Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới, có mùi hương đặc trưng cùng vị béo ngọt, thơm ngon. Nhờ vào nguồn dinh dưỡng cực kỳ phong phú này, mà sầu riêng có thể mang đến rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe cho người sử dụng. Thế nhưng sầu riêng bao nhiêu calo? Ăn nhiều sầu riêng có gây mập không? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu kỹ hơn về loại trái cây này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Sầu riêng bao nhiêu calo? Ăn nhiều sầu riêng có gây mập không?
Contents
1. Sầu riêng bao nhiêu calo?
Sầu riêng là một loại trái cây có nguồn gốc từ các nước ở Đông Nam Á. Hàm lượng dinh dưỡng cũng như calo bên trong 1 quả sầu riêng cực kỳ cao. Cụ thể, 1 quả sầu riêng, nặng khoảng 243gr thì sẽ chứa khoảng 357 calo cùng 1 số chất dinh dưỡng khác.
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100gr sầu riêng thì sẽ có 135 -180 calo. Đây là con số cực kỳ cao, so với các loại trái cây khác.
2. Giá trị dinh dưỡng bên trong sầu riêng
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng bên trong 100g sầu riêng bao gồm:
- Vitamin A: khoảng 13.33 – 20 mg
- Vitamin C : từ 23.9 – 25.0 mg
- Canxi: từ 7.6 – 9.0 mg
- Phốt pho: từ 37.8 – 44.0 mg
- Sắt: từ 0.73 – 1.0 mg
- Đường: Khoảng 12g
- Protein: từ 2.5 – 2.8g
- Chất béo: khoảng 5.33g
- Chất xơ: khoảng 3.8 g
- Niacin: khoảng 1.704 mg
- Kali: khoảng 436 mg
- Thiamin: khoảng 0.20 mg
- Riboflavin: khoảng 0.20 mg
- Carbohydrate toàn phần: từ 30.4-34.1g
Ngoài ra, bên trong sầu riêng còn rất nhiều hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe người dùng như polyphenol, flavonoid, beta carotene và anthocyanin, canxi, mangan, đồng,…
3. Một số công dụng của sầu riêng
Hàm lượng dinh dưỡng dồi dào đã giúp sầu riêng trở thành một loại thực phẩm vô cùng tốt với sức khỏe của người dùng.
3.1. Cải thiện sức khỏe cho tim mạch
Sầu riêng là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng Kali cực kỳ cao. Loại chất này được biết đến với khả năng làm giảm tình trạng tăng huyết áp, một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch.
Ngoài ra, bên trong sầu riêng cũng rất giàu chất xơ cùng các chất béo không bão hòa. Đây cũng là 2 dưỡng chất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Thêm vào đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn sầu riêng có thể làm giảm mức cholesterol toàn phần, cholesterol LDL xấu cùng chất béo trung tính cho cơ thể.
3.2. Hỗ trợ thai kỳ
Sầu riêng là loại trái cây dồi dào vitamin B và folate. Mà phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu là đối tượng có nguy cơ bị thiếu hụt folate nhất.
Folate thực sự có vai trò quan trọng trong việc phát triển ống thần kinh cho thai nhi. Do đó, ở nhiều nước Đông Nam Á, sầu riêng thường được dùng để cung cấp folate cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
3.3. Ngăn ngừa chứng đau khớp
Sầu riêng giúp cung cấp một hàm lượng vitamin C cao cho cơ thể, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Trên thực tế, trung bình một cốc sầu riêng tươi hoặc đông lạnh sẽ chứa khoảng 48 gam vitamin C. Trong khi đó, một người lớn sẽ cần khoảng 75 – 90 gam vitamin C/ngày.
Tìm hiểu thêm: Củ sắn dây và những công dụng thần kỳ với sức khỏe, bạn đã biết chưa?
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, bạn rất dễ xảy ra tình trạng đau khớp, bởi loại vitamin này là một tiền chất giúp tổng hợp nên collagen cho cơ thể. Do đó, việc bổ sung vitamin C qua thực phẩm, chẳng hạn như sầu riêng, chính là cách giúp hạn chế tình trạng đau khớp an toàn.
3.4. Thúc đẩy hệ tiêu hóa
Nếu được tiếp xúc với các vi khuẩn đường ruột trong quá trình tiêu hoá, thì sầu riêng là loại thực phẩm rất giàu đường tự nhiên lên men. Loại quả này hoạt động tương tự như một prebiotic, có khả năng cung cấp vi khuẩn axit lactic, có lợi cho các hệ vi sinh vật đường ruột, giúp hỗ trợ chức năng tiêu hoá một cách tốt nhất. Thêm vào đó, bên trong sầu riêng cũng chứa nhiều chất xơ, giúp phân mềm, để bạn dễ đi tiêu hơn.
3.5. Ngăn ngừa thiếu hụt chất dinh dưỡng
Sầu riêng luôn được biết đến như một loại trái cây rất giàu các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng có thể cung cấp các loại vitamin quan trọng như thiamin (liên quan chặt chẽ đến bệnh Alzheimer). Do đó, việc thường ăn sầu riêng sẽ giúp bổ sung các dưỡng chất thiếu hụt hiệu quả, nhất là cho người lớn tuổi.
4. Ăn sầu riêng có làm mập hay không?
Trên thực tế, sầu riêng có chứa hàm lượng chất béo rất cao, khoảng 13g mỗi cốc. Mặc dù chất béo là loại dinh dưỡng cực kỳ cần thiết cho sức khỏe, nhưng nếu bạn hấp thụ một lượng lớn trong chế độ ăn uống của mình, thì vẫn gây ra các tác động xấu cho cơ thể. Trong đó, dễ thấy nhất đó là trình trạng tân cân một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, sầu riêng cũng rất giàu crabs (khoảng 66g carbs/cốc). Tuy rằng carbohydrate được xem là một chất có lợi trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, dùng trong các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều carbs thì sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc giảm mỡ và giảm cân khi đang muốn ăn kiêng.
Do đó, để có thể đạt được những hiệu quả tốt nhất khi ăn sầu riêng. Bạn nên cố gắng sử dụng chúng một cách điều độ và khoa học nhất. Để an toàn hơn, bạn có thể trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng về lượng sầu riêng phù hợp nhất cho kế hoạch ăn kiêng của mình.
5. Một số tác dụng phụ của sầu riêng
Tuy rằng sầu riêng là loại quả cực kỳ thơm ngon, hấp dẫn, thế nhưng, khi dùng loại quả này, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề dưới đây, nếu không muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
- Sầu riêng nhiều đường và có tính nóng, nên dễ gây tăng huyết áp, đầy hơi, bốc hỏa và khó tiêu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người bị tăng huyết áp hoặc phụ nữ có thai không nên ăn quá nhiều sầu riêng.
- Ăn sầu riêng loại bỏ hạt được xem là cách an toàn nhất, ngay cả khi bạn ăn kèm với những loại thực phẩm khác. Hạt sầu riêng thô (chưa được nấu chín) có chứa các hóa chất được cho là khá độc hại và có khả năng gây ung thư.
- Với những người mắc bệnh tiểu đường thì cũng không nên ăn sầu riêng. Bởi loại quả này rất dễ khiến cho lượng đường trong máu trong cơ thể của bạn tăng lên.
- Hàm lượng kali cao trong sầu riêng sẽ gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Do đó, những người mắc bệnh thận nên thận trọng khi tiêu thụ loại quả này.
- Không nên ăn kèm sầu riêng cùng với bia rượu, các loại thức uống có cồn, vì sẽ dễ gây ngộ độc, bụng khó chịu, nóng trong người và huyết áp cao,…
>>>>>Xem thêm: Bắp cải bao nhiêu calo? Ăn bắp cải có giúp giảm cân không?
- Trứng vịt lộn bao nhiêu calo? Ăn trứng vịt lộn nhiều có tốt hay không?
- Bơ bao nhiêu calo? Ăn nhiều bơ có béo không?
Qua bài viết dưới đây, bạn đã biết sầu riêng bao nhiêu calo, cũng như ăn sầu riêng có làm mập hay không? Hy vọng với những thông tin chia sẻ của Bloggiamgia.edu.vn, bạn đã biết cách sử dụng loại quả này đúng cách nhất.