Bạn có nhớ hay quên giấc mơ bạn đã mơ đêm qua không? Nhiều người sẽ nhớ, nhiều người lại không. Thậm chí, một số người trong chúng ta có thể nhớ lại một cách đầy đủ, sống động về giấc mơ khi tỉnh giấc vào sáng sớm, nhưng sau đó vào buổi chiều, giấc mơ trở nên mờ nhạt và bạn không còn nhớ được giấc mơ đó nữa. Trong bài viết này, cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu về giấc mơ: Tại sao có người quên, có người lại nhớ.
Bạn đang đọc: Tại sao có người quên giấc mơ, có người lại nhớ được giấc mơ của mình?
Contents
1. Tại sao và khi nào chúng ta có những mơ?
1.1. Giấc mơ là gì? Vai trò của giấc mơ
Giấc mơ luôn là một trong những điều bí ẩn đối với con người. Vấn đề tại sao chúng ta lại mơ và khi nào chúng ta mơ trở thành chủ đề được thảo luận rất nhiều.
Giấc mơ về cơ bản là những câu chuyện và hình ảnh mà tâm trí chúng ta tạo ra trong khi ngủ. Chúng có thể vui, buồn hoặc đáng sợ. Giấc mơ có vẻ khó hiểu hoặc hoàn toàn hợp lý.
Tất cả mọi người đều trải qua những giấc mơ với những cảm xúc khác nhau. Có thể là một cơn ác mộng, một giấc mơ đẹp hay một chuyện nào đó không có ý nghĩa gì. Chúng ta cũng có thể nhớ hoặc quên những hình ảnh mình đã mơ, nhưng giấc mơ vẫn luôn tồn tại.
1.2. Tại sao chúng ta mơ?
Có nhiều giả thuyết về lý do tại sao chúng ta mơ, nhưng không ai biết chắc chắn nguyên nhân là gì. Giấc mơ đôi khi không có mục đích hay ý nghĩa gì, nhưng chúng ta cần những giấc mơ vì nó có ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, cảm xúc và thể chất của con người.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đánh thức mọi người ngay khi họ đang bước vào giấc ngủ REM. Họ phát hiện ra rằng những người này trở nên căng thẳng hơn, lo lắng và có thể bị trầm cảm, khó tập trung trong một thời gian, có xu hướng tăng cân hoặc xuất hiện ảo giác.
Một nghiên cứu khác cho rằng giấc mơ bắt nguồn từ trí tưởng tượng của con người, đó có thể là từ ký ức, suy nghĩ trừu tượng và mong muốn của con người.
Bên cạnh đó, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng giấc mơ có thể bắt nguồn từ tình trạng tâm thần. Ví dụ như những người sống chung với hội chứng căng thẳng sau chấn thương (PTSD) thường có nhiều khả năng gặp ác mộng. Đây là những biểu hiện sự căng thẳng của họ, giấc mơ tái diễn lại và liên quan đến những trải nghiệm đau thương mà họ đã trải qua.
Có thể đưa ra một số lý do tại sao chúng ta mơ như sau:
- Củng cố trí nhớ: Nằm mơ có liên quan đến việc củng cố trí nhớ. Vì vậy, nó thực hiện một chức năng nhận thức quan trọng là gợi lại kí ức và thu hồi thông tin.
- Xử lý cảm xúc: Những cảm xúc xảy ra trong các giấc mơ khác nhau có thể là một phần trong phương pháp quản lý cảm xúc của bộ não.
- Điều chỉnh lại suy nghĩ và tinh thần: Những khoảng thời gian mơ có thể là cách não bộ điều chỉnh lại suy nghĩ một cách đúng đắn, loại bỏ một phần thông tin sai lệch hoặc không cần thiết ra khỏi tâm trí.
- Tái hiện lại sự kiện: Nội dung giấc mơ có thể là một dạng phát lại tức thời các sự kiện diễn ra trong thời gian trước đây..
- Hoạt động ngẫu nhiên của não: Quan điểm này cho rằng giấc mơ chỉ là sản phẩm phụ của giấc ngủ không có mục đích hoặc ý nghĩa thiết yếu.
Tìm hiểu thêm: Gội đầu dưỡng sinh là gì? Phương pháp gội đầu này có tác dụng gì?
1.3. Khi nào chúng ta mơ?
Giấc mơ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong giấc ngủ. Nhưng chúng ta thường có những giấc mơ sống động nhất trong giai đoạn gọi là giấc ngủ REM (REM là một trong các giai đoạn của giấc ngủ được đặc trưng bởi chuyển động mắt nhanh, chuyển động cơ thể và thở nhanh hơn), khi não hoạt động tích cực nhất. Các chuyên gia nói rằng chúng ta mơ ít nhất bốn đến sáu lần một đêm.
Giấc mơ thường xảy ra trong thời gian giấc ngủ REM vì hoạt động sóng não của chúng ta trở nên giống với khi chúng ta thức. Giai đoạn này thường bắt đầu khoảng 90 phút sau khi chúng ta chìm vào giấc ngủ và có thể kéo dài đến đến trước khi chúng ta thức dậy trước 1 giờ.
2. Não bộ là yếu tố quyết định chủ yếu tới khả năng ghi nhớ giấc mơ
Giấc mơ có thể là một cách để dẫn chúng ta đến tiềm thức, gợi lại ký ức hoặc cũng có thể chỉ là kết quả vô nghĩa của hoạt động não diễn ra trong khi ngủ và phục hồi bộ não của chúng ta. Và nếu mơ là dấu hiệu cho thấy bộ não đang tham gia vào quá trình phục hồi, thì việc chúng ta không thể nhớ hoặc nhớ được giấc mơ của mình chỉ đơn giản là do việc phân loại thông tin cần thiết và không cần thiết trong khi ngủ.
Ngoài ra, cũng có một quan điểm cho rằng bộ não của con người có thể ngăn chặn để chúng ta không nhớ về giấc mơ đó vào ngày hôm sau. Những điều xảy ra trong mơ có thể rất chân thực và sống động, thậm chí giống hệt như cuộc sống thực. Nhưng đôi khi bộ não muốn che giấu đi những gì đã nhìn thấy trong mơ, để không bị nhầm lẫn giữa mơ và thực. Vì vậy, việc chúng ta quên đi những giấc mơ là điều bình thường.
Mặt khác, não bộ hoạt động rất đặc biệt, nó có thể cho phép một người dễ nhớ hoặc không thể nhớ về giấc mơ. Theo các chuyên gia về giấc ngủ thì có một vùng trong não được gọi là vùng tiếp giáp thái dương. Đó là nơi xử lý thông tin và cảm xúc. Cùng với khả năng kiểm soát sự tỉnh táo của não trong khi ngủ, phần này của não cho phép bộ não mã hóa và ghi nhớ những giấc mơ tốt hơn.
Khả năng nhớ lại giấc mơ của những người có hoạt động hơn nhiều ở vùng thái dương hàm cao hơn so với những người khác. Điều này đã được chứng minh bởi một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neuropsychopharmacology.
3. Giấc mơ: Tại sao có người quên, có người lại nhớ?
Có người nhớ được giấc mơ và có người thì không, đây là điều hoàn toàn bình thường.
Các chuyên gia về giấc ngủ cho rằng nếu một người ngủ không đủ giấc thì thời lượng cho giấc ngủ REM sẽ bị ngắn đi. Điều này có thể ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ giấc mơ. Vì trong giấc ngủ REM, chúng ta thường có những giấc mơ sáng suốt – một loại giấc mơ mà con người có thể ghi nhớ và kiểm soát.
Bên cạnh đó, đặc điểm tính cách của một người cũng ảnh hưởng tới việc có thể nhớ hoặc quên giấc mơ hay không. Hầu hết, những người có tính cách mơ mộng, sáng tạo thường có thể ghi nhớ giấc mơ tốt hơn. Trong khi những người sống thực tế thường khó có thể nhớ giấc mơ của mình..
Ngoài hai yếu tố trên, thì việc tại sao có người quên, có người lại nhớ giấc mơ cũng được tác động bởi căng thẳng hoặc trải qua chấn thương về thể xác và tinh thần. Mọi người có thể bị ám ảnh, gặp ác với những hình ảnh sống động và rất chân thực. Họ có thể nhớ được giấc mơ đó một cách rõ ràng khi tỉnh dậy vào ngày hôm sau.
Ví dụ, một người có thể từng bị tấn công hoặc bạo lực, họ có thể mơ về hình ảnh đó, tái diễn lại chân thực sự việc trong trong giấc mơ giống như thực tế từng xảy ra. Những cơn ác mộng này sẽ gây ảnh hưởng tới tinh thần của người đó, thậm chí tạo nên sự căng thẳng, buồn bã.
Tuổi tác cũng là một trong những điều ảnh hưởng tới việc quên và nhớ giấc mơ. Theo đó, khả năng ghi nhớ những giấc mơ được cải thiện ở giai đoạn cuối thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Những người trẻ tuổi trong độ tuổi đôi mươi thường nhớ được giấc mơ tốt nhất. Sau thời điểm đó, khả năng nhớ lại giấc mơ giảm dần theo tuổi tác.
>>>>>Xem thêm: Nằm ngửa bị đau lưng dưới là bệnh gì và cách khắc phục
4. Giấc mơ có làm giảm chất lượng chất lượng giấc ngủ không?
Trong hầu hết trường hợp thì giấc mơ không làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Mơ là một hiện tượng tự nhiên và không phải là một bệnh lý tâm thần nên không cản trở giấc ngủ.
Tuy nhiên, vẫn cần xem xét một số vấn đề liên quan đến giấc mơ. Để có thể ghi nhớ giấc mơ tốt hơn, hãy xây dựng một lịch trình ngủ đều đặn. Nó giúp chúng ta có giấc ngủ REM, có thể ghi nhớ giấc mơ tốt hơn.
Chứng ngưng thở khi ngủ, các chất kích thích như rượu, bia là những yếu tố làm rối loạn giấc ngủ. Chúng cũng có thể thúc đẩy việc hình thành những giấc mơ và tác động đến việc chúng ta có thể nhớ hay quên giấc mơ không.
Trong một số trường hợp, giấc mơ sống động hoặc cơn ác mộng có thể khiến chúng ta bừng tỉnh giấc khi đang ngủ. Có một số triệu chứng như mồ hôi, hoảng loạn, tim đập nhanh và ngồi bật dậy trên giường, sợ hãi về những gì đã mơ thấy. Nếu điều này diễn ra thường xuyên thì hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ.
Chẳng hạn như những người mắc hội chứng căng thẳng sau chấn thương (PTSD) thường nằm thấy ác mộng. Nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tâm trạng của chúng ta khi thức giấc.
Căng thẳng sau chấn thương có thể gây nên những cơn ác mộng
Ngoài ra, căng thẳng, lo âu và áp lực, mệt mỏi quá mức trong cuộc sống và công việc cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ và tạo nên những giấc mơ. Hãy nhớ những giấc mơ diễn ra trong thời gian bạn bị stress, chia sẻ với bác sĩ tâm lý để được tư vấn phương pháp giảm căng thẳng tốt nhất, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Chúng ta vừa tìm hiểu chủ đề giấc mơ: tại sao có người quên, có người lại nhớ. Đây là một vấn đề thú vị và còn nhiều điều chưa thực sự được giải đáp một cách rõ ràng. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta biết được tại sao chúng ta có thể nhớ hoặc quên giấc mơ của mình. Theo dõi thêm nhiều bài viết khác của Bloggiamgia.edu.vn để có thêm nhiều kiến thức liên quan đến giấc mơ.
Tài liệu tham khảo: Vinmec