Sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn không? 

Rate this post

Nhiều sinh viên chuẩn bị vào đại học với một tâm thế sẵn sàng đánh đổi giấc ngủ để dành thời gian nhiều cho các khóa học và các hoạt động thể thao/xã hội. Trong tất cả những yếu tố mà bạn nghĩ có thể cản trở thành công của bạn khi học đại học, rất có thể bạn sẽ không nghĩ đến một trong những yếu tố quan trọng nhất: bạn ngủ bao lâu và ngon như thế nào. Và không chỉ vào cuối tuần, mà mỗi ngày, từ Thứ Hai đến Chủ Nhật.

Bạn đang đọc: Sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn không? 

Vậy sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn không? Câu trả lời trong bài viết này có thể khiến nhiều người phải bất ngờ!

1. Sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ có mức độ ảnh hưởng đến thành tích, điểm số và cơ hội tốt nghiệp của học sinh bằng hoặc cao so với những yếu tố phổ biến khác như việc sử dụng rượu và ma túy. 

Sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn không? 

Sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn?

Các nghiên cứu kết luận rằng nếu dành 1 vài đêm thức khuya để ôn tập bài vở thì thành tích tập học tập của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc thiếu ngủ. Nhưng nếu bạn thiếu ngủ từ ngày này sang ngày khác thì tác động của việc thiếu ngủ đến thành tích học tập là vô cùng rõ rệt. Dễ thấy nhất là tâm trạng thất thường, thiếu tập trung và khả năng phân tích kém hơn.  

Sau khi thức 16 giờ liên tục, chức năng não bắt đầu suy giảm và sau 20 giờ không ngủ, bạn sẽ cảm giác như thể đang say rượu. Lúc này đồng hồ sinh học của chúng ta bị đảo lộn, bộ não luôn trong cuộc đấu tranh liên tục thức – ngủ để bù đắp cho khoản nợ ngủ nghiêm trọng vào giữa tuần.

Trong quá trình này, việc thiếu ngủ còn gây tổn hại đến một trong 20 gen được điều chỉnh bởi nhịp sinh học. Các chất được tạo ra bởi những gen đó không được giải phóng vào đúng thời điểm khiến cơ thể không hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Cả khả năng nhận thức và thể chất đều có khả năng bị ảnh hưởng

Chính vì vậy, học sinh cần có một chiến lược học tập thông minh để tránh việc học quá mức, thậm chí hy sinh cả giấc ngủ để “mài dù kinh sử”. Kim chi nam để có một thời sinh viên đáng nhớ viên là phân chia thời gian hợp lý để vừa đạt được thành tích cao trong học tập đồng thời vẫn có thời gian riêng để tham gia các hoạt động kết bạn, ngoại khóa khác.

Sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn không? 

Học sinh cần có một chiến lược học tập thông minh để tránh việc học quá mức

Một chiến lược hiệu quả được nhiều sinh viên áp dụng là trải rộng việc học trong suốt học kỳ và tìm cách nắm vững kiến thức hoặc kỹ năng theo từng bước nhỏ. Đến cuối học kỳ, các kiến thức đã ngấm sâu trong đầu, trở nên quen thuộc rồi thì học sinh chỉ cần phải ôn tập, lại chứ không phải học lại từ đầu.

Nhìn chung là bạn phải tìm cách cân bằng thời gian giữa học và ngủ sao cho vẫn ưu tiên cách tối ưu hóa việc học. Đồng thời, không học dồn học cố chỉ mỗi khi có kỳ kiểm tra. 

2. Cách để ngủ ngon, ngủ đủ giấc trong khi thành tích học tập vẫn tốt

2.1 Ưu tiên giấc ngủ của bạn là trên hết

Nói thì dễ hơn làm, nhưng đừng nghĩ rằng điều này là không thể! Hãy sắp xếp thời gian, lịch sinh hoạt của bạn sao cho có thể đi ngủ đúng giờ và có đủ thời gian ngủ ít nhất từ 6-8 1 ngày.

Bạn có thể thực hiện những giấc ngủ ngắn như ngủ trưa để tăng cường sự tỉnh táo, tập trung cho buổi chiều. Nhìn chung, giấc ngủ không nên quá ngắn hoặc quá dài, thời lượng tối ưu được xác định dựa trên độ tuổi của người đó. 

Sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn không? 

Hãy sắp xếp thời gian, lịch sinh hoạt của bạn sao cho có thể đi ngủ đúng giờ

Ngoài ra, bạn nên bắt đầu học cách xây dựng thói quen đi ngủ thức dậy đúng giờ, không ngủ quá trễ. Trong thời gian đầu, hãy đặt báo thức để có thể thức dậy. Thời gian này chỉ chênh lệch khoảng 15 – 30 phút so với thói quen hiện tại của bạn.

Từ từ, điều chỉnh khoảng chênh lệch này sao cho đúng với thời điểm bạn muốn thức dậy hoặc đi ngủ. Chiến lược này sẽ hiệu quả hơn so với việc thay đổi thời gian đi ngủ, thức dậy một cách quá đột ngột. Thật vậy, rất khó để một người có thói quen đi ngủ lúc 12 giờ khuya và thức dậy lúc 9 giờ sáng, có thể trong 1 đêm hình thành được thói quen đi ngủ lúc 10h giờ và thức dậy lúc 6h.

Sau khi đã hình thành thói quen, đồng hồ sinh học của bạn sẽ tự điều chỉnh và đánh thức bạn dậy mà không cần báo thức nữa. 

Tìm hiểu thêm: Khám phá 5 tư thế ngủ tốt cho nữ giới

Sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn không? 
Bạn nên bắt đầu học cách xây dựng thói quen đi ngủ thức dậy đúng giờ

2.2 Sức mạnh của 1 thay đổi nhỏ

Nếu bạn không thể ngủ đủ giấc một cách thường xuyên, hãy nhớ rằng ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có ích! Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần 1 sự gia tăng nhỏ về thời lượng giấc ngủ – cụ thể là thêm 28 phút ngủ mỗi đêm đã đủ để cải thiện khả năng tập trung, giải quyết vấn đề, giúp tăng điểm số môn toán và ngôn ngữ, đồng thời cải thiện đáng kể sức bền ở các hoạt động thể chất.

2.3 Duy trì lịch trình ngủ kể cả ngày cuối tuần

Lịch học và các hoạt động ngoại khóa của bạn thay đổi theo từng ngày. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn trong tuần. Nhiều bạn sinh viên có xu hướng thức khuya, ngủ vào các ngày trong tuần và dành 2 ngày cuối tuần để ngủ bù.

Thực tế, điều này không giúp ích nhiều cho bạn mà còn góp phần phá vỡ nhịp sinh học, khiến bạn không thể kiểm soát được chất lượng giấc ngủ cũng như lịch trình ngủ của mình. 

Sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn không? 

Nhiều bạn sinh viên có xu hướng thức khuya, ngủ vào các ngày trong tuần

2.4 Một số lưu ý khác để có được giấc ngủ ngon hơn cho sinh viên, học sinh

Lên kế hoạch cho việc học: Hãy nghiêm túc lên kế hoạch học tập của bạn bằng cách tính toán lượng tài liệu bạn phải học mỗi tuần, số thời gian cần dành ra để bạn có thể ôn bài ngay sau mỗi tiết học. Sau đó, bạn sẽ chỉ cần xem lại và hiểu sâu hơn về tài liệu, bài vở trước kỳ thi. Điều này sẽ cải thiện hiệu suất của bạn và giảm mức độ căng thẳng. 

Nuôi dưỡng sự tập trung của bạn: Nghỉ giải lao sau khi bạn đang hoàn thành 1 nhiệm vụ. Điều này sẽ duy trì sự tập trung của bạn bằng cách cho phép bộ não của bạn nghỉ ngơi và phục hồi. Đồng thời không khiến việc học trở thành 1 áp lực. 

Ngủ đủ, ngủ ngon trước các kỳ thi: Nhiều sinh viên thường cố gắng cày xuyên đêm trước ngày đi thi với hy vọng điều này sẽ giúp họ cải thiện điểm số hơn nữa. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng những người được nghỉ ngơi đầy đủ có khả năng lưu giữ thông tin mới cao hơn đáng kể, đồng thời khả năng tập trung, giải quyết vấn đề cũng được cải thiện. Chính vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn có giấc ngủ đủ và ngon trước khi tham gia các kỳ thi.

Sinh viên ngủ ngon hơn có thành công hơn không? 

>>>>>Xem thêm: Mất ngủ và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản – Thực hư ra sao?

Được nghỉ ngơi đầy đủ có khả năng lưu giữ thông tin mới cao hơn đáng kể

Tối ưu hóa bộ nhớ bằng những giấc ngủ ngắn: Ngủ hoặc chợp mắt một lát sau khi học thông tin mới hoặc kỹ năng mới được chứng minh giúp bạn nhớ các kiến thức này lâu hơn. Tuy vậy hãy đảm bảo rằng bạn tránh ngủ trưa nhiều lần trong ngày, ngủ quá lâu hoặc quá muộn vào buổi tối để không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm nhé!

Như vậy bài viết đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi liệu sinh viên ngủ ngon hơn thì có thành công hơn không rồi nhé. Thực tế, giấc ngủ là 1 phần cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới thành tích học tập của bạn. Chính vì thế, dù có bận cỡ nào, bạn cũng nên ưu tiên thời gian dành cho giấc ngủ để vừa bảo vệ sức khỏe vừa cải thiện điểm số nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.sleepadvisor.org/student-sleep-and-success/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *