Là một trong những thiền viện lớn nhất Việt Nam, Thiền Viện Trúc Lâm tọa lạc tại thành phố Đà Lạt. Nơi đây thu hút khách hàng triệu lượt khách du lịch hàng năm nhờ vào phong cảnh đẹp, không khí yên bình mà Thiền Viện mang lại.
Bạn đang đọc: Thiền Viện Trúc Lâm ở đâu? Kinh nghiệm du lịch Thiền Viện Trúc Lâm
Bạn đang có ý định du lịch và đến tham quan địa danh nổi tiếng này phải không? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu kinh nghiệm du lịch Thiền Viện Trúc Lâm nhé!
Contents
1. Vài nét thông tin về Thiền Viện Trúc Lâm
Là công trình Phật giáo lớn nhất thành phố Đà Lạt, Thiền Viện Trúc Lâm là điểm đến yêu thích của người dân thành phố cũng như du khách từ khắp mọi miền đất nước. Một vài nét thông tin bổ ích về địa điểm này cho du khách:
- Địa chỉ: thuộc khu vực núi Phượng Hoàng, phường 10, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
- Thời gian mở cửa: mở cửa hàng ngày từ 05:00 sáng đến 09:00 tối
- Giá vé: nơi đây không bán vé, du khách có thể vào cửa tự do và không mất phí
- Giá vé cho dịch vụ cáp treo: Hiện nay, du khách có thể sử dụng phương tiện cáp treo để di chuyển từ đồi Robin đến Thiền Viện. Giá vé cáp treo hiện tại là 50.000 VND cho vé 1 chiều, 1 người. Với vé khứ hồi, mức giá cáp treo là 70.000 VND cho 1 người.
2. Phương tiện di chuyển đến Thiền Viện
Có nhiều cách thức để di chuyển đến Thiền Viện Trúc Lâm, du khách có thể đi xe máy, ô tô, xe ôm hoặc taxi để đến địa điểm này. Đường đi đến Thiền Viện từ chợ Đà Lạt cụ thể như sau:
Đi qua cầu Ông Đạo hay còn gọi là đập Ông Đạo (nằm ở phía trước bùng binh chợ Đà Lạt). Qua cầu, rẽ trái đến đường Trần Quốc Toản. Tiếp tục đi thẳng đường Trần Quốc Toản đến khi gặp một bùng binh nữa, vẫn đi thẳng qua bùng binh để hướng về đường 3/4. Đi hết đường 3/4 sẽ gặp đèn Prenn.
Đến đèo Prenn, du khách có thể lựa chọn đi cáp treo xuống Thiền Viện hoặc tiếp tục đi theo hướng đường bộ bằng cách đổ đèo. Đến giữa đèo, tượng Phật màu vàng rất lớn sẽ xuất hiện phía bên phải, du khách rẽ phải và tiếp tục đi thẳng sẽ đến được Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt.
3. Tìm hiểu về Thiền Viện Trúc Lâm
Thuộc thiền phái Yên Tử, Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt có lối kiến trúc xây dựng và tín ngưỡng giống với các thiền viện khác tại Việt Nam như: Thiền Viện Trúc Lâm Hà Nội hay Thiền Viện Trúc Lâm Cần Thơ.
Tọa lạc tại một trong những con đèo đẹp nhất Đà Lạt, Thiền Viện này bắt đầu được xây dựng vào năm 1993, và hoàn thành cơ bản một năm sau đó, tức là năm 1994. Thiền viện này được xây dựng bởi hai kiến trúc sư là Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc.
Thiết kế của Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt còn nhận được sự cố vấn của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ – người đã thiết kế Dinh Độc Lập, một trong những di tích lịch sử nổi tiếng tại TP.HCM.
Thiền Viện có cấu trúc gồm 4 khu vực chính: khu hòa thượng viện trưởng, khu vực tịnh thất hòa thượng, khu nội viện tăng, khu nội viện ni và khu ngoại viện.
Người đầu tiên lên ý tưởng và khởi công xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt chính là Hòa thượng Thích Thanh Từ – trụ trì đầu tiên của ngôi chùa này. Hiện nay, Thượng tọa Thích Thông Phương là sư trụ trì của Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt.
4. Thiền Viện Trúc Lâm thu hút khách tham quan ở điểm nào?
Là địa điểm tham quan nổi tiếng Đà Lạt, Thiền Viện Trúc Lâm có điểm gì thu hút khách du lịch đến thế? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nhé!
4.1 Lễ chùa cầu nguyện
Thiền Viện Trúc Lâm được xem là chốn Thiền môn thanh tịnh, là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Đà Lạt. Vào các ngày 14 và 19 âm lịch hàng tháng, Thiền Viện Trúc Lâm còn tổ chức các buổi thuyết pháp về thiền định bởi các sư thầy trong chùa. Thiền Viện này cũng là chốn lui tới quen thuộc của người dân thành phố Đà Lạt để dâng hương, cầu nguyện sức khỏe và bình an.
Không chỉ vậy, Thiền Viện Trúc Lâm còn tổ chức các khóa tu ngắn hạn cho các Phật tử khắp mọi nơi trên đất nước tham gia. Trong suốt thời gian tu học tại chùa, các Phật tử được sắp xếp để sinh hoạt như các tăng ni tại thiền viện.
4.2 Tận hưởng không gian yên bình
Thiền Viện Trúc Lâm là công trình kiến trúc Phật giáo vô cùng lộng lẫy và uy nghiêm. Tọa lạc tại vị trí đắc địa của Đà Lạt, Thiền Viện Trúc Lâm nằm ở lưng chừng dãy núi Phượng Hoàng, mặt chùa hướng ra hồ Tuyền Lâm yên ả.
Trong khuôn viên chùa còn xây dựng thêm tòa nhà khách 2 tầng, xung quanh là những triền hoa đủ màu sắc chạy dọc theo ngọn đồi. Đi sâu vào phía trong là khu vực Hồ Tĩnh Tâm, Tham Vấn Đường. Những địa danh này mang đậm vẻ cổ kính, trầm mặc nhưng vô cùng trang nghiêm.
Tìm hiểu thêm: Top 15 quán cafe 24/24 Hà Nội dành cho “cú đêm” thức khuya chạy deadline
Đến với Thiền Viện Trúc Lâm, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn thư thái, nhẹ nhàng hơn bởi cảnh sắc yên bình, thinh không của nơi này.
4.3 Trải nghiệm đi cáp treo
Những năm gần đây, thành phố Đà Lạt đã trang bị thêm dịch vụ cáp treo để đi đến Thiền Viện Trúc Lâm. Cáp treo sẽ đi từ trạm đồi Robin đến thiền viện. Từ trên cao, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cánh rừng thông bạt ngàn, trùng điệp với sắc xanh thiên nhiên tràn đầy sự tươi mát.
Không chỉ vậy, từ độ cao của cáp treo, du khách còn có thể ngắm nhìn cảnh sắc trời xanh mây trắng, những áng sương mù mờ ảo, những đám mây trong veo của xứ trời Đà Lạt. Chỉ với 12 phút di chuyển bằng cáp treo, du khách chắc chắn sẽ mãn nhãn với cảnh sắc thiên nhiên mê mẩn lòng người của thành phố mộng mơ này.
5. Kinh nghiệm tham quan Thiền Viện Trúc Lâm
Để có một chuyến tham quan trọn vẹn và nhiều niềm vui, du khách nên bỏ túi các kinh nghiệm sau khi đến địa danh Thiền Viện Trúc Lâm.
5.1 Xem sơ đồ chỉ dẫn của Thiền Viện Trúc Lâm
Sở hữu diện tích lên đến 24 hecta, Thiền Viện Trúc Lâm rất rộng lớn, thậm chí được công nhận là ngôi chùa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Do đó, du khách nên tham khảo sơ đồ chỉ dẫn của Thiền Viện Trúc Lâm trước khi tham quan để đảm bảo sức khỏe cũng như lịch trình của chuyến đi.
Gợi ý tham quan Thiền Viện Trúc Lâm:
- Đi lên chùa từ hướng Hồ Tuyền Lâm, du khách có thể vòng ra cổng sau của chùa hoặc đi qua 140 bậc thang để lên đến cổng chính của chùa.
- Du khách tham quan chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm.
- Bên trái chánh điện là gác trống, bên cạnh là Tham Vấn Đường. Bên phải chánh điện là lầu chuông, bên cạnh là Hồ Tĩnh Tâm.
5.2 Các lưu ý khi tham quan Thiền Viện
Là một địa điểm du lịch tôn giáo, khách du lịch cần lưu ý các điểm sau khi tham quan Thiền Viện Trúc Lâm:
- Mặc quần áo dài, hoặc trang phục kín đáo, trang nghiêm.
- Không được chụp hình trong khu vực chánh điện
- Bỏ giày/dép bên ngoài khu vực chánh điện
- Tuyệt đối không đến các khu vực nội tăng và nội ni
- Không được mua bán trong khuôn viên thiền viện
- Nếu đến Thiền Viện Trúc Lâm bằng xe máy, du khách sẽ được giữ xe miễn phí
5.3 Các địa điểm tham quan gần Thiền Viện Trúc Lâm
Để tiết kiệm thời gian di chuyển, du khách có thể tham quan các địa điểm gần Thiền Viện Trúc Lâm, có thể kể đến như:
- Dinh 3 Bảo Đại
- Hồ Tuyền Lâm
- Thác Datanla
- Đường hầm điêu khắc
>>>>>Xem thêm: Top 9 rạp chiếu phim thành phố Thủ Đức không thể bỏ qua
6. Kết luận
Bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin về địa điểm Thiền Viện Trúc Lâm cũng như kinh nghiệm tham quan ngôi chùa nổi tiếng này. Hy vọng Bloggiamgia.edu.vn đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi những bài viết sắp tới của Bloggiamgia.edu.vn nhé!