Trong cuộc sống hiện nay, dường như ai cũng đã từng cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ sau khi ăn trưa, nhất là khi thưởng thức một bữa ăn no căng bụng. Do đó bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải thích hiện tượng trên, đồng thời là cách phòng tránh để bạn luôn tỉnh táo vào giờ làm việc buổi chiều.
Bạn đang đọc: Tại sao buồn ngủ sau khi ăn trưa và cách phòng tránh
1. Tại sao buồn ngủ sau khi ăn trưa?
Theo Medical News Today, bị mệt mỏi hoặc khó tập trung sau bữa ăn là tình trạng rất phổ biến, theo đó có nhiều nguyên nhân dẫn đến buồn ngủ sau khi ăn.
1.1. Loại thực phẩm mà bạn đã ăn
Các loại thực phẩm giàu protein và carbohydrate sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ hơn so với những đồ ăn khác. Bởi đây là những chất giúp cơ thể sản xuất ra serotonin – chất hoá học đóng vai trò trong việc điều chỉnh tâm trạng và chu kỳ giấc ngủ. Theo đó, một loại axitamin có tên là tryptophan có nhiều trong các thực phẩm giàu protein giúp cơ thể sản xuất ra serotonin. Đồng thời, carbohydrate lại thúc đẩy cơ thể hấp thụ tryptophan.
Tryptophan thường có nhiều trong thực phẩm giàu chất protein như cá hồi, trứng, gia cầm, cải bó xôi, sữa, chế phẩm từ đậu nành và phô mai. Còn thực phẩm giàu carbohydrate có thể kể đến là mì ống, bánh mì trắng, cơm, các loại bánh ngọt, bắp ngô, sữa, đường và kẹo ngọt. Vậy nên thưởng thức thực phẩm này vào buổi trưa sẽ khiến bạn có cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ hơn.
Ngoài tryptophan ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ thì còn có melatonin gây ra cảm giác buồn ngủ. Ở một số loại thực phẩm sẽ có một lượng nhỏ hormone này, song ở mức độ thấp trong thức ăn gần như không có khả năng ảnh hưởng đến cơn buồn ngủ.
1.2. Lượng thức ăn đã tiêu thụ
Một người dễ bị buồn ngủ hơn sau bữa ăn nhất là khi họ đã tiêu thụ một lượng lớn thức ăn. Họ sẽ cảm thấy chán nản, mệt mỏi hơn vào đầu giờ chiều so với những người ăn có khẩu phần ăn ít hơn. Sở dĩ có điều này do ăn quá no làm lượng đường ở trong máu tăng lên, khiến nguồn năng lượng giảm đi.
Hơn nữa, trong cơ thể có hai bộ phận tiêu tốn nhiều năng lượng nhất là não bộ và ruột, Sau khi ăn no, dạ dày sẽ co bóp làm một lượng máu được dồn xuống dạ dày để thúc đẩy quá triều tiêu hoá. Lúc này số lượng máu lên não bộ cùng những cơ quan khác giảm đi gây ra hiện tượng buồn ngủ và mệt mỏi.
1.3. Đồng hồ sinh học của cơ thể
Nguyên nhân dẫn đến việc cơ thể buồn ngủ là sự tích tụ dần dần của chất hóa học adenosine ở trong não. Lượng adenosine sẽ đạt đến đỉnh điểm ở trước giờ đi ngủ buổi tối và thấp nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy.
Tuy nhiên việc thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc làm cho adenosine tích tụ càng nhiều vào ban ngày, dẫn đến tăng ham muốn buồn ngủ. Lúc này, nhịp sinh học cơ thể gửi đi tín hiệu cảnh báo để chống lại sự gia tăng của adenosine. Nhưng khi tín hiệu cảnh báo bị giảm xuống, cơn buồn ngủ được bật chế độ “hiển thị”, lúc này chúng ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn.
Ngoài những lý do kể trên còn nhiều yếu tố khác gây mệt mỏi sau khi ăn như ngủ kém vào đêm hôm trước, uống rượu trong bữa ăn, ăn nhiều đường, đồ ăn chiên rán… hoặc do cơ thể mắc một số bệnh lý như dị ứng, đái tháo đường…
2. Cách giảm buồn ngủ sau khi ăn trưa
Cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ sau khi ăn trưa có thể gây khó chịu khiến bạn không thể tập trung làm việc, học tập. Sự giảm sút nguồn năng lượng này đặc biệt nguy hiểm đối với các công việc vận hành máy móc hoặc tham gia điều khiển phương tiện giao thông. Dưới đây là những cách giúp bạn tránh buồn ngủ sau khi ăn trưa, hãy tham khảo ngay nhé:
Tìm hiểu thêm: Bí quyết ngủ ngon khi đi du lịch vòng quanh thế giới
2.1. Đừng bỏ bữa sáng
Chúng ta đều biết rằng bữa sáng đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể và não bộ, việc ăn sáng cũng giúp giảm mệt mỏi, mất sức vào cuối ngày. Do đó, khi bỏ bữa sáng, cơ thể đặt ra tiêu chuẩn năng lượng cho thời gian còn lại trong một ngày. Hơn nữa, khi đến giờ ăn trưa, bạn sẽ cảm thấy đói, chân tay bủn rủn và có nhiều khả năng lựa chọn thực phẩm kém lành mạnh và ăn nhiều hơn.
>>>Đừng bỏ lỡ: Chuyện gì xảy ra khi bạn không ăn sáng?
2.2. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày
Khi ăn tiêu thụ một lượng lớn thức ăn sẽ khiến cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hoá. Do đó, thay vì ăn nhiều vào bữa trưa, bạn hãy chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày.
Việc chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp giữ được lượng đường trong máu ổn định và cung cấp cho cơ cơ thể nguồn năng lượng thường xuyên hơn. Điều này đồng nghĩa với việc các chất carbohydrate, protein và chất béo được cân bằng, giúp kéo dài thời gian cung cấp năng lượng.
2.3. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng
Thay vì lựa chọn những thực phẩm chế biến sẵn và giàu tinh bột, hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng cách ăn những thực phẩm lành mạnh, thêm nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc.
Một lưu ý khác để tránh nguồn năng lượng bị cạn kiệt là uống nhiều nước, tránh sử dụng quá nhiều đường, carbohydrate tinh chế. Để giúp cân bằng lượng đường trong máu cùng mức insulin, bạn nên chọn thực phẩm tự nhiên chứa nhiều chất xơ, protein như các loại đậu và hạt.
2.4. Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn
Đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn trưa sẽ góp phần thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, kích thích cơ bắp hoạt động và cơ thể tỉnh táo hơn. Bên cạnh đó hãy thường xuyên tập thể dục, chúng giúp nâng cao sức khoẻ và giúp bạn tỉnh táo suốt ngày dài, hạn chế sự trì trệ và mất tập trung sau bữa ăn. Chưa kể tập thể dục thường xuyên còn giúp tăng cường năng lượng, làm giảm mệt mỏi, căng thẳng và lo âu.
2.5. Điều chỉnh thói quen giờ giấc sinh hoạt
Như đã nói, khi bạn bị thiếu ngủ, mất ngủ vào đêm hôm trước, cơn buồn ngủ sau khi ăn trưa càng thể hiện rõ ràng hơn. Các chuyên gia khuyến khích mỗi người nên thiết lập một lịch trình cụ thể và hợp lý, đảm bảo giấc ngủ có một giấc ngủ trọn vẹn vào đêm hôm trước giúp bạn có ngày làm việc giàu năng lượng, không bị mệt mỏi, uể oải, nhất là sau giờ ăn trưa.
2.6. Ngủ trưa
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ sau khi ăn, hãy cho phép cơ thể được chợp mắt một lát. Giấc ngủ buổi trưa thường chỉ nên kéo dài từ 10 đến 20 phút nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp khôi phục năng lượng và xóa tan cơn buồn ngủ.
Ngoài ra, sau giờ nghỉ trưa bạn nên kết hợp với biện pháp như tiếp xúc với ánh sáng ban ngày, sử dụng cafein với liều lượng vừa phải, vận động nhẹ nhàng, trò chuyện cùng đồng nghiệp giúp kích hoạt não bộ để bắt đầu cho một buổi chiều làm việc thật máu lửa.
>>>>>Xem thêm: Đường phèn bao nhiêu calo? Ăn đường phèn có tăng cân không?
>>>Đọc thêm: Ngủ trưa như thế nào để tốt cho sức khỏe?
2.6. Hãy nói chuyện với bác sĩ
Nếu bạn thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ sau khi ăn trưa thì rất có thể bạn đang gặp những vấn đề về sức khỏe, theo đó hãy đến gặp chuyên gia y tế để được chẩn đoán chính xác. Trong đó mệt mỏi có xuất phát từ việc bạn đang thiếu vitamin hoặc khoáng chất và mắc các bệnh lý khác…
Trên đây là những thông tin để giải thích cho việc tại sao buồn ngủ sau khi ăn trưa mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất, góp phần để bạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh hơn.