Tại sao bị chóng mặt vào ban đêm? Cách khắc phục? 

Rate this post

Chóng mặt là tình trạng một người bị mất thăng bằng, thậm chí té ngã do chính họ cảm thấy bản thân mình hoặc môi trường xung quanh quay cuồng, xoay tròn,… Tình trạng này có thể xảy ra vì nhiều lý do nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là tai trong của bạn đang có vấn đề. Trong bài viết này cùng tìm hiểu nguyên nhân bị chóng mặt vào ban đêm và cách khắc phục nhé!

Bạn đang đọc: Tại sao bị chóng mặt vào ban đêm? Cách khắc phục? 

Tại sao bị chóng mặt vào ban đêm? Cách khắc phục? 

Chóng mặt là tình trạng một người bị mất thăng bằng, thậm chí té ngã

1. Chóng mặt là gì?

Chóng mặt là cảm giác môi trường xung quanh bạn đang quay xoay vòng, lộn nhào. Nó có thể khiến bạn cảm thấy choáng váng và mất thăng bằng, té ngã. Chóng mặt không phải là bệnh. Thay vào đó, đó là một triệu chứng của một số bệnh khác nhau.

Có hai loại chóng mặt chính:

  • Chóng mặt ngoại biên: Loại chóng mặt xảy ra bởi các vấn đề từ tai trong.
  • Chóng mặt trung ương: Loại chóng mặt xảy ra bởi các vấn đề từ não. Nguyên nhân có thể bao gồm nhiễm trùng, khối u não, chấn thương sọ não hoặc đột quỵ .

Chóng mặt là một tình trạng khá quen thuộc nhiều người từng trải qua. Gần 40% người Mỹ bị chóng mặt ít nhất một lần trong đời. Các cơn chóng mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn cả là ở những người trên 65 tuổi. Phụ nữ có nhiều khả năng bị chóng mặt hơn nam giới. Một số người bị chóng mặt trong quá trình mang thai.

2. Chóng mặt vào ban đêm thường kéo dài bao lâu?

Trung bình, các cơn chóng mặt kéo dài vài giây đến vài phút. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng, một người có thể bị chóng mặt hàng giờ liền, hàng ngày, hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng.

Tại sao bị chóng mặt vào ban đêm? Cách khắc phục? 

Trung bình, các cơn chóng mặt kéo dài vài giây đến vài phút.

3. Cảm giác chóng mặt vào ban đêm diễn ra như thế nào?

Nhiều người so sánh chóng mặt với say tàu xe. Nó có thể khiến bạn cảm thấy như mình đang quay tròn, lắc lư hoặc nghiêng ngả. Cảm giác mất thăng bằng có thể trầm trọng hơn khi bạn đứng, đi lại, thay đổi tư thế hoặc di chuyển phần đầu.

4. Chóng mặt có nguy hiểm không?

Chóng mặt có thể đem lại cảm giác đáng sợ đối với nhiều người nhưng trong y khoa, chóng mặt không được coi là tình trạng nguy hiểm. 

Tuy nhiên, chóng mặt có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nghiêm trọng. Đó là lý do tại sao bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi thấy rằng các dấu hiệu chóng mặt diễn ra kéo dài với tần suất liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn.

5. Triệu chứng và nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt vào ban đêm

Tại sao bị chóng mặt vào ban đêm? Cách khắc phục? 

Chóng mặt có xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chóng mặt có xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất là: 

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV): Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng chóng mặt. BPPV thường được kích hoạt khi bạn thay đổi vị trí đầu. Chính thế, người mắc chứng này thường bị chóng mặt vào ban đêm, khi bạn nằm xuống, ngồi dậy hoặc trở mình. 
  • Bệnh Meniere: Đây là tình trạng tụ chất lỏng bên trong tai, dẫn đến các chóng mặt. Bệnh này có thể đi kèm ù tai.
  • Viêm dây thần kinh tiền đình: Viêm dây thần kinh tiền đình thường đi kèm triệu chóng mặt vào ban đêm, buồn nôn, hoa mắt.  
  • Nhiễm trùng tai: Người mắc bệnh này cũng xuất hiện triệu chứng chóng mặt. Nếu không chữa trị kịp thời nhiễm trùng tai có thể gây mất thính giác. 
  • Viêm mê cung: Là tình trạng mê đạo tai trong bị viêm hoặc nhiễm trùng hay còn được gọi là viêm mê đạo. Mê cung tai là khu vực chứa dây thần kinh tiền đình ốc tai. Đây là khu vực chịu trách nhiệm truyền thông tin đến não về âm thanh. Những người bị viêm mê cung thường bị đau đầu, đau tai, giảm thị lực, ù tai hoặc giảm thính lực.

Tìm hiểu thêm: Có nên ngủ trưa không? Ngủ trưa bao lâu là đủ?

Tại sao bị chóng mặt vào ban đêm? Cách khắc phục? 
Người mắc bệnh nhiễm trùng tai cũng xuất hiện triệu chứng chóng mặt

Ngoài ra còn có một số yếu tố khác dẫn tới tình trạng chóng mặt vào ban đêm. Chẳng hạn như: 

  • Chứng đau nửa đầu 
  • Một số loại thuốc
  • Đột quỵ
  • Rối loạn nhịp tim 
  • Bệnh tiểu đường 
  • Chấn thương đầu
  • Nghỉ ngơi trên giường kéo dài
  • Giời leo trong hoặc gần tai
  • Phẫu thuật tai
  • Rò ngoại dịch (khi dịch tai trong rò rỉ vào tai giữa)
  • Tăng thông khí
  • Huyết áp thấp (hạ huyết áp tư thế đứng) – tình trạng huyết áp của bạn giảm khi bạn đứng lên
  • Yếu cơ
  • Giang mai 
  • Xơ cứng tai (một vấn đề phát triển xương ảnh hưởng đến tai giữa)
  • Bệnh não
  • Đa xơ cứng (MS) 
  • U thần kinh thính giác 

Tại sao bị chóng mặt vào ban đêm? Cách khắc phục? 

Nhiều người bị chứng đau nửa đầu cũng thường xuyên bị chóng mặt.

Nhiều người bị chứng đau nửa đầu cũng thường xuyên bị chóng mặt. Chóng mặt có thể xảy ra trước khi bắt đầu đau đầu, trong khi đau đầu và kể cả khi không đau đầu. 

Bên cạnh đó, các vấn đề tâm lý cũng có thể gây chóng mặt. Chẳng hạn, khi bạn bị căng thẳng, điều này có thể góp phần gây rối loạn chức năng tai trong, dẫn đến tình trạng chóng mặt ở một số người. Ước tính có khoảng 5% người Mỹ trưởng thành bị chóng mặt khi họ trong tình trạng lo lắng hoặc căng thẳng.

Chóng mặt cũng có thể xuất hiện đi kèm với các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn 
  • Mất thăng bằng, té ngã cân bằng
  • Ù tai 
  • Nhức đầu 
  • Say tàu xe
  • Cảm giác đầy dịch tai
  • Giật mắt, mô tả tình trạng mắt di chuyển từ bên này sang bên kia một cách không kiểm soát

6. Một số phương pháp điều trị chóng mặt

Chóng mặt tự biến mất trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, có một số phương pháp điều trị có thể kiểm soát thành công chứng chóng mặt.

Tại sao bị chóng mặt vào ban đêm? Cách khắc phục? 

Phương pháp điều trị chóng mặt phổ biến là gì?

Phương pháp điều trị chóng mặt phù hợp với bạn còn phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả nguyên nhân gốc rễ. Một số phương pháp điều trị chóng mặt phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay bao gồm:

  • Thuốc: Việc sử dụng thuốc giúp điều trị nguyên nhân cơ bản của chứng chóng mặt, khi bệnh thuyên giảm thì triệu chứng chóng mặt vào ban đêm cũng giảm. Ví dụ: nếu chóng mặt là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng, bác sĩ thăm khám cho bạn có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh gồm Steroid để giúp giảm viêm. Ngoài ra còn có các loại thuốc hỗ trợ giảm các triệu chứng chóng mặt khác, chẳng hạn như buồn nôn hoặc thuốc chống say tàu xe.
  • Phục hồi chức năng tiền đình: Nếu chóng mặt có nguyên nhân đến từ các vấn đề với tai trong, thì phương pháp vật lý trị liệu này có thể giúp giảm các triệu chứng của bạn. Phục hồi chức năng tiền đình giúp tăng cường các giác quan khác của bạn để chúng có thể bù đắp lại sự hoạt động kém hiệu quả của chức năng tiền đình, từ đó giảm bớt các các cơn chóng mặt vào ban đêm. 
  • Quy trình tái định vị Canalith (CRP): Nếu bạn bị chuẩn đoán mắc chứng Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV), thì các thủ thuật tái định vị ống tai sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng chóng mặt. 
  • Phẫu thuật: Khi chóng mặt là do một vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn, chẳng hạn như khối u não hoặc chấn thương cổ, phẫu thuật có thể được chỉ định. 

Vậy, có biện pháp nào để khắc phục chóng mặt ngay tại nhà không?

Tại sao bị chóng mặt vào ban đêm? Cách khắc phục? 

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ: nên ăn gì và kiêng gì?

Một số người cho biết việc dùng thảo dược bổ sung để giảm bớt các triệu chứng chóng mặt

Không có đủ bằng chứng để chứng minh rằng chứng chóng mặt có thể được điều trị bằng các liệu pháp tự điều trị tại nhiều. Tuy nhiên, một số người cho biết việc dùng thảo dược bổ sung để giảm bớt các triệu chứng mà họ gặp phải. Các biện pháp chữa chóng mặt bằng thảo dược phổ biến bao gồm:

  • Nghệ
  • Bạch quả
  • Cayenne
  • Rễ gừn.

Nhưng hãy trao đổi trước với bác sĩ điều trị để chắc chắn việc bổ sung các loại thảo dược này không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. 

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan tới việc bị chóng mặt vào ban đêm. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức bổ ích giúp bạn có được những biện pháp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/sleep-with-vertigo/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *