rối loạn như: bệnh tiểu đường, rối loạn tâm lý, thần kinh, hô hấp và tiêu hóa.
Nghiên cứu này chỉ là nghiên cứu mới nhất cho thấy những rủi ro sức khỏe khi thức khuya và ngủ dậy muộn. Nhưng theo các tác giả, đây là nghiên cứu dân số đầu tiên thuộc loại này cho thấy những con “cú đêm” cũng có tỉ lệ tử vong cao hơn. Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên cho thấy các vấn đề về đường tiêu hóa và thần kinh phổ biến xuất hiện ở người thức khuya.
Các nghiên cứu khác cũng cho rằng, “cú đêm” có nguy cơ trầm cảm, ăn uống không lành mạnh, sử dụng chất gây nghiện và hành vi tiêu cực cao hơn.
Sức khỏe của những người này bị tổn hại do sự sai lệch giữa đồng hồ sinh học, được gọi là “lệch múi giờ xã hội”. Họ thức dậy vào buổi trưa vào những ngày cuối tuần khi không phải đi làm và thức khuya hơn vào đêm hôm trước. Rối loạn đồng hồ sinh học có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Trong các thí nghiệm đã cố ý tạo ra sự sai lệch nhịp sinh học này. Kết quả là quá trình trao đổi chất, tâm trạng và thậm chí cả biểu hiện gen của các tình nguyện viên đã trở nên kém hơn.
Với những tác hại của việc thức khuya như trên thì việc thức khuya có chết sớm không đã có câu trả lời thuyết phục.
>>>Đừng bỏ lỡ: Chất lượng giấc ngủ giữa cú đêm và chim sơn ca có gì khác?
4. Cách giúp ngủ ngon hơn mỗi đêm
Bạn có thể đi ngủ dễ dàng hơn và ngủ đúng giờ bằng những mẹo dưới đây:
4.1. Tạo một môi trường ngủ trong lành, yên tĩnh
Phòng ngủ thoải mái và lý tưởng có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn. Nên có một căn phòng yên tĩnh, mát mẻ và tối để dễ ngủ hơn.
Ngoài ra, các bạn cũng nên xem xét liệu đệm và chăn ga gối của mình có thoải mái hay không. Nếu nó gây khó chịu khi ngủ thì cần thay thế bộ chăn ga gối đệm mới.
Nếu không gian làm việc của bạn nằm trong phòng ngủ, hãy cố gắng giảm thiểu mọi tác nhân gây căng thẳng thị giác. Hoặc tốt nhất là tách biệt không gian ngủ và làm việc để vấn đề công việc không gây áp lực cho bạn khi ngủ.
>>>>>Xem thêm: Khám phá những thực phẩm hỗ trợ điều trị ngủ dậy bị ù tai hữu hiệu
4.2. Thực hiện các thói quen tốt vào ban đêm
Thói quen đi ngủ nhất quán kết hợp với các kỹ thuật thư giãn cũng có thể giúp ích cho giấc ngủ. Các bạn có thể thư giãn với việc đọc sách, nghe nhạc, vươn vai hoặc tắm, tập yoga hoặc ngồi thiền. Tốt nhất là tránh các hoạt động kích thích quá mức trước khi đi ngủ, chẳng hạn như xem tin tức tiêu cực, hình ảnh đáng sợ, chuyện công việc hoặc tập thể dục cường độ cao.
Tránh sử dụng điện thoại di động và thiết bị điện tử càng nhiều càng tốt. Ánh sáng xanh nhân tạo từ màn hình có thể ảnh hưởng tới nhịp sinh học và khiến bạn khó ngủ hơn.
4.3. Sinh hoạt lành mạnh
Tránh ngủ trưa muộn hoặc ngủ ngày quá nhiều, vì nó làm giảm giảm động lực đi ngủ vào ban đêm và khiến bạn khó ngủ hơn.
Chúng ta cũng nên dành thời gian ở ngoài trời, dưới ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài vào ban ngày có thể giúp tăng cảm giác buồn ngủ và ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Hạn chế caffeine và rượu, vì cả hai loại đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Đồng thời, hạn chế các hoạt động kích thích não bộ như làm việc trước khi ngủ, xem video clip căng thẳng, tin tức tiêu cực, tập thể thao cường độ cao…
Chúng ta vừa tìm câu trả lời cho câu hỏi: Thức khuya có chết sớm không? Hy vọng bằng những dẫn chứng thuyết phục trên có thể giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ và thực hiện những cách giúp ngủ ngon trên để có được giấc ngủ chất lượng, tốt cho sức khỏe.
>>>Đọc ngay: “Bật mí” 48 mẹo vặt cho giấc ngủ ngon, đào thải năng lượng tiêu cực