Sữa chua là món ăn tráng miệng rất được người tiêu dùng ở nước ta yêu thích và được sử dụng vô cùng phổ biến hiện nay. Trong bài viết hôm nay, Bloggiamgia.edu.vn sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều thông tin thú vị về sữa chua như sữa chua bao nhiêu calo? Ăn nhiều sữa chua có béo không? Mời bạn cần theo dõi nhé!
Bạn đang đọc: Sữa chua bao nhiêu calo? Ăn nhiều sữa chua có béo không?
Contents
1. Sữa chua bao nhiêu calo?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture) trung bình 100g sữa chua sẽ chứa khoảng từ 58.8 kcal. Tuy nhiên, từng loại sữa chua và hương vị khác nhau mà lượng calo cũng sẽ có những sự khác biệt nhất định.
Sữa chua có đường chứa hàm lượng calo cao gấp 2 lần so với sữa chua không đường. Dao động từ 105 calo/hộp. Trong khi đó, sữa chua không đường chỉ chứa khoảng 63.,4 calo.
2. Thành phần dinh dưỡng bên trong sữa chua
Sữa chua là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của người dùng. Cụ thể:
2.1. Protein
Sữa chua là thực phẩm được làm từ sữa nguyên chất. Trung bình trong 100g sữa chua sẽ chứa khoảng 3.7gr protein. Protein này sẽ được chia làm 2 loại chính đó là protein whey và protein casein. Chúng đều giàu các axit amin thiết yếu để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn:
- Protein whey: là loại protein hoà tan, chiếm đến 20% hàm lượng protein có bên trong sữa chua. Protein whey không chỉ thường được sử dụng cho các vận động viên hay những người có mong muốn giảm cân, mà chúng còn có khả năng hỗ trợ hạ huyết áp hiệu quả.
- Protein casein: protein không hoà tan.
2.2. Chất béo
Bên trong sữa chua có đến 400 loại chất béo khác nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ các loại chất béo này là bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào loại sữa làm ra chúng. Sữa chua có thể được làm từ một số loại sữa như sữa nguyên kem, sữa không béo hoặc ít béo.
Trên thực tế, hàm lượng chất béo bên trong sữa chua sẽ dao động từ 0,4% – 3,3%. Tuy nhiên, hầu hết các chất béo là chất béo bão hòa (70%). Ngoài ra, còn có cả những loại chất béo không bão hòa đơn.
Thêm nữa, chất béo bên trong sữa chua còn cung cấp thêm cho cơ thể tới 400 loại axit béo khác nhau nữa đấy.
2.3. Đường
Sữa chua chứa khá ít đường, chủ yếu là đường tự nhiên ở dạng đường đơn là lactose và galactose. Thêm vào đó, hàm lượng lactose của sữa chua cũng khá thấp. Nhờ vào quá trình lên men khiến cho vi khuẩn của sữa chua đã phá hủy lactose, chuyển hóa hết thành lactose và galactose.
Phần lớn glucose của sữa chua sẽ được chuyển hóa và tạo thành axit lactic để tạo thành hương vị thơm ngon đặc trưng nhất.
Dẫu vậy, vì rất ít đường, nên các loại sữa chua trên thị trường hiện nay cần bổ sung thêm 1 số loại đường tạo vị ngọt như sucrose (đường trắng) hoặc đường hương liệu.
Đường bên trong sữa chua sẽ dao động từ 4.7 – 18.6%, hoặc cao hơn, tùy vào cách sử dụng.
2.4. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất bên trong sữa chua là bao nhiêu còn tùy thuộc vào loại sữa chua nào. Tuy nhiên, sữa chua nguyên chất thường chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cụ thể như sau:
- Vitamin B12
- Canxi
- Vitamin B2
- Photpho.
2.5. Probiotic
Probiotic là loại vi khuẩn sống có tác động tích cực lên hệ tiêu hóa, chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa lên men như sữa chua, gồm 2 loại chính là axit lactic và bifidobacteria.
Probiotic mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người sử dụng như tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm lượng cholesterol, tăng khả năng tiêu hoá lactose, tổng hợp các vitamin có lợi,…
3. Một số lợi ích của sữa chua
Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời mà sữa chua mang đến cho sức khỏe người sử dụng như:
3.1. Tốt cho sức khỏe của tiêu hóa
Ăn sữa chua sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, vì trong loại thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi. Do đó, nếu bạn đang gặp phải 1 trong những tình trạng như táo bón, tiêu chảy do kháng sinh và cần cải thiện tốt đường ruột, tiêu hóa, thì đừng quên dùng thêm sữa chua trong thực đơn hàng ngày của mình nhé.
3.2. Tăng cường hệ miễn dịch
Trong sữa chua có chứa một lượng lớn lợi khuẩn, cùng nhiều loại khoáng chất như kẽm, selen,… giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế tác động của những vi khuẩn ăn mòn cơ thể,…
Tìm hiểu thêm: Rau răm là gì? Ăn rau răm tốt không? Lưu ý khi sử dụng rau răm
3.3. Tăng sức khỏe xương và giảm thiểu bệnh loãng xương
Tình trạng xương yếu và loãng xương vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ và người già. Do đó, bạn nên thường xuyên ăn sữa chua để giúp tăng mật độ xương khớp. Bởi trong loại thực phẩm này có chứa hàm lượng canxi và protein cực cao.
3.4. Đẹp da
Sữa chua có chứa nhiều axit lactic, giúp cho da dẻ mịn màng, và làm se khít lỗ chân lông, để mang đến 1 làn da căng tràn và sáng bóng vô cùng hiệu quả.
3.5. Giảm cân
Từ lâu, sữa chua được biết đến như một loại thực phẩm giúp hỗ trợ giảm cân cực kỳ hiệu quả, để thay thế cho những món ăn vặt nhiều calo như bánh, kẹo, mứt,…
4. Ăn sữa chua có béo không?
Trên thực tế, ăn sữa chua có mập hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào loại sữa chua cũng như số lượng mà bạn sử dụng. Nếu bạn sử dụng các loại sữa chua không đường thì không chỉ không làm tăng cân, mà còn giúp hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.
Còn nếu bạn muốn bổ sung thêm cho sức khỏe thì nên chọn những loại sữa chua chứa hàm lượng calo vừa đủ. Bởi trong loại sữa chua này thường chứa nhiều protein, ít chất béo và rất giàu vitamin cùng khoáng chất.
5. Có nên ăn nhiều sữa chua hay không?
Mặc dù sữa chua có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn tuyệt đối không nên lạm dụng và ăn quá nhiều trong 1 ngày. Trung bình, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 2 hộp sữa chua, sau bữa ăn từ 1 – 2 tiếng, hoặc dùng vào buổi tối. Đặc biệt, việc ăn quá nhiều sữa chua sẽ khiến bạn béo phì, đầy bụng, dị ứng,…
6. Hướng dẫn ăn sữa chua đúng cách
Sữa chua có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người dùng, nhưng để cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng thì việc sử dụng sữa chua đúng cách càng quan trọng hơn.
- Sữa chua có khả năng cân bằng lại hệ vi khuẩn trong đường ruột do sử dụng quá nhiều chất kháng sinh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn sữa chua sau khi kết thúc uống kháng sinh.
- Những đứa trẻ bị tiêu chảy hoặc khó tiêu có thể sử dụng thêm sữa chua, để dễ tiêu hóa và cân bằng lại vi khuẩn trong đường ruột.
- Không nên dùng sữa chua vào lúc bụng đói vì sẽ khiến men lactic bị phân hủy và làm mất những công dụng tuyệt vời mà sữa chua mang đến. Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là sau bữa ăn từ 1-2 giờ.
- Không nên ăn sữa chua đã được đun nóng, vì sẽ giảm tác dụng và hương vị của sữa chua. Đồng thời, để tránh bị viêm họng do bảo quản lạnh, bạn nên dùng sữa chua sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh 15 phút.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tính calo trong thức ăn cho những người giảm cân
- Cơm cháy bao nhiêu calo? Ăn nhiều cơm cháy có tăng cân không?
- Dưa leo bao nhiêu calo? Ăn nhiều dưa leo có gây béo hay không?
Qua những thông tin mà Bloggiamgia.edu.vn mang đến, bạn đã biết sữa chua bao nhiêu calo cũng như làm thế nào để dùng sữa chua đúng cách hay chưa? Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thêm nhiều điều bổ ích về sữa chua.