Những năm gần đây, sức khỏe giấc ngủ đã trở một trong những chủ đề nghiên cứu được nhiều người trên thế giới quan tâm đến. Các chứng rối loạn giấc ngủ như thiếu ngủ, khó ngủ, hội chứng ngưng thở khi ngủ,…dần được chú trọng hơn vì những tác hại tiêu cực của nó đến sức khỏe con người. Vậy bạn biết gì về thiếu ngủ và tác hại của nó? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu tác hại của thiếu ngủ đến sức khỏe của bạn qua bài viết sau nhé.
Bạn đang đọc: Thiếu ngủ và tác hại của thiếu ngủ đến sức khỏe của bạn
Contents
1. Thiếu ngủ là gì?
Thiếu ngủ là xuất hiện khi chúng ta không đáp ứng đủ thời gian nghỉ ngơi mà cơ thể cần. Tình trạng này có thể xảy ra do tác động từ những tình huống trong cuộc sống và thường chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Những ảnh hưởng mà nó mang lại cũng sẽ biến mất sau một giấc ngủ bù.
Tuy nhiên, nếu bị thiếu ngủ trong thời gian dài thì sẽ để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể, nhất là đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Đây là những đối tượng cần thời gian ngủ nhiều nhất để cơ thể có thể phát triển khỏe mạnh.
- Dấu hiệu nhận biết sự thiếu ngủ thường là:
- Cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.
- Tâm trạng dễ thay đổi, dễ cảm thấy cáu gắt.
- Khả năng phán đoán, tập trung và ghi nhớ bị giảm sút.
- Dễ cảm thấy thèm ăn, đặc biệt là những món nhiều chất béo và đồ ngọt.
2. Tác hại của thiếu ngủ
2.1 Ảnh hưởng đến làn da
Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, quá trình sản xuất hormone glucocorticoid trong cơ thể sẽ được đẩy mạnh. Sau đó, quá trình này lại kích hoạt nhóm enzyme matrix metalloproteinases vốn có chức năng phá hủy các mô tế bào như collagen. Vì vậy, chỉ sau một thời gian thiếu ngủ, làn da của bạn sẽ mất đi độ đàn hồi, căng mịn và dễ dẫn đến sự xuất hiện của nếp nhăn.
2.2 Tăng cân
Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng cân không kiểm soát chính là thiếu ngủ. Cơ thể chúng ta có một loại hormone leptin giúp ta cảm thấy no và khuyến khích cơ thể vận động để tiêu hao năng lượng. Tuy nhiên, thiếu ngủ sẽ làm giảm loại hormone này và đồng thời tăng lượng hormone ghrelin vốn có chức năng kích thích sự thèm ăn của cơ thể.
Không chỉ vậy, thiếu ngủ còn làm thay đổi sở thích ăn uống của bạn, khiến bạn muốn nạp vào cơ thể những món ăn cung cấp nhiều năng lượng như chất béo và đồ ngọt. Do đó, bạn sẽ dễ bị thu hút bởi những thức ăn nhanh và dẫn đến việc khó kiểm soát cân nặng hơn.
2.3 Ảnh hưởng đến trí nhớ
Trong quá trình ngủ, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn giấc ngủ REM. Đây là một giai đoạn giúp chúng ta ghi nhớ được những thông tin mà ta tiếp nhận trong ngày. Và thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giai đoạn này, khiến khả năng ghi nhớ của chúng ta bị giảm sút.
2.4 Nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm tăng
Các chứng bệnh như tiểu đường hay bệnh tim luôn là một trong những cơn ác mộng hàng đầu cướp đi sinh mạng của rất nhiều người mỗi năm. Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh học của cơ thể như chuyển hóa glucose, huyết áp hoặc viêm dẫn đến tăng nguy cơ xuất hiện bệnh tiểu đường hoặc tim mạch,…Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong ở những người ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày cũng cao hơn người có thời gian ngủ đều đặn.
