Một hiện tượng thiên nhiên diễn ra rất phổ biến ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là sấm sét, chúng là một luồng điện cực mạnh sẵn sàng phá huỷ mọi thứ mà chúng phóng qua. Bạn đã thật sự hiểu rõ về sấm sét là gì? Cùng những nguy hiểm tiềm ẩn mỗi khi “thiên lôi” kéo về? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Sấm sét là gì? Tại sao lại có sấm sét? Cách phòng tránh sấm sét an toàn
Contents
1. Sấm sét là gì?
Sấm sét là tên gọi của những tia sáng ở trên bầu trời mỗi khi trời nổi giông bão. Thực chất, sấm sét là gì?
Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện ở trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất, hay giữa các đám mây mang những điện tích khác dấu, đôi khi chúng còn xuất hiện trong những trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển, tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h, đồng thời có thể đạt tới nhiệt độ 30.000°C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát thành silica, thuỷ tinh.
Trong khi đó, sấm hay sấm sét là những âm thanh gây ra bởi tia sét, tuỳ thuộc vào khoảng cách, bản chất của những tia chớp, âm thanh sấm sẽ nghe được ở dạng thanh ngắn hoặc dàn âm trần lớn kéo dài hoặc ngắn. Tiếng sấm thường xuất hiện sau ánh sáng của tia chớp loé lên. Thỉnh thoảng chúng luôn đi đôi với nhau bởi khi chớp được hình thành, những tia lửa điện sẽ nung nóng không khí ở nhiệt độ 30.000 độ C. Bởi tốc độ nung nóng quá nhanh, không khí nở ra sẽ đột ngột gây ra tiếng nổ – Đây là sấm. Hiện tượng này mô tả rõ ràng cho tốc độ âm thanh sẽ chậm hơn tốc độ ánh sáng. Từ sự khác biệt này, người ta tính toán được những tia chớp cách bao xa bằng việc đo thời gian giữa việc nhìn thấy tia chớp loé lên và âm thanh sấm nghe được.
2. Quá trình hình thành sấm sét
Sét là sự phóng điện trong cơn dông, là nguồn điện cực mạnh và được coi là “phép màu” của thiên nhiên. Nguyên nhân chính tạo nên sét là do sự hình thành những điện tích khối lớn ở trong cơn dông. Nguồn sét chính là đám mây mưa mang điện tích âm – dương ở phần trên và phần dưới sinh ra một điện trường cường độ vô cùng lớn.
Sự hình thành điện tích khối với cực tính khác nhau trong đám mây hay được biết tới với cái tên phân cực đám mây. Chúng có liên quan đến sự ngưng tụ trong quá trình làm lạnh hơi nước của luồng không khí nóng ở trên cao.
Trong quá trình tích luỹ điện tích phân cực khác nhau, một điện trường với cường độ gia tăng hình thành xung quanh đám mây. Khi Gradient điện thế ở một điểm bất kỳ của đám mây đạt giá trị tới hạn về tính chất cách điện của không khí (với áp lực khí quyển bình thường khoảng 3.106 V/m) ở đó sẽ xảy ra sự đánh xuyên hay sét tiên đạo.
3. Sấm sét tạo ra loại khí gì? Có mùi không?
Không khí bao gồm 78% nitrogen, 20% là oxy và 2% các loại không khí. Hai thành phần chính của không khí tồn tại ở dưới dạng phân tử là N2 và O2. Khi chớp loé lên sẽ tạo ra nhiệt độ, tách mỗi liên kết các phân tử, tạo ra nhóm nguyên tử N và O trôi nổi tự do.
Khi nhiệt độ hạ xuống, chúng sẽ gắn lại với nhau, tất nhiên vẫn còn sót một vài nhóm. Cụ thể, những nguyên tử O khi kết hợp với phân tử O2 sẽ tạo ra O3 – Khí Ozone. Khi khí này tạo ra ở mật độ đủ sẽ kết thành mùi hương mỗi khi sét đánh.
Do đó, khi trời sắp mưa, chúng ta sẽ ngửi thấy mùi giống như những loại hoá chất tẩy rửa, đây chính là mùi do khí ozone tạo nên. Thậm chí, khi ngửi mùi này, chúng ta sẽ cảm thấy thư thái, sạch sẽ hơn bởi loại khí này có tác dụng diệt khuẩn.
Ngay cả khi mưa không có sấm sét, chúng ta vẫn có thể ngửi thấy mùi hương này. Mặc dù mật độ ozone trong không khí chỉ khoảng 10 phần tỷ, song mũi con người lại cực kỳ nhạy cảm trong việc phát hiện mùi hương – nhất là mùi sấm sét.
Khi trời sắp mưa, chúng ta thường ngửi thấy mùi giống mấy loại hóa chất tẩy rửa. Đó chính là mùi ozone tạo ra. Thậm chí, khi ngửi mùi này, chúng ta cảm thấy thư thái, sạch sẽ hơn bởi ozone cũng có tác dụng diệt khuẩn.
4. Tại sao lại có hiện tượng sét đánh?
Vào ngày mưa dông, khi những đám mây có điện tích trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên đến hàng triệu Vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và chúng ta trông thấy một tia chớp. Khi đám mây dông tích điện ở gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cuốc xẻng… sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Lúc này, với nhiệt độ cao lên tới 15.000 độ C, sét có thể làm chết người, cháy nhà hoặc làm gián đoạn, hao hụt sự truyền điện năng trên những đường dây dẫn.
Đó cũng là là lý do vì sao người dân được khuyến cáo không trú ẩn ở gốc cây hay đứng ở trên bãi đất cao, trống trải mỗi khi mưa dông, sấm sét xuất hiện.
Tìm hiểu thêm: Màu đen phối với màu gì hợp? 10+ cách phối màu với màu đen nổi bật nhất
5. Hướng dẫn cách phòng tránh sấm sét
Sét là hiện tượng thời tiết cực đoan ngẫu nhiên, vì vậy sẽ không có một vị trí an toàn tuyệt đối để tránh sét. Tuy nhiên, những nhà khoa học vẫn khuyến cáo mọi người nên chủ động tìm vị trí an toàn, tuyệt đối để tránh sấm sét mỗi khi trời mưa dông, nhất là trong mùa mưa bão. Điều này có thể làm giảm đáng kể khả năng bị sét đánh, từ đó tránh được tổn thương về sức khỏe. Dưới đây là những nguyên tắc phòng tránh sấm sét mà bạn nên biết:
Vào những tháng mùa mưa, chúng ta cần chủ động nắm rõ tình hình thời tiết bằng cách theo dõi dự báo thời tiết trên tivi, điện thoại… đặc biệt mỗi khi chuẩn bị ra ngoài.
Khi trời sắp xảy ra mưa dông (mây đen, không khí lạnh), hãy tìm ngay chỗ trú mưa an toàn. Khi ở trong nhà, bạn cần đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, đồ dùng điện, tránh những chỗ ẩm ướt như phòng tắm, bể nước, vòi nước, đồng thời không nên sử dụng điện trừ trường hợp cần thiết.
Bạn nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc trời chuyển giông. Với những đường dây điện thoại hay dây điện thường nối với lưới bên ngoài nên có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Bởi vậy, bạn nên tránh xa những dây này và vật dụng điện với khoảng cách ít nhất là 1m.
Nếu bạn đang ở ngoài trời, nếu không tìm được chỗ trú ẩn thì cần tránh xa các cây cao, không đứng ở đỉnh đồi, hay những vùng đất trống trải, vứt bỏ vật dụng kim loại trong người. Bên cạnh đó, không đứng, ngồi cạnh cột điện, đường dây tải điện, bởi đây là những nơi dễ bị sét đánh hay dây điện bị đứt nên cực kỳ nguy hiểm.
Trong trường hợp đang ở vùng đất trống bạn nên chụm hai chân lại, cúi người sát mặt đất nhưng không chạm hay nằm xuống đất, hai tay bịt tai… Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh. Tránh tuyệt đối không đứng thành một nhóm người ở gần nhau.
Đối với nhà cao tầng, khi thiết kế xây dựng cần có cột thu lôi.
Còn ở các vùng nông thôn, đồi núi, biện pháp phòng chống sét đánh lâu dài là trồng nhiều cây xanh. Thực tế cho thấy khi trồng cây xanh phủ trên diện tích rộng, số lần sét đánh giảm hẳn, dù vậy không được trồng cây quá cao sát nhà.
6. Quy tắc nhìn, nghe sấm sét
Khi sét xảy ra, thoạt tiên ta sẽ thấy tia chớp loé lên và sau đó có tiếng sấm kèm theo. Nếu bạn tính khoảng thời gian từ lúc tia chớp loé lên và lúc nghe thấy tiếng sấm thì có thể xác định khoảng cách tới nơi sét xảy ra. Ví dụ: nếu đêm được 2 giây thì sét đánh cách vị trí đừng là 3/3=1km.
Nên nhớ rằng nếu như khoảng thời gian bạn đếm được từ khi thấy chớp và nghe tiếng sấm nhỏ hơn 30 giây là bạn đã nằm trong tầm ngắm của các tia sét rồi, lúc này phải thật cẩn thận.
>>>>>Xem thêm: Da clemence là gì? Đặc điểm và cách phân biệt với các loại da khác
Nếu thời gian này nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển ngay đến nơi an toàn. Khi nghe thấy tiếng sấm đầu tiên bất kể là gì thì cũng cần phải thấy nguy hiểm đã đến. Bởi vì sét có thể đánh cách xa nơi có mưa từ 15 đến 20km.
Hy vọng với những chia sẻ về sấm sét là gì của chúng tôi ở trên đây sẽ giúp bạn lý giải được những thắc mắc của mình. Đặc biệt, với những cách phòng tránh sấm sét kể trên, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình trong mùa mưa giông sắp tới.