Sau 1 ngày học tập và làm việc vất vả, chẳng còn gì tuyệt vời hơn cuộn mình trong 1 chiếc chăn say giấc nống. Đối với nhiều người, dù hè nóng hay đông lạnh, đắp chăn là 1 thói quen không thể thiếu được có giấc ngủ ngon.
Bạn đang đọc: Tại sao đắp chăn nặng có thể giúp ngủ ngon hơn?
Nếu bạn cũng là người thích cuộn tròn trong chăn khi ngủ thì chắc chắn không thể bỏ qua dòng chăn nặng (hay còn gọi là chăn trọng lượng). Dưới đây Bloggiamgia.edu.vn sẽ giới thiệu đến bạn về loại chăn này cũng như lý do tại sao đắp chăn nặng có thể giúp ngủ ngon hơn.
Contents
1. Chăn nặng là gì?
Chăn nặng hay còn gọi là chăn trọng lượng, là loại chăn có độ nặng cao hơn so với các loại thông thường và được sử dụng chủ yếu cho mục đích trị liệu.
Cấu tạo của chăn thoạt nhìn khá giống chăn truyền thống nhưng cấu trúc bên trong chăm chứa các túi hạt hoặc viên nhỏ để tạo ra độ nặng cho sản phẩm. Thông thường loại chăn này sẽ có trọng lượng trong khoảng 2.26 ký đến 13 ký.
Thiết kế đặc biệt này giúp chăn phân bổ đều trọng lượng và áp lực đè lên cơ thể người nằm, từ đó đem đến các hiệu quả trị liệu như mong muốn. Chăn trọng lượng là 1 loại hình thức cảm ứng áp lực sâu, mang tính trị liệu thư giãn hệ thần kinh, kích thích giấc ngủ, điều hòa tâm trạng.
2. Tại sao đắp chăn nặng có thể giúp ngủ ngon hơn?
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng liệu pháp áp lực sâu là cách hiệu quả giúp chúng ta giảm lo âu, giảm rối loạn giấc ngủ, giảm một số triệu chứng của ADHD (rối loạn tăng động, giảm chú ý). Cụ thể, trong 1 nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Uppsala, Thụy Điển đã theo dõi các tín hiệu phát hiện từ hệ thống thần kinh khi sử dụng chăn nặng.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, chăn nặng sẽ đưa hệ thống thần kinh vào chế độ nghỉ ngơi tốt hơn, giảm nhịp tim và nhịp thở về mức ổn định, từ đó góp phần giảm triệu chứng lo lắng. Khi cơ thể ở trạng thái thư giãn, nồng độ hormone căng thẳng cortisol giảm rõ rệt, góp phần thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn.
1 nghiên cứu được công bố trên tạp chí chuyên về giấc ngủ Journal of Sleep Research cho thấy việc đắp chăn trọng lượng còn có tác động tích cực đến quá trình sản xuất hormone giấc ngủ melatonin. Đây là hormone được não tiết ra 1 cách tự nhiên khi đêm xuống để kích thích cảm giác mệt, buồn ngủ. Khi nồng độ melatonin thấp, cảm giác khó ngủ, mất ngủ, ngủ nông sẽ diễn ra.
Cụ thể, nghiên cứu quan sát trên giấc ngủ của 1 nhóm người tình nguyện trong 2 đêm. Vào đêm đầu tiên, họ được sử dụng chăn trọng lượng để ngủ, trong đó trọng lượng chăn chiếm 12,2% trọng lượng cơ thể. Vào đêm thứ 2, người ngủ sử dụng chăn bình thường với trọng lượng chiếm 2,2% trọng lượng cơ thể.
Kết quả nghiên cứu ước tính chăn nặng có thể giúp tăng cường 32% quá trình sản xuất hormone Melatonin.
3. Các lợi ích sức khỏe của chăn nặng
3.1 Chăn nặng giúp giảm rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là tình trạng sức khỏe tâm thần suy giảm do người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng,… kích thích hệ thống thần kinh quá mức.
Điều khiến bạn luôn rơi vào trạng thái kích động, cảnh giác với mọi kích thích diễn ra trong cuộc sống. Đây là 1 trong những rối loạn tâm lý phổ biến nhất hiện nay, xuất hiện ở mọi độ tuổi, thậm chí là trẻ em.
Ông Brian Wind, nhà tâm lý học lâm sàng, tiến sĩ và giáo sư trợ giảng tại đại học VanderBilt nhận định rằng chăn nặng có thể giúp giảm rối loạn lo âu hiệu quả. Bởi vì sản phẩm này sẽ kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm của người bệnh, giúp giảm nhịp tim, đưa cơ thể về trạng thái thư giãn
Hệ thần kinh đối giao cảm (tên gọi tiếng anh: Parasympathetic Nervous System) là 1 trong 2 bộ phận chính của hệ thần kinh tự chủ Autonomic Nervous System. Hệ thống thần kinh này được kích hoạt khi bạn cảm thấy thư giãn, bình tĩnh. Đặc điểm sinh lý của trạng thái này là nhịp hô hấp và nhịp tim giảm.
Bên cạnh đó, chăn nặng còn giúp giảm bớt các chức năng cần năng lượng cao bị kích hoạt khi cơ thể căng thẳng.
Bác sĩ Janette Nesheiwat hiện đang công tác tại CityMD cho biết cảm giác đè nặng lên cơ thể của loại chăn này còn giúp giải pháp chất dẫn truyền thần kinh serotonin, đem đến cảm giác thư giãn, êm dịu cho bệnh nhân đang gặp phải các chứng rối loạn cảm xúc.
Tìm hiểu thêm: Giải thích hiện tượng ngủ mê man, ngủ không dậy được là gì?
3.2 Chăn có trọng lượng giúp cải thiện giấc ngủ
Khảo sát cho thấy ⅓ người trưởng thành tại Mỹ thừa nhận họ ngủ ít hơn so với thời lượng ngủ được khuyến nghị dành cho độ tuổi này bởi các vấn đề về rối loạn giấc ngủ. Tình trạng thiếu ngủ về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì.
Giờ đây, có 1 phương pháp đơn giản hơn để hỗ trợ họ cải thiện giấc ngủ mà không cần dùng đến thuốc. Đó chính là chăn trọng lượng.
1 nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 trên những bệnh nhân bị mất ngủ kinh niên trong độ tuổi từ 20 đến 66 cho thấy, chăn trọng lượng giúp họ ngủ lâu hơn và ít trằn trọc hơn vào ban đêm. Bên cạnh đó, giấc ngủ của họ cũng sâu hơn, đem lại cảm giác sảng khoái vào buổi sáng hôm sau.
3.3 Có thể làm giảm các triệu chứng ADHD ở trẻ
Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD – Attention Deficit Hyperactivity Disorder), là 1 trong những dạng rối loạn phát triển thường gặp nhất ở trẻ em. Biểu hiện đặc trưng của chứng rối loạn ADHD là sự hiếu động thái quá, hấp tấp ở trẻ đi kèm với sự suy giảm về khả năng tập trung, chú ý.
Cho đến nay, các nghiên cứu vẫn đang tích cực được thực hiện để tìm ra nguyên nhân cũng như các điều trị hiệu quả ADHD. Trong đó, chăn trọng lực được xem là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả để giúp trẻ giảm các triệu chứng này. Nghiên cứu đáng chú ý nhất được thực hiện vào năm 2014. Trẻ ADHD được cho mặc áo có trọng lượng (bằng 10% trọng lượng cơ thể bé).
Kết quả cho thấy sự cải thiện rõ rệt về khả năng tập trung, chú ý và khả năng làm việc, phối hợp so với các bé không mặc áo trọng lượng. Tuy vậy, nghiên cứu trên chỉ được thực hiện trên áo có trọng lượng nên cần có thêm nhiều nghiên cứu khác nữa để xác định liệu xem chăn trọng lượng có thực sự hiệu quả trong việc điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ.
4. Giảm nguy cơ phụ thuộc vào các loại thuốc, thực phẩm chức năng bổ trợ giấc ngủ
Melatonin được gọi là hormone giấc ngủ của con người. Chúng sản xuất 1 cách tự nhiên khi mặt trời tắt nắng, giúp chúng ta ngủ được vào ban đêm. Mặc dù cơ thể sản xuất melatonin tự nhiên để điều hòa giấc ngủ nhưng ở 1 số người, nồng độ này bị thấp bất thường. Do đó, họ thường tìm đến các thực phẩm chức năng hoặc thuốc để bổ sung lượng melatonin thiếu hụt.
Các loại thuốc, thực phẩm năng bổ trợ giấc ngủ hầu hết gây ra những tác dụng phụ như tăng nguy cơ mất trí nhớ cùng nhiều vấn đề khác cho bộ não người sử dụng. Chính vì thế, để có thể ngủ được mà không phụ thuộc vào các loại thuốc, thực phẩm trên thì chăn nặng chính là 1 giải pháp tuyệt vời.
Giải thích thêm về chăn nặng, tiến sĩ Rafael J. Sepulveda cho biết khi đắp loại chăn này đi ngủ, trọng lực chăn sẽ kích thích áp lực sâu để giảm kích thích đến tế bào thần kinh giao cảm, từ đó giúp người nằm ngủ sâu và ít giật mình thức giấc hơn. Đồng thời như đã nó phía trên, chăn nặng cũng là yếu tố kích thích sản xuất melatonin.
>>>>>Xem thêm: 1 phút plank đốt bao nhiêu calo? Tập plank như thế nào để giảm cân hiệu quả?
3. Đắp “chăn nặng” có rủi ro không?
Đắp chăn nặng có thể giúp ngủ ngon hơn nhưng liệu loại chăn này có rủi ro? Chăn nặng không mang lại rủi ro, miễn là bạn mua hàng chất lượng và có độ nặng phù hợp. Con số trọng lượng phù hợp của chăn là xấp xỉ bằng 10% trọng lượng cơ thể người nằm.
Riêng đối với người đang mắc chứng ngưng thở khi ngủ và hen suyễn thì nên tránh đắp chăn có trọng lượng vì sản phẩm có thể gián đoạn hô hấp. Người mắc chứng sợ không gian kín cũng không phù hợp sử dụng loại chăn này vì nó kích thích cảm giác sợ hãi, ngột ngại khiến bạn càng khó ngủ.
Trên đây là những kiến thức xoay quanh chủ đề liệu đắp chăn nặng có thể giúp ngủ ngon hơn hay không. Hy vọng bài viết đã giúp thỏa mãn bộ óc tò mò của bạn về sản phẩm này rồi nhé!