2.5 Giảm ham muốn tình dục
Thiếu ngủ làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt và đồng thời cũng làm giảm ham muốn tình dục. Đối với nam giới, đây có thể là do sự suy giảm hormone testosterone trong cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Các môn thể thao dành riêng cho người ngủ dậy bị đau cổ
3. Thời gian ngủ cần thiết
Mỗi lứa tuổi sẽ có thời gian ngủ cần thiết khác nhau. Ví dụ như trẻ nhỏ cần thời gian ngủ nhiều nhất vì lúc này, cơ thể của trẻ đang trong quá trình phát triển và lớn lên không ngừng. Khi chúng ta lớn lên thì thời gian ngủ cần thiết cũng giảm dần. Ở độ tuổi 18 – 64, thời gian ngủ cần thiết nằm trong khoảng 7-9 tiếng mỗi đêm và khi bước sang tuổi 65, thời gian này giảm xuống còn 7-8 tiếng mỗi đêm.
Ngủ đủ ít nhất 8 tiếng một ngày có thể đem tới cho bạn một sức khỏe tốt và phòng tránh được nhiều bệnh tật. Bên cạnh đó, khả năng phán đoán, tập trung và tâm trạng của bạn cũng tốt hơn, giúp năng suất làm việc tăng cao.
4. Bí quyết giúp bạn ngủ ngon
Thiếu ngủ tuy có nhiều tác hại tiềm ẩn nhưng nếu bạn phát hiện kịp thời và bắt đầu duy trì một chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho cơ thể thì việc có được sức khỏe tốt là hoàn toàn có thể. Nhưng nếu bạn không thể tìm ra được một giải pháp giúp mình dễ ngủ hơn thì hãy tham khảo những bí quyết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn:
- Thiết lập lại đồng hồ sinh học của cơ thể: Hãy bắt đầu với việc lập nên một khung giờ ngủ cố định và thực hiện nó mỗi ngày. Bằng cách này, bạn có thể dần để cơ thể làm quen với khung giờ ngủ mới và một thời gian sau, đồng hồ sinh học sẽ được thiết lập lại.
- Tránh dùng các chất kích thích trước giờ đi ngủ: Để có một giấc ngủ ngon và tròn giấc, bạn nên tránh dùng những chất kích thích bao gồm rượu bia, thuốc lá,…sáu tiếng trước giờ ngủ.
- Hạn chế các thiết bị điện tử: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử có thể ngăn cản sự sản xuất hormone melatonin có tác dụng kích thích buồn ngủ. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng những thiết bị này ít nhất một tiếng trước khi ngủ.
- Tập thể dục đều đặn và ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống hợp lý và thường xuyên tập thể dục sẽ giữ cho cơ thể của bạn luôn khỏe mạnh cũng như giúp bạn ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, nên tránh ăn quá nhiều hoặc tập thể dục cường độ mạnh trước giờ ngủ. Nếu bạn chỉ có thể vận động vào buổi tối, hãy thử những bài tập thư giãn cơ thể, xóa tan căng thẳng như yoga và thiền.
>>>>>Xem thêm: Bỏ túi ngay 10 loại đồ uống mùa hè giải nhiệt cực đã
- Môi trường ngủ tốt: một giấc ngủ chất lượng và tròn giấc còn phụ thuộc nhiều vào môi trường ngủ của bạn. Hãy đảm bảo môi trường ngủ của mình có nhiệt độ vừa phải, đủ tối và yên tĩnh. Bên cạnh đó, nệm và chăn ga gối cũng có vai trò quan trọng trong việc đem tới cho bạn một giấc ngủ thoải mái, chất lượng. Vì thế hãy tìm cho bản thân một chiếc nệm phù hợp và thường xuyên đổi mới chăn ga gối.
Thiếu ngủ và tác hại của thiếu ngủ đã luôn là một trong những mối nguy ngại hàng đầu và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Bloggiamgia.edu.vn hy vọng qua bài viết này không chỉ có thể giúp bạn hiểu thêm về tác hại của việc thiếu ngủ mà còn có thể cung cấp cho bạn những giải pháp giấc ngủ hoàn hảo nhất. Vì sức khỏe giấc ngủ của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/sleep-deprivation/effects-on-body#1