Việt Nam là đất nước có nền văn hóa phong phú với ba miền Bắc, Trung Nam. Mỗi miền lại có những lễ hội, phong tục, tập quán, nghi lễ khác nhau. Chẳng hạn như thủ tục cưới hỏi thì mỗi vùng miền đã có những nét đặc trưng riêng thể hiện văn hóa của từng vùng miền. Thủ tục cưới hỏi miền Trung với sự đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều về vật chất. Trong bài viết dưới đây Bloggiamgia.edu.vn sẽ giới thiệu tới bạn tất tần tật về thủ tục cưới hỏi miền Trung, bạn cùng theo dõi nhé.
Bạn đang đọc: Tất tần tật từ A – Z thủ tục cưới hỏi miền Trung mà bạn nên biết?
Contents
1. Tổng quan về thủ tục cưới hỏi miền Trung
Thủ tục cưới hỏi là một trong những nghi thức vô cùng quan trọng mà các cặp đôi yêu nhau cần chuẩn bị trước khi về chung một nhà. Thủ tục cưới theo đúng tục lệ truyền thống của cha ông được xem là nét đẹp văn hóa lâu đời. Đồng thời còn là cách để thể hiện cho tình cảm của hai gia đình dành cho nhau và khởi đầu một cuộc sống hôn nhân thuận lợi, hạnh phúc.
Thủ tục cưới hỏi của người miền Trung thường có 6 bước, thời gian để hoàn thành các thủ tục này có thể trong khoảng thời gian 3 năm. Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại các cặp đôi đã lựa chọn sự tối giản, những lễ nghi phức tạp đều được cắt giảm để thủ tục cưới trở nên đơn giản hơn. Thủ tục cưới hiện tại chỉ còn 3 nghi lễ cơ bản nhất gồm: lễ dạm ngõ, lễ hỏi và lễ cưới. Một số trường hợp nếu gia đình của cô dâu và chú rể ở xa nhau thì có thể gộp chung lễ hỏi và lễ cưới với nhau.
2. Lễ dạm ngõ trong thủ tục cưới hỏi miền Trung
Lễ dạm ngõ là nghi thức cưới hỏi đầu tiên và là lễ đơn giản nhất trong thủ tục cưới hỏi miền Trung nhưng vô cùng cần thiết. Đây là cơ hội để hai bên gia đình chính thức gặp gỡ để trao đổi, thấu hiểu những nhu cầu nguyện vọng của đôi bên. Lễ dạm ngõ được thực hiện khi cặp đôi yêu nhau xác định tiến đến hôn nhân và đã được sự đồng ý và ủng hộ của cha mẹ hai bên.
Hai gia đình sẽ cùng bàn bạc chọn ngày lành tháng tốt, cặp đôi sẽ là cầu nối để trao đổi với bố mẹ của bạn gái. Khi được sự đồng ý của bố mẹ bạn gái đồng ý, bạn trai sẽ cùng người đại diện của gia đình thường sẽ là người lớn tuổi, được sự tín nhiệm trong gia đình. Gia đình bạn trai sẽ mang theo rượu, khay trầu sang nhà bạn gái để nói chuyện. Người đại diện của hai bên gia đình sẽ cùng nhau trao đổi để thống nhất các bước tiếp theo trong thủ tục cưới cho đúng với thủ tục cưới hỏi và mong muốn của cả hai bên gia đình.
3. Lễ hỏi trong thủ tục cưới hỏi miền Trung
Lễ hỏi, lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn, đây là nghi lễ thứ hai trong thủ tục cưới hỏi miền Trung. Người miền Trung không quá nặng nề về vật chất thể hiện trong nét đặc trưng trong tính cách đời thường cũng như trong thủ tục cưới hỏi nhưng rất tôn trong về các thủ tục, lễ nghi.
Thủ tục cưới hỏi miền Trung ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa cung đình Huế. Do đó, những lễ vật cũng không đòi hỏi sự cầu kỳ hay đắt đỏ. Những mỗi bước chuẩn bị cho lễ ăn hỏi đều thể hiện sự chân thành, mức độ quan tâm, sự nghiêm túc mà hai bên gia đình dành cho nhau.
3.1 Những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ hỏi
Với người miền Trung, đám hỏi sẽ cần chuẩn bị 5 mâm lễ cơ bản gồm: mâm trầu cau, mâm quả trà, đôi rượu, mâm kem đính hôn, mâm nem chả và cuối cùng là mâm ngũ quả. Tùy vào thực tế và điều kiện của các gia đình số mâm lễ có thể thay đổi để phù hợp.
Một số gia đình có thể thay thế bánh kem bằng bánh xu xê. Ngoài ra mâm quả trầu cau và mâm ngũ quả cũng có thể kết thành hình rồng phượng để trông đẹp mắt, thêm phần ấn tượng cho lễ ăn hỏi, đồng thời thể hiện sự cầu may và phúc vận cho cặp đôi.
Ngoài các mâm lễ kể trên, gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một mâm nhỏ đựng tiền treo hay còn gọi là mâm lễ đen. Mâm lễ này sẽ được phía nhà trai đặt lên bàn thờ của gia đình nhà gái để kính báo với ông bà tổ tiên về sự kiện trọng đại này. Với những gia đình khá giả sẽ có thêm một khay riêng đựng vàng, nữ trang tặng cho cô dâu mới. Trong ngày diễn ra lễ dạm ngõ, cô dâu sẽ mặc áo dài và nhận trang sức nhà chồng và nhà bố mẹ ruột trao tặng và xuống chào hỏi họ hàng hai bên.
