So sánh gỗ Plywood và gỗ MDF: Loại gỗ nào tốt hơn?

Rate this post

Là hai loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay, gỗ Plywood và gỗ MDF thường xuyên được đưa lên bàn cân để so sánh, đánh giá. Vậy loại gỗ nào tốt hơn? Công năng của từng loại gỗ là gì? Bài viết này sẽ trả lời tất tần tật những câu hỏi trên, giúp giải đáp thắc mắc của nhiều độc giả. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: So sánh gỗ Plywood và gỗ MDF: Loại gỗ nào tốt hơn?

So sánh gỗ Plywood và gỗ MDF: Loại gỗ nào tốt hơn?

Tìm hiểu sự khác nhau giữa gỗ Plywood và gỗ MDF

1. Tổng quan về gỗ Plywood và gỗ MDF

Để so sánh hai loại gỗ này, trước hết cần tìm hiểu tổng quan từng loại gỗ.

1.1 Gỗ plywood

Là một loại gỗ công nghiệp, gỗ plywood được chế tạo từ nhiều lớp gỗ với kích thước mỏng, độ dày trung bình 1mm. Các lớp gỗ này xếp chồng lên nhau và được dán bằng keo chuyên dụng, loại phenol hoặc keo formaldehyde. 

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng gỗ công nghiệp làm từ nguyên liệu nhân tạo hoàn toàn. Tuy nhiên, trên thực tế gỗ plywood được làm từ các loại gỗ tự nhiên có thời gian trồng ngắn ngày như: gỗ bạch dương, gỗ bạch đàn, gỗ thông hoặc trám…Gỗ tự nhiên dùng máy ép tạo thành một tấm gỗ hoàn chỉnh, phủ các lớp bảo vệ như: Melamine, Veneer, hay Laminate…

So sánh gỗ Plywood và gỗ MDF: Loại gỗ nào tốt hơn?

Gỗ plywood được chế tạo từ nhiều lớp gỗ với kích thước mỏng, độ dày trung bình

1.2 Gỗ MDF

Là một loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay, gỗ MDF là từ viết tắt của “Medium Density fiberboard”, tức là một miếng ván sợi có tỷ trọng trung bình. Gỗ MDF cũng được chế tạo từ nguồn nguyên liệu gỗ thiên nhiên như: cành cây, hay gỗ vụn. Sau đó, hỗn hợp gỗ này được nghiền nát bằng máy để tạo thành những sợi gỗ mảnh và nhỏ.

Những sợi gỗ được rửa sạch để loại bỏ tạp chất rồi trộn đều bằng keo chuyên dụng. Cuối cùng là dùng máy ép lại thành một miếng gỗ cứng chắc, hoàn chỉnh. Các thành phần cấu tạo nên gỗ MDF bao gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, paraffin wax, bột độn vô cơ, chất bảo vệ gỗ…

Ưu điểm lớn nhất của gỗ MDF chính là kích thước đa dạng cùng mức giá thành hợp lý, khiến MDF ngày càng được khách hàng ưa chuộng trong sản xuất và chế tác các vật dụng nội thất.

So sánh gỗ Plywood và gỗ MDF: Loại gỗ nào tốt hơn?

Gỗ MDF cũng được chế tạo từ nguồn nguyên liệu gỗ thiên nhiên

2. So sánh gỗ Plywood và gỗ MDF: Loại gỗ nào tốt hơn?

Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu sự khác biệt giữa gỗ Plywood và gỗ MDF nhé!

2.1 So sánh cấu tạo của gỗ Plywood và gỗ MDF

Nhìn chung, hai loại gỗ này có cấu tạo tương đối giống nhau. Gỗ Plywood và gỗ MDF đều được chế tạo từ những phụ phẩm sản xuất gỗ hoặc các loại gỗ ngắn ngày. Sau đó, chúng trải qua nhiều công đoạn và được kết dính bằng keo để tạo thành sản phẩm gỗ chắc chắn, bền lâu. 

