Nồi áp suất là một đồ dùng nhà bếp tiện lợi giúp người dùng thực hiện những món hầm, ninh, nấu cháo… nhanh chóng hơn. Không chỉ giữ nhiệt tốt, nấu nhanh, nồi áp suất còn giúp hạn chế tình trạng bị thất thoát dinh dưỡng trong quá trình làm chín thực phẩm.
Bạn đang đọc: So sánh nồi áp suất dành cho bếp ga, bếp từ chi tiết
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua nồi áp suất, đừng bỏ qua bài viết so sánh nồi áp suất dành cho bếp ga, bếp từ dưới đây nhé.
Contents
1. Nồi áp suất hoạt động như thế nào?
Nồi áp suất là loại nồi nấu có nắp được đậy kín và chắc. Khi nấu, tác dụng nhiệt từ bếp làm nồi nóng lên. Theo đó, hơi nóng tăng cao nhanh chóng nhưng không thoát ra được, dẫn đến áp suất tăng lên.
Điều này sẽ khiến cho nhiệt độ trong nồi tăng theo và nấu chín thức ăn nhanh hơn, mềm hơn. Khi áp suất của nồi đạt đến ngưỡng chịu đựng thì phải xả khí ra ngoài để đảm bảo việc cân bằng áp suất.
Nồi áp suất có thể được dùng để làm nhiều món hầm, ninh nhừ, nấu cháo, canh, cơm và hàng loạt các món ăn khác như nồi cơm điện. Tuy nhiên, nồi áp suất có khả năng giữ nhiệt và ninh thực phẩm nhừ tốt hơn nhiều.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại nồi áp suất bao gồm:
- Nồi áp suất điện:
Nồi áp suất điện sử dụng nhiệt từ điện năng để đun nóng không khí, tạo áp suất để tăng nhiệt độ và làm chín thức ăn. Nhờ đó, thức ăn không chỉ được làm chín nhanh mà còn giữ được trọn vẹn các chất dinh dưỡng bên trong. Nồi được đánh giá cao về độ an toàn nhờ có khả năng tự điều chỉnh nhiệt, thời gian, xả khí.
Bên cạnh đó, nồi còn thiết kế các chế độ nấu ăn riêng biệt, giúp người dùng tiết kiệm thời gian, công sức. Hạn chế của sản phẩm chính là giá thành cao, từ 1.000.000đ nên đòi hỏi sự đầu tư từ người sử dụng.
- Nồi áp suất cơ:
Nồi áp suất cơ có thiết kế tương tự một chiếc nồi nấu thông thường nhưng được trang bị thêm nắp đậy kín có khóa chốt. Nồi có thể được dùng để nấu trên bếp ga, bếp từ, bếp hồng ngoại hay thậm chí là bếp củi truyền thống.
Ưu điểm của sản phẩm này chính là khả năng út ngắn đến 70% thời gian nấu so với phương pháp truyền thống mà vẫn bảo toàn tốt chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, giá nồi áp suất cơ chỉ từ 400.000đ, rất phù hợp với thu nhập của đại đa số người tiêu dùng Việt.
Ở bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại nộp áp suất cơ và so sánh nồi áp suất dành cho bếp ga, bếp từ.
2. Đánh giá chi tiết nồi áp suất bếp từ
2.1 Chất liệu nồi áp suất bếp từ
Nồi áp suất bếp từ thường có phần thân nồi làm bằng inox. Tùy thuộc vào chất lượng nồi mà loại inox được sử dụng có thể là inox 430, 304, 230… Trong đó, inox 304 được các chuyên gia khuyên dùng trong nấu nướng vì độ an toàn cao.
Phần đáy nồi được thiết kế đặc biệt để hoạt động trên bề mặt bếp điện từ. Theo đó, đáy nồi chủ yếu được làm từ inox 430 (inox có khả năng bắt từ) và dày 3 lớp, mang đến khả năng chống cháy, hạn chế cong vênh.
Phần tay cầm của nồi áp suất có thể được thiết kế dạng dài hoặc có tay cầm hai bên (hai quai). Nồi phải có phần van xả để hỗ trợ quá trình cân bằng áp suất bên trong nồi, tránh cháy nổ. Một số mẫu nồi áp suất cao cấp còn được thiết kế thêm màn hình để hiển thị thời gian nấu, nhiệt độ và mức áp suất trong nồi.
2.2 Ưu điểm và hạn chế của nồi áp suất bếp từ
Theo kinh nghiệm của nhiều khách hàng, nồi áp suất bếp từ có những ưu điểm đáng chú ý như:
- Giá thành hợp lý, rẻ hơn các loại nồi áp suất điện
- Dễ sử dụng và vệ sinh sau khi nấu
- Có thể nấu được đa dạng các món ăn
- Một số sản phẩm nồi áp suất bếp từ vẫn có thể dùng được cho bếp ga
Bên cạnh đó, nồi áp suất bếp từ cũng có một số hạn chế nhất định:
- Trọng lượng nồi khá nặng
- Người dùng phải theo dõi thức ăn trong quá trình nấu
- Phải chọn mua đúng loại nồi dành cho bếp từ, nếu không thì nồi sẽ không hoạt động.
3. Đánh giá chi tiết nồi áp suất dùng cho bếp ga
3.1 Chất liệu nồi áp suất bếp ga
Chất liệu nồi áp suất cơ dành cho bếp ga thường là hợp kim Inox, nhôm hoặc gang. Theo đó, mỗi loại chất liệu đều có những tính chất và ưu điểm riêng biệt:
- Nồi nhôm có trọng lượng nhẹ, truyền nhiệt nhanh, giá thành vừa phải nhưng dễ bị tác động của ngoại lực dẫn đến móp, méo.
- Nồi gang dày dặn, chắc tay, bền bỉ và giữ nhiệt tốt nhưng thời gian nấu chín lâu hơn.
- Nồi inox có khả năng truyền nhiệt tốt, thời gian sử dụng lâu và thời gian nấu chín nhanh hơn nồi gang nhưng giá thành cao.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách làm trân châu từ bột năng, bột nếp, bột mì thơm ngon, dai mềm
Bên cạnh đó, phần lòng nồi thường được làm từ hợp kim nhôm đã được oxi hóa cứng để tạo thành lớp màn dày bảo vệ bề mặt. Nhờ đó, người dùng sẽ an tâm sử dụng mà không cần lo lắng đến vấn đề trầy xước, bào mòn.
3.2 Ưu điểm và hạn chế của nồi áp suất bếp ga
Dưới đây là những ưu điểm đáng chú ý của nồi áp suất cơ dành cho bếp ga:
- Tuổi thọ sản phẩm tương đối cao
- Có thể dùng với mọi loại bếp, không bị phụ thuộc vào điện năng
- Nắp nồi có thể được tháo rời, dễ vệ sinh sau khi sử dụng.
- Nấu chín thức ăn nhanh chóng, dễ sử dụng.
- Giá thành sản phẩm rẻ hơn các loại nồi áp suất khác.
Bên cạnh đó, nồi áp suất bếp ga có một số hạn chế như sau:
- Người dùng phải trông chừng quá trình nấu thực phẩm
- Phải mở van xả hết hơi trước khi mở nắp nồi
- Dễ xảy ra sự cố nếu van xả có vấn đề hoặc không cẩn thận trong quá trình mở van xả
- Khi thức ăn quá nhiều, nồi dễ bị tràn gây tắc van xả
4. Nên sử dụng nồi áp suất dành cho bếp ga hay bếp từ?
Với những thông tin so sánh nồi áp suất dành cho bếp ga, bếp từ, bạn có thể thấy rằng mỗi dòng sản phẩm đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định. Do đó, việc chọn loại nồi áp suất còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế gia đình, thói quen sử dụng và đặc biệt là loại bếp mà bạn đang sử dụng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nồi áp suất bếp ga sẽ không thể sử dụng cho bếp từ vì sự khác biệt về thiết kế đáy nồi. Hãy chọn loại nồi áp suất phù hợp với gia đình mình nhé!
5. Những lưu ý khi chọn mua nồi áp suất bếp từ hoặc nồi áp suất bếp ga
Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần biết để có thể chọn mua được nồi áp suất cơ ưng ý nhất:
- Chọn nồi có đế nhiễm từ (với nồi cho bếp từ): Nồi sử dụng cho bếp từ phải có phần đáy nhiễm từ, tức là nam châm có thể hút được. Hãy đọc kỹ thông tin sử dụng nồi trước khi mua hàng để đảm bảo sản phẩm có thể sử dụng tốt cho bếp từ. Thông thường, những mẫu nồi này sẽ có ký hiệu hình cuộn dây ở đáy.
- Nồi có phần đế dày dặn: Nồi áp suất phải chịu áp lực rất lớn trong quá trình nấu chín thức ăn. Vì thế, bạn cần lựa chọn nồi có phần đế dày dặn để đảm bảo hiệu quả, an toàn sử dụng cũng như độ bền của sản phẩm.
- Chất liệu nồi: Nên ưu tiên chọn nồi được làm từ inox 304. Đây là loại inox chất lượng, có độ bền cao và được các chuyên gia xác nhận độ an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Giải mã: cung Song Tử và Xử Nữ có hợp nhau không?
- Chọn kích thước phù hợp: Trước khi chọn mua nồi áp suất, bạn nên đo đạc đường kính vòng bếp từ để chọn những sản phẩm có phần đáy vừa vặn hoặc nhỏ hơn. Đồng thời, bạn nên hạn chế chọn nồi có trọng lượng quá nặng vì chúng có thể làm hư hỏng phần mặt kính của bếp từ.
- Chọn nồi theo lượng thức ăn: Bạn cần hình dung lượng thức ăn cần nấu mỗi lần. Đảm bảo thức ăn và nước không vượt quá ⅔ nồi để đảm bảo thực phẩm chín đều và ngon. Theo đó, dung tích nồi phải phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình. Bạn nên chọn nồi 2 -4 lít với gia đình 4 người, nồi 4 – 5 lít gia đình 4 – 6 thành viên và nồi 6 lít trở lên nếu gia đình có 6 – 8 người.
Trên đây là những thông tin so sánh nồi áp suất dành cho bếp ga, bếp từ do Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp. Chúc bạn nhanh chóng tìm được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và chất lượng nhất.