Tìm hiểu thêm: Bật mí 11 studio cho thuê váy cưới đẹp nhất ở quận 11 uy tín, giá tốt
3.2 Các bước thực hiện cho lễ hỏi
Lễ ăn hỏi có quy mô và số lượng các quà tặng lớn hơn lễ dạm ngõ. Các thành viên của hai gia đình cũng đông hơn và nhiều thành phần hơn. Theo như thời gian đẹp đã được đưa ra từ trước, đoàn nhà trai cùng đội bê tráp là những thanh niên chưa vợ sẽ đưa các mâm lễ qua nhà gái. Thứ tự người vào nhà gái cũng được sắp xếp rõ ràng: Người trưởng đoàn dẫn lễ, người lớn tuổi trong gia đình có uy tín, bố mẹ chú rể,… sau đó là chú rể và dàn bê tráp nam.
Sau khi nhà gái đón tiếp đoàn nhà trai thì đội bê lễ sẽ trao lại cho đội nhà gái với các bạn nữ xinh đẹp chưa lập gia đình. Đại diện hai bên gia đình sẽ phát biểu thông báo lý do và xin phép sự đồng thuận của cả hai bên. Cô dâu sẽ được chú rể hoặc cha mẹ đưa ra chào hỏi. Nhà gái sẽ đặt một phần lễ mà nhà trai đưa sang lên bàn thờ gia tiên và thực hiện nghi thức thắp hương. Sau khi hoàn tất phần lễ, cô dâu sẽ đi rót trà hoặc rượu mời ông bà, chú bác, cô dì chung vui cùng với gia đình.
Khi đoàn nhà trai ra về, nhà gái sẽ chia một phần trong các mâm lễ nhà trai đem đến đây được gọi là lễ lại quả. Khi nhà trai ra về, các mâm lễ trống sẽ được lật ngửa nắp thể hiện niềm vui mừng của gia đình nhà gái khi gả con và sự tiếp nhận lễ vật từ nhà trai.
4. Lễ cưới
Lễ cưới được xem là nghi thức trong tâm trong thủ tục cưới miền Trung. Tới ngày đẹp giờ đẹp, nhà trai sẽ dẫn đoàn đến nhà gái để đón dâu về nhà báo cáo với ông bà, tổ tiên. Nhà gái cũng cắt cử người đưa cô dâu về nhà chồng.
Khi đoàn đón dâu nhà trai đến trước cổng nhà gái, người trưởng đoàn sẽ cử người đem lễ vật vào nhà giá để trình giờ và xin phép được làm lễ. Thời gian tốt đã được đôi bên thống nhất từ trước để mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn. Sau khi về nhà trai, lễ nhận dâu cũng không quá cầu kỳ, cô dâu chú rể làm lễ và nghe sự bảo ban của cha mẹ và lời chúc phúc của người thân, bạn bè.
Kết thúc lễ, cô dâu và chú rể sẽ bưng mâm trầu cau, thuốc lá ra cổng tiễn đoàn nhà gái ra về. Các thành viên nhà gái sẽ lấy miếng trầu hoặc điếu thuốc sau đó bỏ lại khay những đồng tiền lẻ để câu may cho cặp đôi uyên ương.
Sau lễ cưới 3 ngày, vợ chồng son sẽ về thăm lại nhà cô dâu (đây được gọi là lễ lại mặt hoặc lễ phản bái). Một số những gia đình còn cho phép đôi vợ chồng về thăm nhà ngay sau khi xong lễ cưới.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp những tên con gái lót chữ Hoàng hay và ý nghĩa nhất
5. Một số lưu ý trong thủ tục cưới hỏi miền Trung
Thủ tục cưới hỏi miền Trung có sự đơn giản tuy nhiên sẽ có một số điều kiêng kỵ cần tránh như sau:
- Người phụ nữ mang theo không được trang trí và ngồi lên giường cưới trong phòng tân hôn cho cô dâu, chú rể.
- Khi chào hỏi bố mẹ để về nhà chồng cô dâu nên đi thẳng người không quay lại nhìn người thân. Đây là cách để thể hiện sự chuyên tâm lo việc nhà chồng và gia đình nhỏ thời gian sắp tới.
- Tại các ngã ba, ngã năm, ngã bảy hay đi qua sông, qua cầu. Đoàn đón dâu nên thả tiền lẻ, gạo, muối để hành trình đón dâu được thuận lợi.
- Trong thủ tục cưới miền Trung, cô dâu sẽ không được mẹ đưa về nhà chồng hoặc nếu đưa thì sẽ mồi trên đoàn xe khác với đoàn đưa dâu.
- Những người đang có tang không được phép tham gia lễ đón và đưa cô dâu về nhà chồng. Điều này hạn chế đem đến vận xui cho cặp đôi.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các cặp đôi sắp cưới sẽ hiểu hơn về phong tục cưới hỏi miền Trung và thực hiện những thủ tục cần thiết để có một đám cưới trọn vẹn, viên mãn và hạnh phúc.
>>>Đọc thêm:
- Phong tục cưới hỏi miền Nam và hướng dẫn chuẩn bị đầy đủ nhất
- Phong tục cưới hỏi miền Bắc và những điều cần lưu ý cho đám cưới