Tạm quên đi cách thức ghi chép truyền thống có phần nhàm chán và ‘khó vào đầu’, nhiều bạn trẻ đã tìm đến Sketchnote như một phương pháp kích thích tư duy thay thế hiệu quả. Không chỉ nâng cao khả năng đọc hiểu kiến thức, Sketchnote còn gây ấn tượng bởi hệ thống ký hiệu được cá nhân hóa để người dùng có thể tự học ở nhà. Vậy Sketchnote là gì? Mời bạn cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu những lợi ích cùng ưu – nhược điểm của kỹ thuật này thông qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Sketchnote là gì? Lợi ích và ưu – nhược điểm của phương pháp vẽ Sketchnote
Contents
1. Sketchnote là gì?
‘Sketchnote là gì’ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên và người làm công việc về trí tuệ, đòi hỏi sự tư duy và ghi nhớ kiến thức liên tục. Hiểu đơn giản, đây là phương pháp ghi chú thông tin trực quan mang tính sáng tạo, chủ yếu sử dụng hình ảnh để nhấn mạnh vào nội dung cần ghi nhớ. Do đó, thay vì phải nghe rồi chép lại nguyên văn như cách làm phổ thông, Sketchnote sẽ giúp bạn rút gọn đáng kể dung lượng bài học và chỉ cần tập trung xem xét những ý trọng tâm.
Mặt khác, phương pháp Sketchnote luôn chú trọng việc diễn đạt các ý tưởng/bài học dựa trên quá trình sắp xếp hình vẽ và ngôn từ có liên quan theo bố cục hợp lý, để người dùng khỏi mất công trình bày văn bản một cách chi tiết như thông thường
2. Lịch sử hình thành của Sketchnote
Như đã nói ở trên, Sketchnote được xem là kỹ thuật ghi chú trực quan định hình bởi chữ viết tay và các hình ảnh (hình vẽ) quen thuộc, giúp tăng cường hiệu quả ghi nhớ cũng như khả năng kết nối với thông tin. Đáng chú ý, phương pháp này vốn đã xuất hiện từ trước đây khá lâu, sau đó mới bắt đầu được nghiên cứu, đặt tên và áp dụng phổ biến như hiện tại.
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, các đơn vị giáo dục đã thử nghiệm việc lồng ghép thêm hình ảnh minh họa vào tài liệu học tập nhằm khơi gợi hứng thú học tập ở học sinh, sinh viên. Đến khoảng năm 2000, Dave Gray – một tác giả kiêm nhà thiết kế người Mỹ đã tiếp tục phát triển kỹ thuật kết hợp nói trên với mong muốn trình bày thông tin thuận tiện hơn. Tên gọi đầu tiên của phương pháp này là ‘Visual Note-taking’, được đề cập chính thức thông qua cuốn The Back of the Napkin xuất bản năm 2008.
Phát triển từ nền tảng đó, năm 2011, nhà thiết kế Mike Rohde đã đặt cho kỹ thuật Visual Note-taking một tên gọi mới – tức Sketchnotes như hiện tại. Ông cũng chính là cá nhân đóng vai trò tiên phong trong việc phổ biến và kêu gọi ứng dụng phương pháp này vào nhiều lĩnh vực khác ngoài giáo dục, bao gồm công nghệ, kinh doanh, quản lý,…
3. Lợi ích của Sketchnote
Ngày nay, Sketchnote đã và đang thu hút được sự quan tâm đáng kể bởi những lợi ích cơ bản như sau:
– Tăng cường khả năng tập trung và rèn luyện trí nhớ hiệu quả: Theo các nghiên cứu, quá trình diễn giải nội dung theo phương thức Sketchnote có thể kích thích hoạt động của não, giúp xây dựng một ấn tượng sâu đậm với kiến thức/ý tưởng và ghi nhớ lâu hơn
– Hình thành các kết nối tư duy cần thiết: Khi ứng dụng Sketchnote trong học tập và làm việc, người dùng cũng đồng thời xây dựng một mạng lưới ý tưởng và khái niệm cụ thể, hỗ trợ việc hệ thống lại toàn bộ nội dung khi cần thiết
– Cải thiện, tăng cường tính tương tác: Việc nắm bắt trọng tâm của vấn đề nhờ Sketchnote sẽ tạo điều kiện và động lực để người dùng tác tích cực hơn trong các cuộc thảo luận, đồng thời gia tăng hứng thú cùng mức độ tập trung lên đáng kể
– Thông tin được trình bày và truyền tải hiệu quả: Những hình ảnh trực quan được đính kèm cùng ý chính giúp người tham gia tiếp cận nội dung từ góc độ rõ ràng nhất. Mặt khác, kiến thức được trình bày dưới dạng Sketchnote còn vượt trội bởi độ dễ hiểu, dễ theo dõi và phản ánh đúng trọng tâm
– Mang tính cá nhân hóa cao: Sketchnote không gò bó người dùng theo bất cứ khuôn khổ hay quy tắc nào. Do đó, bạn sẽ được tự do sáng tạo và dễ dàng ‘diễn đạt lại’ mọi thứ theo phong cách riêng
4. Ưu – nhược điểm của Sketchnote
4.1 Ưu điểm của Sketchnote
Hiện nay, kỹ thuật rút gọn và ghi chép bằng Sketchnote đang trở thành sự lựa chọn hoàn hảo của nhiều người nhờ những ưu điểm nổi trội. Cụ thể:
– Tăng thêm hứng thú và sự quan tâm đối với quá trình học tập, làm việc
– Tăng cường trí nhớ và khơi dậy sự tập trung
– Cải thiện khả năng tiếp thu
– Phát triển năng lực tư duy và khả năng học hỏi, sáng tạo
– Tạo điều kiện thuận lợi để người dùng đưa ra một cái nhìn bao quát, tổng quan về toàn bộ vấn đề
– Cung cấp các gợi ý nhằm tìm ra giải pháp nhanh chóng và hiệu quả
4.2 Nhược điểm của Sketchnote
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số nhược điểm đáng tiếc như:
– Vì mang tính cá nhân hóa và bất quy tắc nên người khác sẽ khó mà hiểu được những nội dung được đề cập đến trong bản Sketchnote
– Người dùng sẽ phải đầu tư thêm thời gian cho mặt hình ảnh
– Chưa thực sự phổ biến và được tận dụng tối đa tại Việt Nam
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách bảo quản nấm mối được lâu và không bị hư
5. Ứng dụng Sketchnote trong các lĩnh vực phổ biến
5.1 Trong giáo dục
Trong công tác giáo dục, Sketchnote có thể mang lại cho giáo viên, học sinh và sinh viên những lợi ích ngoài mong đợi. Đầu tiên là cải thiện năng lực tiếp thu thông qua việc ghi nhớ kiến thức bằng hình ảnh minh họa sinh động. Cách làm này sẽ giúp kiến thức được lưu lại lâu hơn trong não, tạo tiền đề để phát triển kỹ năng học hỏi nhanh chóng, tự nhiên.
Chưa kể, Sketchnote còn được dùng để:
– Ghi chép, tóm tắt ý chính của bài giảng
– Trình bày thông tin dưới dạng tóm lược nhưng vẫn đầy đủ và bài bản
– Xây dựng môi trường học tập hai chiều và đề cao sự tương tác giữa các thành viên
– Kích thích óc sáng tạo và tạo nên nhiều ý tưởng thú vị
– Công cụ để học sinh, sinh viên bộc lộ cá tính riêng
5.2 Trong công việc
Trong phạm trù công việc, Sketchnote cũng mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho người sử dụng, điển hình là:
– Phục vụ việc ghi chép và tóm tắt nội dung tài liệu, cuộc họp, ý tưởng, kế hoạch,…
– Xây dựng chiến lược và trình bày ý tưởng trực quan, dễ hiểu hơn
– Lập kế hoạch hành động cụ thể
– Tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận, tương tác và trao đổi
– Thể hiện những ý tưởng, luận điểm bằng phong cách cá nhân
5.3 Trong đời sống
Trong lĩnh vực đời sống hàng ngày, Sketchnote cũng dần chứng tỏ được tầm quan trọng khi ‘đồng hành’ cùng người dùng trong nhiều hoạt động khác nhau. Bạn có thể vận dụng kỹ thuật thú vị này nhằm mục đích:
– Ghi chép lại các thông tin quan trọng như thời gian biểu, danh sách đầu việc, lịch trình, cuộc hẹn, kế hoạch,…
– Theo dõi sự tiến bộ của tập thể hoặc một cá nhân nhất định, giúp họ có cái nhìn khách quan về tình hình hiện tại và đưa ra chiến lược phát triển phù hợp
– Thể hiện tư duy và cảm xúc mà bản thân đã trải qua trong một thời điểm nhất định
– Là động lực giúp tăng cường khả năng tư duy và tính sáng tạo
– Truyền tải thông tin và nâng cao hiệu quả trong giao tiếp
>>>>>Xem thêm: Top 8 tiệm vàng thành phố Thanh Hóa uy tín và chất lượng nhất
Trên đây là bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về đề tài ‘Sketchnote là gì’ và những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho người sử dụng. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Đọc ngay:
- Trend là gì?
- Vibe là gì?
- Fascia là gì?
- Burpee là gì?