Sắt là gì? Những vai trò của sắt đến với sức khỏe con người

Rate this post

Sắt là loại khoáng chất vô cùng quan trọng trong cơ thể con người, với công dụng chính là tạo máu. Vậy Sắt là gì?  Vai trò của sắt đến với sức khỏe con người như thế nào? Hãy để Bloggiamgia.edu.vn giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về loại khoáng chất này trong bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Sắt là gì? Những vai trò của sắt đến với sức khỏe con người

1. Sắt là gì?

Sắt là một nguyên tố khá phổ biến trong tự nhiên, có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình trao đổi điện tử, được xem là một yếu tố kiểm soát quá trình tổng hợp các DNA trong cơ thể. 

Sắt là gì? Những vai trò của sắt đến với sức khỏe con người

Sắt là loại khoáng chất vô cùng cần thiết đến sức khỏe con người

Không chỉ vậy, sắt còn giúp tổng hợp hemoglobin (chất giúp vận chuyển khí oxy cho các tế bào) và myoglobin (chất giúp dự trữ khí oxy). Ngoài ra, sắt còn có khả năng sản xuất ra năng lượng oxy hóa,  vận chuyển oxy và  bất hoạt các gốc oxy có hại. Đặc biệt, loại khoáng chất này sẽ giúp phụ nữ có thai luôn được khỏe mạnh và an toàn trong suốt thời gian thai kỳ.

2. Vai trò của sắt đối với cơ thể

Trên thực tế, sắt được dự trữ chủ yếu bên trong các đại thực bào và tế bào gan của con người. Khi cơ thể cần lượng sắt lớn (trong giai đoạn phát triển của trẻ em hay khi phụ nữ mang thai) nguồn dự trữ bên trong gan sẽ được mang ra để sử dụng. 

2.1. Đối với người lớn

  • Sắt là loại khoáng chất cực kỳ quan trọng trong, chủ yếu tham gia quá trình tạo hồng cầu của con người.
  • Sắt hỗ trợ rất lớn cho quá trình giải phóng năng lượng. Vì vậy, cơ thể được bổ sung đầy đủ sắt sẽ hoạt động một cách hiệu quả hơn.
  • Ngoài ra, sắt còn giúp trí não tập trung hơn.

2.2. Đối với trẻ em

  • Việc thiếu sắt có thể gây ra bệnh suy tim cho trẻ nhỏ. Đồng thời, khiến trí não của trẻ kém phát triển hơn.
  • Ngủ gật, học tập kém, không thể tập trung cũng là những biểu hiện của bệnh thiếu sắt ở trẻ em. Ngoài ra, trẻ em thiếu sắt còn có biểu hiện xanh xao và tái nhợt trên gương mặt.
  • Thiếu sắt làm trẻ biếng ăn, gầy gò và chậm lớn. 

Sắt là gì? Những vai trò của sắt đến với sức khỏe con người

Sắt đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo máu trong cơ thể con người

2.3. Đối với phụ nữ có thai

  • Sắt là một trong những loại khoáng chất quan trọng nhất đối với phụ nữ mang thai.
  • Khi mang thai, bạn cần bổ sung và dự trữ sắt cho cơ thể, để phục vụ cho quá trình dưỡng thai và mất nhiều máu khi sinh.
  • Thiếu sắt trầm trọng trong thời gian thai kỳ có thể là nguyên nhân gây sảy thai hoặc sinh con ra bị thiếu cân, bị bệnh.

3. Những nguy hiểm khi cơ thể thiếu sắt

Tình trạng thiếu sắt có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm cho cả người lớn, trẻ em, phụ nữ mang thai, người già,… nhất là các bệnh liên quan đến tim mạch và hô hấp. 

3.1. Tim đập nhanh, gây căng thẳng, mệt mỏi

Hemoglobin là thành phần chứa nhiều sắt, có chức năng chính là vận chuyển oxy đến khắp các mô. Tuy nhiên, nếu bạn không thể bổ sung đủ sắt thì sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt Hemoglobin. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động vận chuyển oxy đến các mô bị suy giảm, dẫn đến trình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi…. và nguy hiểm hơn là làm suy giảm các chức năng của hệ tim mạch và hô hấp. Đây cũng chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở những người thiếu sắt.

Tìm hiểu thêm: Các loại nệm và tư thế ngủ phù hợp cho các chứng bệnh đau lưng

Sắt là gì? Những vai trò của sắt đến với sức khỏe con người
Tim đập nhanh, gây căng thẳng, mệt mỏi có thể vì cơ thể bị thiếu máu

3.2. Bong móng, rụng tóc

Thiếu sắt được xem là nguyên nhân chính gây ra trình trạng thiếu máu. Điều này cũng làm cho da của bệnh nhân bị nhăn nheo, tóc dễ rụng và móng bị mỏng hơn so với bình thường.

4. Những tác hại của thừa sắt

Khi cơ thể của bạn được dung nạp một hàm lượng sắt quá mức cần thiết thì ruột sẽ bị mất khả năng điều hòa lượng sắt. Đồng thời, sắt cũng bị tích tụ ở gan, gây ra tình trạng nhiễm sắt. Và cuối cùng là gây tổn thương đến những cơ quan khác của cơ thể.

Thông thường, có 2 loại bệnh mà bạn có thể mắc phải khi thừa sắt đó là:

  • Thừa sắt do di truyền: đột biến gen HFE di truyền có thể khiến ruột mất khả năng điều hòa sắt, và làm sắt tích tụ ở gan. Để phát hiện tình trạng bệnh, bạn cần thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm sinh thiết gan và tiến hành đo lượng ferritin trong huyết thanh.
  • Thừa sắt mắc phải: thường đi kèm cùng với một số bệnh lý nguy hiểm khác như thiếu hồng cầu, các bệnh liên quan đến sự hấp thụ sắt hay bệnh gan.

Sắt là gì? Những vai trò của sắt đến với sức khỏe con người

Những tác hại nguy hiểm của việc thừa sắt mà có thể bạn không biết

5. Nhu cầu sắt của người Việt Nam

Theo khuyến nghị của FAO/WHO 2004, SEA-RDAs 2005 thì nhu cầu sắt sẽ được tính toán dựa vào 4  cấp độ giá trị sinh học của sắt bên trong khẩu phần ăn và sự thay đổi nhu cầu sắt ở những phụ nữ có kinh nguyệt. Đồng thời hiệu chỉnh theo cân nặng của người Việt Nam. Theo đó, nhu cầu sắt của người Việt Nam được khuyến nghị (mg/ngày) như sau:

Nhóm tuổi Nam Nữ
Nhu cầu sắt (mg/ngày) tính theo giá trị sinh học của khẩu phần Nhu cầu sắt (mg/ngày) tính theo giá trị sinh học của khẩu phần
Hấp thu 10% ** Hấp thu 15%**** Hấp thu 10% ** Hấp thu  15% ***
Từ 0-5 Tháng 0,93   0,93  
Từ 6-8 Tháng 8,5 5,6 7,9 5,2
Từ 9-11 tháng 9,4 6,3 8,7 5,8
Từ 1-2 Tuổi 5,4 3,6 5,1 3,5
Từ 3-5 Tuổi 5,5 3,6 5,4 3,6
Từ 6 -7 Tuổi 7,2 4,8 7,1 4,7
Từ 8-9 Tuổi 8,9 5,9 8,9 5,9
Từ 10-11 Tuổi 11,3 7,5 10,5 7,0
Từ 10-11 tuổi (Có kinh nguyệt) 24,5 16,4
Từ 12-14 tuổi 15,3 10,2 14,0 9,3
Từ 12-14 tuổi (Có kinh nguyệt) 32,6 21,8
Từ 15-19 tuổi 17,5 11,6 29,7 19,8
Từ 20-29 tuổi 11,9 7,9 26,1 17,4
Từ 30-49 tuổi 11,9 7,9 26,1 17,4
Từ 50 -69 tuổi 11,9 7,9 10,0 6,7
> 50 tuổi (có kinh nguyệt) 26,1 17,4
> 70 tuổi 11,0 7,3 9,4 6,3
Phụ nữ đang có thai (trong suốt quá trình mang thai) + 15 **** + 10 ****
Phụ nữ trong khi cho con bú Tạm thời không có kinh nguyệt trở lại 13,3 8,9
Phụ nữ sau thời gian mãn kinh Đã có kinh nguyệt trở lại 26,1 17,4

Sắt là gì? Những vai trò của sắt đến với sức khỏe con người

>>>>>Xem thêm: Đèn thông minh giúp ngủ ngon không? Lợi ích và cách sử dụng

Nhu cầu sắt của người Việt Nam có thể thay đổi tùy theo nhu cầu và độ tuổi

Khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% hàm lượng sắt được hấp thu): thịt hoặc cá tầm 30g – 90g/ngày hoặc vitamin C khoảng 25 mg – 75 mg/ngày.

Khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% hàm lượng sắt được hấp thu): thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc vitamin C > 75 mg/ngày.

Đặc biệt, bạn cần bổ sung đầy đủ viên sắt trong suốt thời gian thai kỳ của mình. Những người bị thiếu máu cần bổ sung viên sắt theo phác đồ điều trị hiện hành.

  • Magie là gì? Những vai trò của Magie đối với sức khỏe
  • Canxi là gì? Những vai trò của canxi đối với cơ thể con người

Qua bài viết trên của chúng tôi, bạn đã biết sắt là gì, cũng như những vai trò của sắt đối với con người. Hy vọng những thông tin mà Bloggiamgia.edu.vn mang đến sẽ giúp bạn chăm sóc cho gia đình mình tốt hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *