Khi nói đến vải, có thể bạn sẽ không biết hết được tất cả các loại khác nhau trên thế giới. Một số loại vải được sử dụng cho ga giường, chăn gối. Trong khi các loại vải khác lại được sử dụng cho quần áo. Sẽ dễ dàng khi lựa chọn vải nếu bạn biết rõ về nguồn gốc, xuất xứ, cách chúng được tạo ra và chúng được sử dụng để làm gì. Và trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giới thiệu đến các bạn một loại vải khá quen thuộc hiện nay là vải linen.
Bạn đang đọc: Tất tần tật những điều bạn nên biết về vải linen
Contents
1. Giới thiệu về vải linen
1.1. Vải lanh là gì?
Vải linen hay vải lanh là một trong những loại vải được sử dụng rộng rãi nhất được làm từ sợi của cây lanh. Từ linen bắt nguồn từ tên latin của linen, linum usitatissimum. Từ “Linen” có liên quan đến từ “line” vì các sợi vải được dệt theo một đường thẳng.
Được biết đến như một loại vải có độ bền cao, thấm hút tốt, vải linen được sử dụng nhiều để làm chăn ga nhờ đặc tính mềm mại, thoải mái và nhanh khô hơn so với vải cotton. Đặc biệt, đây còn là loại vải lý tưởng cho những người hay đổ mồ hôi khi ngủ.
Ngoài ra, vải linen cũng được ứng dụng nhiều trong ngành may mặc với các bộ quần áo vải linen thời trang.
1.2. Nguồn gốc của vải linen
Vải linen được sử dụng từ thời Lưỡng Hà cổ đại. Một số cách sử dụng vải linen sớm nhất là làm vải liệm chôn cất và bọc xác ướp. Ngày nay, vải lanh vẫn được tìm thấy nguyên vẹn trong các lăng mộ, một minh chứng cho độ bền với thời gian của nó. Người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên sản xuất hàng loạt vải lanh, nơi vải dệt được giao dịch như tiền tệ của những người Ai Cập giàu có.
Vải lanh đã ăn sâu vào nền văn hóa của con người đến nỗi nó được đề cập trong kinh thánh rằng việc trộn vải lanh và len lại với nhau là không được phép. Một số khác lại đề cập đến việc các thiên thần thường mặc vải lanh.
Pháp và Bỉ được coi là những nơi có môi trường và khí hậu tốt nhất cho cây lanh phát triển, mặc dù loại cây này được trồng ở các nước khác như Trung Quốc, Canada, Ý , Tunisia. Các loại cây này được xuất nhập khẩu khắp thế giới để biến thành vải lanh.
Các nhà máy dệt ở châu Âu, đặc biệt ở Ý, sản xuất vải lanh chất lượng cao. Vải lanh Châu Âu được biết đến là loại vải vừa bền vừa mềm mại. Giống như nhiều loại vải khác, phần lớn lượng vải lanh được sản xuất ra đều chuyển từ châu Âu sang châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, trong những năm gần đây. Trung Quốc được biết đến là nước xuất khẩu vải lanh hàng đầu và sở hữu nhà máy sản xuất vải lanh lớn nhất thế giới nằm ở Cáp Nhĩ Tân.
1.3. Quy trình sản xuất vải lanh
Vải lanh so với vải cotton có quy trình sản xuất tốn nhiều thời gian và chi phí hơn vì sợi lanh rất khó dệt. Một số bộ phận của quy trình sản xuất vải lanh hiện nay được thực hiện bằng máy, phần còn lại được làm bằng tay.
Quy trình tạo ra vải lanh thường được thực hiện như sau:
- Cây lanh được nhổ từ mặt đất chứ không cắt trực tiếp để duy trì được độ dài của sợi lanh
- Sau đó, cây được để lại trên ruộng để phân hủy một ít, điều này giúp cho việc tách các sợi của cây lanh trở nên dễ dàng hơn
- Các sợi chiết xuất được cất trữ một vài tháng để làm mềm hơn nữa
- Sau khi được làm mềm, các sợi lanh được chải kỹ để loại bỏ bụi bẩn, các mảnh vụn dư thừa còn bám lại và để dành riêng ra để tách các sợi ngắn, dài
- Các sợi dài được xoắn và kéo thành sợi trong khi ướt để làm sợi mềm hơn. Những sợi dài này được sử dụng để làm chăn ga và quần áo
- Các sợi lanh ngắn cũng được xoắn lại với nhau để tạo độ cứng cáp, thích hợp dùng cho những thứ như vải bọc hoặc làm chỉ để may các loại vải dai như da.
2. Các loại vải linen hiện nay
Trên thị trường hiện nay, có 5 loại vải linen được sử dụng phổ biến nhất. Bao gồm:
2.1. Vải linen bột
Vải linen bột có đặc tính mềm và dễ nhũn. Khi sử dụng vải linen bột trong ngành may mặc lại tạo cảm giác dễ chịu và cực kì thoải mái cho làn da. Chất vải này có đặc tính thoáng mát và được ưu tiên sử dụng nhiều trong mùa hè.
Tuy nhiên, do vải dễ nhũn nên khi giặt giũ, vệ sinh rất dễ khiến cho vải nhanh bạc màu. Nhưng không vì lý do đó mà nó ít được sử dụng, ngược lại, vải linen bột được dùng rất nhiều trong ngành may mặc, chăn ga gối nệm, hay túi xách, rèm cửa,…
2.2. Vải linen ướt
Vải linen ướt sở hữu những nét đặc trưng nhất của vải linen, đó là sự mềm mại. Nhưng chính vì sự co rút của vải nên nó cũng rất dễ bị nhão sau những lần giặt giũ. Điều này cũng có nghĩa rằng vải có độ đàn hồi không cao, kèm theo đó là độ bền cũng bị giảm đi đôi chút.
2.3. Vải linen tưng
Nếu như hai chất liệu vải linen trên có độ bền không cao thì vải linen tưng lại sở hữu độ bền rất cao và chất liệu mềm mượt hơn, cùng với đó là khả năng giữ màu rất tốt. Thậm chí khi bạn vệ sinh, giặt giũ nhiều lần cũng không làm cho vải bị nhão ra. Tuy chất liệu vải linen tưng dễ bị nhăn nhưng nó sở hữu khả năng thấm hút mồ hôi cực kì hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn bày trí phong thủy phòng ngủ giúp vợ chồng dễ sinh con
2.4. Vải linen lụa
Vải linen lụa được pha trộn từ vải lanh và vải lụa, đem đến sự mềm mại. Vải linen lụa thường được sử dụng để làm khăn choàng với đa dạng các màu sắc, kiểu dáng bắt mắt. Chất liệu vải này có khả năng hút ẩm cực kì tốt.
2.5. Vải linen xước
Vải linen xước hay còn gọi là vải linen đũi. Bề mặt của chất vải này được dệt theo hình dạng xước, tạo nên nét đặc trưng riêng biệt cho sản phẩm. Vải sở hữu đặc tính mỏng, nhẹ và thường được dùng trong ngành may mặc.
3. Ưu nhược điểm của vải linen
3.1. Ưu điểm của vải lanh
Vải linen sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội, bao gồm:
- Khả năng thấm hút tốt: Vải lanh có thể hấp thụ độ ẩm cực kì tốt. Vì vậy khi sử dụng chăn ga gối hay quần áo bằng vải lanh, bạn sẽ luôn cảm thấy dễ chịu và tươi mát khi chạm vào hoặc khi ngủ. Điều này cũng có nghĩa bạn sẽ không thức dậy với cảm giác ngột ngạt và vải ít có khả năng bám vào da nếu bạn đổ mồ hôi.
- Không tích điện: Vải lanh là một trong số ít các loại vải không bị tĩnh điện. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại vải chỉ cần chứa 10% vải lanh trong thành phần của chúng là đủ để loại bỏ điện tích gây khó chịu.
- Phù hợp với thời tiết quanh năm: Vải lanh là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm có thể sử dụng quanh năm, không chỉ cho một hoặc hai mùa. Đặc tính điều chỉnh nhiệt độ của nó giúp bạn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Đây cũng là một tin tốt nếu người ngủ cùng bạn thường cảm thấy nóng nhưng bạn lại có xu hướng ớn lạnh khi ngủ.
- Thân thiện với môi trường: Nhờ được làm từ sợi cây lanh tự nhiên, không chứa các hóa chất độc hại nên vải lanh cực kì thân thiện với môi trường và hoàn toàn có thể tái chế được.
- Không gây dị ứng: Những người có làn da nhạy cảm, hay bị dị ứng có thể lựa chọn các sản phẩm từ vải lanh nhờ được làm từ các thành phần trong thiên nhiên.
- Chất liệu mềm mại: Vải linen cực kỳ mềm mại và tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Thậm chí dù bạn có giặt giũ nhiều lần cũng không làm vải mất đi đặc tính vốn có của nó.
3.2. Nhược điểm của vải linen
Ngoài những ưu điểm nổi trội trên, vải linen cũng có những nhược điểm như sau:
- Dễ bị nhăn nhúm: Vải linen rất dễ bị nhăn nhúm sau mỗi lần giặt giũ. Do đó, bạn sẽ cần phải lưu lý lựa chọn cách giặt phù hợp và phải phơi thật khô.
- Độ đàn hồi không cao: Nhược điểm tiếp theo của vải linen đó là độ đàn hồi không cao. Một số loại vải như linen bột hay linen ướt sẽ rất dễ bị bay màu và nhão vải sau nhiều lần giặt giũ. Đồng thời, vải linen rất dễ bị nhăn nên nhiều người phải ủi quần áo trước khi ra ngoài dù điều này vô tình lại làm mất đi sự liên kết và đàn hồi vốn có của vải.
4. Cách chăm sóc và bảo quản vải lanh
Vải lanh nổi tiếng là rất dễ bị nhăn. Nếu bạn thích các kiểu dáng và sự thoải mái của quần áo bằng vải lanh, thì bạn sẽ cần khá nhiều thời gian để ủi nó. Hãy sử dụng bàn ủi với nhiệt độ cao và một chút hơi nước (đặc biệt ở phần cổ áo) sẽ giúp bộ trang phục được phẳng phiu hơn.
Tuy nhiên, nhăn là đặc tính vốn có của chất vải này, do đó nếu muốn quần áo hoàn toàn không nhăn, hãy thử các loại vải lanh đã qua pha trộn. Dù vậy, hãy đảm bảo quần áo của bạn đã khô hoàn toàn trước khi mặc vào, vì các nếp nhăn có thể xuất hiện nhiều hơn khi vải đang ẩm.
>>>>>Xem thêm: Hồng pastel: Giải pháp hoàn hảo cho không gian sống nghệ thuật
Vải lanh sẽ mềm ra theo thời gian và bạn hoàn toàn có thể giặt bằng máy giặt. Giống như cotton, vải lanh có xu hướng bị co lại, vì vậy bạn nên giặt đồ bằng vải lanh trong nước lạnh hoặc nước ấm.
5. Kết luận
Trên đây là tất tần tật những điều bạn cần biết về vải linen hay còn gọi là vải lanh. Các bộ quần áo hay chăn ga gối bằng vải lanh sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người đang tìm kiếm một chất liệu vải phù hợp cho thời tiết quanh năm ở Việt Nam.