Tuy nhiên, nếu phân tích cụ thể thì hai sản phẩm này có một số điểm khác nhau trong quy trình sản xuất:

  • Gỗ Plywood được cấu tạo từ những miếng gỗ mỏng xếp chồng lên nhau, kết dính lại với nhau nhờ keo chuyên dụng.
  • Gỗ MDF được chế tạo từ những sợi gỗ hoặc vụ gỗ. Chúng kết dính với nhau bằng hỗn hợp keo cùng một số hóa chất khác.

2.2 So sánh khả năng chịu lực của gỗ Plywood và gỗ MDF

Theo những đánh giá từ người trong nghề, gỗ Plywood sở hữu khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ MDF. Lý giải cho việc này, những người thợ mộc cho rằng gỗ Plywood có kết cấu nhiều lớp chồng lên nhau, tạo độ dày, sự chắc chắn cho gỗ.

Tìm hiểu thêm: 20+ mẫu giường cưới đẹp bán chạy nhất năm 2024

So sánh gỗ Plywood và gỗ MDF: Loại gỗ nào tốt hơn?
Gỗ Plywood sở hữu khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ MDF

Trong khi đó, gỗ MDF được cấu thành từ nhiều sợi gỗ nên có nhiều khoảng trống trong cấu trúc. Kết cấu lỏng lẻo này khiến khả năng chịu lực của gỗ MDF kém hơn so với gỗ Plywood.

Trên thực tế, gỗ Plywood thường được áp dụng vào các thiết kế nội thất có khả năng chịu lực tác động cao mà không lo cong vênh hay, nứt nẻ hay biến dạng. Gỗ công nghiệp MDF chỉ được sử dụng chế tạo những vật dụng ít chịu lực tiếp xúc hoặc lực tác động lớn, nhằm đảm bảo độ an toàn và tăng cường tuổi thọ cho gỗ.

2.3 So sánh độ bền của gỗ Plywood và gỗ MDF

Hai loại gỗ này đều là gỗ công nghiệp nên độ bền trung bình ít hơn so với gỗ tự nhiên thông thường. Dựa vào kết cấu của hai loại gỗ, có thể khẳng định gỗ Plywood có độ bền tốt hơn, thời gian sử dụng lâu dài hơn so với gỗ MDF. 

Gỗ Plywood có thời gian sử dụng trung bình khoảng từ 5-6 năm. Nếu được bảo quản và sử dụng kỹ, tuổi thọ của loại gỗ này có thể kéo dài hơn. Gỗ MDF có tuổi thọ dao động từ 4 đến 5 năm. Tuy nhiên, khi sử dụng gỗ MDF, người dùng phải bảo quản và giữ gìn cẩn thận, không để gỗ thấm nước hoặc bị hơi ẩm, không tác động lực mạnh lên gỗ MDF để có thể kéo dài tuổi thọ.

So sánh gỗ Plywood và gỗ MDF: Loại gỗ nào tốt hơn?

Hai loại gỗ công nghiệp này sở hữu đa dạng màu sắc

2.4 So sánh thẩm mỹ của gỗ Plywood và gỗ MDF

Xét về tính thẩm mỹ thì gỗ Plywood được đánh giá cao hơn so với gỗ MDF. 

Gỗ Plywood được cấu tạo từ gỗ tự nhiên ngắn ngày. Các miếng gỗ mỏng xếp chồng lên nhau tạo nên cảm quan rất thô và kém bắt mắt. Chính vì vậy, những người thợ mộc để sáng chế thêm lớp bao phủ bên ngoài nhằm cải thiện tím thẩm mỹ cho gỗ công nghiệp Plywood. Tuy nhiên, dù được xử lý nhiều công đoạn, gỗ Plywood vẫn không thể tránh khỏi một vài khuyết điểm từ gỗ thô.

Với gỗ MDF, loại gỗ này được đánh giá cao hơn có tính thẩm mỹ cao hơn so với gỗ Plywood. Gỗ MDF được cấu thành từ những sợi gỗ mảnh, nhỏ nên bề mặt thường nhẵn mịn hơn. Sau khi bao phủ lớp keo dính, gỗ MDF cũng có ít khuyết điểm hơn so với gỗ Plywood.

2.5 So sánh giá thành của gỗ Plywood và gỗ MDF

Sở hữu công năng và đặc tính vượt trội hơn gỗ MDF, gỗ Plywood có giá thành cao hơn. Giá trung bình của một tấm gỗ Plywood khoảng 500.000 VND/ tấm. Trong khi đó, gỗ MDF được ưa chuộng phổ biến hơn nhờ vào mức giá thành thấp hơn, khoảng 280.000 VND/ tấm cho kích thước 120 x 240 cm. 

So sánh gỗ Plywood và gỗ MDF: Loại gỗ nào tốt hơn?

Gỗ Plywood có giá thành cao hơn

2.6 So sánh khả năng thi công của gỗ Plywood và gỗ MDF

Gỗ Plywood sở hữu bề mặt sần sùi hơn nên cũng gây nhiều khó khăn trong quá trình thi công. Quy trình cắt xẻ hoặc xử lý các tấm Plywood thường mất nhiều thời gian hoặc các tấm gỗ không sau khi cắt xẻ không đạt được độ sắc nét, thẩm mỹ như mong muốn.

Tuy nhiên, kết cấu xếp chồng của các miếng gỗ mỏng của gỗ Plywood giúp loại gỗ này có khả năng bám cứng hiệu quả hơn, phù hợp để đóng kệ sách, tủ giày, hoặc tủ quần áo.

Gỗ MDF có cấu trúc là các sợi gỗ đan xen nhau, chính vì vậy, khi cắt xẻ loại gỗ này, MDF để lại rất nhiều mạt gỗ trong quá trình thi công. Điều này khiến gia chủ phải tốn nhiều thời gian và công sức dọn dẹp khi sử dụng gỗ MDF.

2.7 So sánh tính ứng dụng của gỗ Plywood và gỗ MDF

Dựa vào đặc tính của hai loại gỗ mà các nhà thi công, xây dựng có cách sử dụng phù hợp, nhằm đảm bảo độ bền của từng loại gỗ. Gỗ Plywood được ứng dụng nhiều hơn trong lĩnh vực xây dựng, cũng như trong các thiết kế nội thất đòi hỏi tính nghệ thuật cao nhờ khả năng uốn cong dễ dàng của gỗ. Gỗ MDF thường được sử dụng để sản xuất các thiết bị nội thất cơ bản như: giường ngủ, bàn, ghế, tủ…

So sánh gỗ Plywood và gỗ MDF: Loại gỗ nào tốt hơn?

>>>>>Xem thêm: Review: Top 5+ các loại máy lạnh điều hòa chất lượng cao giá tốt

Đồ dùng nội thất được sản xuất từ gỗ MDF

3. Kết luận

Gỗ Plywood và gỗ MDF đều là hai loại gỗ công nghiệp, được chế tạo từ các loại gỗ ngắn ngày hoặc vụn gỗ có trong tự nhiên. Trải qua nhiều giai đoạn gia công, xử lý, hai loại gỗ này mới được kết dính với nhau bằng các loại keo chuyên dụng.

Trên thực tế, các đặc tính và công năng của gỗ công nghiệp kém xa hơn so với gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, giá thành của gỗ công nghiệp lại “mềm” hơn rất nhiều, phù hợp cho phong cách sống thay đổi linh hoạt của giới trẻ ngày nay.

Bạn đã hiểu rõ về hai loại gỗ Plywood và gỗ MDF rồi phải không? Hy vọng Bloggiamgia.edu.vn đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả. Tiếp tục đón đọc các thông tin thú vị sắp tới của Bloggiamgia.edu.vn nha!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *