So sánh vải Polyester và Spandex: Đặc trưng và tính ứng dụng

Rate this post

Vải Polyester và Spandex là hai loại chất liệu xuất hiện khá phổ biến trong lĩnh vực thời trang và ngành dệt may. Tuy nhiên, giữa chúng có những đặc điểm riêng biệt, tạo nên sự đa dạng và linh hoạt trong thiết kế. Để hiểu rõ hơn về tính chất, ứng dụng và sự khác nhau giữa vải Polyester và Spandex, chúng ta hãy khám phá cùng nhau nhé.

Bạn đang đọc: So sánh vải Polyester và Spandex: Đặc trưng và tính ứng dụng

So sánh vải Polyester và Spandex: Đặc trưng và tính ứng dụng

Cả vải polyester và spandex đều được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực may mặc

1. Vải polyester và spandex là vải gì?

1.1. Vải polyester là vải gì? 

Vải polyester là một loại sợi tổng hợp được sản xuất từ các nguyên liệu hóa dầu như than đá, dầu mỏ và không khí. Nguyên liệu chính của polyester là ethylene – một loại nhựa nhiệt dẻo. Thông thường, để có thể tạo ra sợi polyester, các nhà sản xuất sẽ dựa vào phản ứng hóa học để kết hợp ethylene với 4 loại sợi khác nhau: sợi thô, sợi xơ, sợi đầy và sợi tơ.

Về đặc điểm, vải polyester có cấu trúc sợi bền chặt và không thay đổi, cùng với đó là các họa tiết và hoa văn trang trí đẹp mắt, giúp nó có tính năng chống bụi và dễ dàng vệ sinh. Không những vậy, chúng còn tạo ấn tượng với những ưu điểm như thoáng mát, bền bỉ và kháng khuẩn,.. 

So sánh vải Polyester và Spandex: Đặc trưng và tính ứng dụng

Vải polyester thường được dùng để may các loại quần áo phổ thông

1.2. Vải Spandex là vải gì? 

Vải Spandex là một loại sợi Polyme tổng hợp được biết đến với các tên khác như sợi Lycra hay sợi Elastane,.. Chất liệu này được phát triển lần đầu tiên vào năm 1959 tại một phòng thí nghiệm của công ty DuPont’s Benger ở Waynesboro, Virginia, Hoa Kỳ. Vốn dĩ tên gọi “spandex” bắt nguồn từ từ “expanding”, có nghĩa là kéo giãn, co giãn.

Vải spandex có đặc tính co giãn vượt trội. Qua những thí nghiệm đã được tiến hành, chúng có thể kéo dài hơn 500 lần so với kích thước ban đầu. Do đó, spandex chính là lựa chọn tuyệt vời để may các loại quần áo thể thao.

2. So sánh ưu nhược điểm của vải polyester và spandex

Ở thời điểm hiện tại, cả vải polyester và spandex đều được sử dụng khá phổ biến. Từ chúng, các nhà may mặc hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng. Vậy vải polyester và vải spandex sở hữu những ưu và nhược điểm gì?

LOẠI VẢI VẢI POLYESTER VẢI SPANDEX
Ưu điểm
  • Co giãn tốt: Polyester có độ co giãn tốt, giúp người mặc thoải mái khi vận động.
  • Bền bỉ: Polyester có độ bền cao, có thể chịu được các tác động từ ngoại lực như va quệt, kéo giãn.
  • Không cần chăm sóc nhiều: Polyester dễ giặt, nhanh khô, không bị nhăn.
  • Giá thành rẻ: Polyester có giá thành rẻ hơn so với các loại vải tự nhiên.
  • Co giãn cực tốt: Spandex có độ co giãn cực tốt, giúp người mặc thoải mái khi vận động, không bị bó buộc.
  • Mỏng nhẹ, mềm mại: Spandex có trọng lượng nhẹ, mềm mại, mang lại cảm giác thoải mái khi mặc.
  • Không gây kích ứng da: Spandex ít gây kích ứng da, phù hợp với cả người có làn da nhạy cảm.
Nhược điểm
  • Khả năng thấm hút kém: Polyester có khả năng thấm hút kém, có thể gây nóng bức cho người mặc khi trời nóng.
  • Không có khả năng tự phân hủy: Polyester là loại vải tổng hợp, không thể tự phân hủy trong tự nhiên.
  • Bền bỉ kém: Spandex có độ bền thấp hơn so với polyester, có thể bị giãn hoặc rách khi va quệt mạnh.
  • Giá thành cao: Spandex có giá thành cao hơn so với polyester.

So sánh vải Polyester và Spandex: Đặc trưng và tính ứng dụng

Cả vải polyester và vải spandex đều có độ co giãn tốt

Việc lựa chọn vải polyester hay spandex sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của từng cá nhân. Nếu bạn cần một loại vải bền bỉ, có khả năng chống nhăn và giá thành rẻ, vải polyester dường như là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang tìm kiếm chất liệu vải co giãn cực tốt, mỏng nhẹ và mềm mại, vải spandex sẽ là gợi ý tuyệt vời.

3. Tính ứng dụng của vải polyester và vải spandex

3.1. Tính ứng dụng của vải polyester

Vải polyester có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ quần áo thể thao, chăn ga gối đệm cho đến đồ lót. Chất liệu này có mặt trong hầu hết các sản phẩm mà chúng ta tiêu dùng hàng ngày, cho thấy nó có vai trò quan trọng. Vải polyester có tính năng cao và phù hợp với cuộc sống hiện đại, chẳng hạn như:

  • Có thể dùng để may áo mưa, lều bạt hay các sản phẩm chống nước khác.
  • Với tính năng cách nhiệt tốt do có các sợi rỗng trong cấu trúc, chúng cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc, nội thất, chăn ga gối đệm.
  • Sợi polyester thường được kết hợp với các loại sợi tự nhiên như cotton, modal, v.v. để tạo ra các chất liệu bền, ít nhăn, dễ giặt và có màu sắc tươi sáng…
  • Khi kết hợp chất liệu cotton và polyester, những nhà sản xuất có thể tạo ra những bộ quần áo thể thao có độ bền cao và thoáng khí. 

Tìm hiểu thêm: Màu thực phẩm là gì? Lợi và hại của chất tạo màu thực phẩm

So sánh vải Polyester và Spandex: Đặc trưng và tính ứng dụng
Vải polyester có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

3.2. Tính ứng dụng của vải spandex

Spandex là một loại sợi vải đàn hồi cao, có khả năng co giãn tốt và bền bỉ nên thường được dùng để tạo ra các sản phẩm may mặc nữ tính như nội y, áo ngực và đồ lót. Sau này, chúng dần được sử dụng rộng rãi hơn trong lĩnh vực sản xuất các loại quần áo thể thao, đồ bơi, quần trượt tuyết, thắt lưng, quần lửng,… 

Nhìn chung, chất liệu spandex góp phần tạo ra các sản phẩm may mặc ôm sát cơ thể, tạo cảm giác thoải mái và linh hoạt cho người mặc. Ở thời điểm hiện tại, nhiều hãng thời trang thể thao nổi tiếng như Nike, Adidas,… đều ưa chuộng sử dụng vải spandex trong thiết kế của họ.

Ngoài ra, spandex cũng có tiềm năng trong ngành sản xuất đồ nội thất. Cụ thể chúng đã được dùng để làm rèm cửa, khăn bàn, bọc đèn, ga đệm, vỏ gối,… Spandex mang lại sự sang trọng, hiện đại và phong cách cho không gian sống của bạn.

4. Hướng dẫn cách bảo quản quần áo chất liệu polyester và spandex

Vì sở hữu những đặc tính riêng biệt nên cách bảo quản quần áo chất liệu polyester và spandex cũng sẽ khác nhau. Để có thể nâng cao độ bền và kéo dài thời gian sử dụng, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

So sánh vải Polyester và Spandex: Đặc trưng và tính ứng dụng

Cách bảo quản quần áo chất liệu polyester và spandex cũng sẽ khác nhau

4.1. Cách bảo quản quần áo chất liệu vải polyester

  • Giặt quần áo polyester với nước lạnh hoặc nước ấm, không quá 40 độ C. Lưu ý, nếu giặt với nước quá nóng, chất liệu vải này có thể bị co lại và mất dáng.
  • Chọn bột giặt nhẹ, không có chất tẩy mạnh để tránh làm màu quần áo polyester bị phai nhanh.
  • Không giặt chung quần áo polyester với các loại quần áo khác, nhất là các loại quần áo có màu đậm vì chúng dễ bị nhiễm màu từ các loại quần áo khác khi giặt chung.
  • Phơi quần áo polyester ở nơi mát mẻ, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nếu không muốn chúng bị bạc màu nhanh chóng.
  • Là/ủi quần áo polyester ở nhiệt độ thấp, vì nhiệt độ cao có thể làm vải polyester bị co lại và mất dáng.

4.2. Cách bảo quản quần áo chất liệu vải spandex

  • Chỉ nên giặt quần áo spandex bằng tay hoặc máy giặt ở chế độ nhẹ nhàng để tránh bị giãn hoặc rách.
  • Chọn bột giặt không có chất tẩy mạnh để giữ màu được lâu hơn và không khiến quần áo bị mục.

So sánh vải Polyester và Spandex: Đặc trưng và tính ứng dụng

>>>>>Xem thêm: Top 10+ địa chỉ thuê lều cắm trại tại Đà Nẵng uy tín, chất lượng, giá rẻ

Chỉ nên giặt quần áo spandex bằng tay hoặc máy giặt ở chế độ nhẹ

  • Không giặt chung quần áo spandex với các loại quần áo khác để tránh lem màu.
  • Phơi quần áo spandex ở nơi mát mẻ, hạn chế việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt.
  • Không nên ủi quần áo spandex vì điều này có thể làm vải bị co lại.

5. Lời kết

Chắc hẳn với những thông tin bên trên bạn cũng đã hiểu hơn về vải polyester và spandex rồi phải không? Hãy dựa vào đặc điểm của chúng để chọn mua được những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của mình nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *