Bạn đã từng được người thân kể lại về việc mình quơ tay múa chân liên tục khi đang ngủ chưa? Có thể đó là do bạn mơ thấy điều gì đó khủng khiếp. Nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ. Đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ là gì và cách chữa trị nhé!
Bạn đang đọc: Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ là gì?
Contents
- 1 1. Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ ngủ là gì?
- 2 2. Rối loạn PLMD và hội chứng chân không yên
- 3 3. Những người dễ bị rối loạn vận động tay chân khi ngủ
- 4 3. Triệu chứng của rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ
- 5 4. Lý do mắc rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ
- 6 5. Phương pháp chẩn đoán PLMD
- 7 6. Điều trị rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ
1. Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ ngủ là gì?
Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ thường được gọi vắn tắt là PLMD. Một người được xác nhận là bị chứng PLMD khi tay chân liên tục có những hành động lặp đi lặp lại trong lúc ngủ. Thường thì những cử động chỉ xuất hiện ở các bộ phận của chi dưới như ngón chân cái, đầu gối, mắt cá chân và hông. Tất nhiên vẫn có những trường hợp mà rối loạn vận động sẽ xảy ra ở chi trên.
Trong chu kỳ giấc ngủ, PLMD thường xuyên xảy ra khi con người chìm vào giấc ngủ không REM. Những triệu chứng của tình trạng này lặp đi lặp lại khá đều đặn, từ 5 – 90 giây và chúng có sự khác nhau sau từng đêm. Những người bị rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ không hề nhận thức được điều mình làm cho đến khi được người thân kể lại. Tuy nhiên, PLMD có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và vô cùng buồn ngủ vào ban ngày.
2. Rối loạn PLMD và hội chứng chân không yên
Một điều không quá bất ngờ là những người mắc phải PLMD này cũng có khả năng cao bị quấy rầy bởi hội chứng chân không yên RLS. Hai tình trạng này có những triệu chứng và cách điều trị khá tương đồng.
Cụ thể, khi bị mắc hội chứng chân không yên, bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu ở chân và lúc nào cũng muốn di chuyển. Biểu hiện này trở nên rõ ràng hơn vào buổi tối, đặc biệt là trong khoảng thời gian bạn nghỉ ngơi hoặc ngủ. Các chuyên gia nói rằng một số hoạt động thể chất phù hợp có thể làm giảm triệu chứng của RLS.
Yếu tố then chốt giúp bạn phân biệt rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ và hội chứng chân không yên chính là thời gian xảy ra của chúng. Theo đó, bạn chỉ bị PLMD trong khi đang ngủ, còn RLS có thể khiến bạn khó chịu cả lúc thức lẫn lúc ngủ. Ngoài ra, đa số những người bị hội chứng chân không yên đều mắc phải tình trạng rối loạn vận động, nhưng ngược lại thì không.
3. Những người dễ bị rối loạn vận động tay chân khi ngủ
Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, có hơn 80% người bị chứng chân không yên mắc rối loạn vận động tay chân khi ngủ. Bên cạnh đó, cũng có khoảng 30% những người trên 65 tuổi gặp phải tình trạng này. Nếu bạn là người mắc chứng ngủ rũ (narcolepsy), rối loạn hành vi giấc ngủ REM, ngưng thở khi ngủ,…, nguy cơ bị PLMD cũng sẽ rất cao.
Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ có thể xảy ra dù bạn bao nhiêu tuổi, tuy nhiên nó sẽ thường gặp ở người già nhiều hơn. Nếu như hội chứng chân không yên thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn thì PLMD không hề phân biệt giới tính. Ngoài ra, người đang bị ure huyết, thiếu sắt, đái tháo đường và chấn thương tủy sống cũng dễ gặp những triệu chứng của PLMD.
3. Triệu chứng của rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ
Mỗi lần bị rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ, bạn sẽ bị làm phiền khoảng 30 phút, việc này sẽ lặp lại sau khi dừng được khoảng 5 – 90 giây. Những triệu chứng thường gặp nhất ở người bị PLMD là:
- Một hoặc hai chân liên tục cử động, đôi khi cũng có cử động cánh tay, những cử động này thường là hành động uốn cong, co duỗi hay co giật.
- Giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không ngon giấc, tâm trạng bồn chồn, lo lắng.
- Ban ngày vô cùng uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ.
- Dễ cáu gắt, không làm chủ được hành vi, thành tích và hiệu suất làm việc, học tập bị giảm sút.
Thêm vào đó, người bị rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ còn có thể gặp những triệu chứng của hội chứng chân không yên. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy chân bị ngứa ran hoặc nóng rát khi nằm ngủ. Thật may là có rất ít trường hợp bị cả hai hội chứng này tấn công cùng lúc.
4. Lý do mắc rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ
Hiện nay, vẫn chưa ai có thể gọi tên chính xác những nguyên nhân gây ra rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ khi ngủ. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng PLMD có mối quan hệ mật thiết với hệ thần kinh trung ương. Theo đó, những yếu tố sau đây được cho là góp phần khiến một người mắc chứng PLMD:
- Tiêu thụ lượng lớn caffeine.
- Lạm dụng thuốc chống trầm cảm, lithium, chống co giật hay chống buồn nôn.
- Một số chứng rối loạn giấc ngủ khác, điển hình là chân không yên.
- Người đang mắc chứng tăng động giảm chú ý hay hội chứng Williams
- Thiếu máu, tủy sống bị chấn thương, rối loạn chuyển hoá.
- Tuổi già.
Tìm hiểu thêm: Các tư thế ngủ giảm mỡ bụng hiệu quả bạn nên áp dụng ngay
5. Phương pháp chẩn đoán PLMD
Đa số những người bị rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ chỉ biết về tình trạng bệnh của mình thông qua lời kể của người thân. Đôi khi, họ sẽ tự nhận ra thông qua việc thường xuyên để ý đến khung cảnh giường ngủ mỗi sáng. Để chẩn đoán ai đó có mắc PLMD hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành đo đa ký giấc ngủ (polysomnography).
Thử nghiệm đo đa ký giấc ngủ sẽ diễn ra khi bạn đang ngủ và người ta sẽ ghi lại những thông số về sóng não, nồng độ oxy trong máu, nhịp tim, huyết áp, chuyển động mắt, chức năng thần kinh, chức năng cơ bắp. Trước khi thí nghiệm bắt đầu, các cảm biến sẽ được gắn lên đầu, thái dương, ngực và chân bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra bệnh sử và cho bệnh nhân khám sức khỏe tổng quát. Thông qua những việc này, họ sẽ dễ dàng tìm kiếm những nguyên nhân tiềm ẩn khác khiến bệnh nhân mất ngủ. Vì chứng rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ cũng liên quan đến tình trạng thiếu sắt nên bệnh nhân sẽ phải xét nghiệm máu theo chỉ định.
6. Điều trị rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ
6.1. Giảm sử dụng caffeine
Nếu tình trạng rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ đang ở mức nhẹ, bạn có thể không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, hãy cắt giảm hoặc tránh tiêu thụ caffeine, không hút thuốc và hạn chế đến mức thấp nhất việc uống rượu bia. Một lưu ý quan trọng là caffeine không chỉ có trong cà phê, nó còn xuất hiện trong bảng thành phần của soda, chocolate, trà hay nước tăng lực.
6.2. Giảm căng thẳng
Phần lớn những hội chứng liên quan đến giấc ngủ đều bắt nguồn từ việc bạn quá căng thẳng, rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ cũng không phải ngoại lệ. Do đó, để cơ thể được thư giãn, tinh thần được thoải mái hơn, bạn nên luyện tập yoga hoặc ngồi thiền. Ngoài ra, việc massage hay tắm nước nóng trước khi đi ngủ cũng phần nào cải thiện được bệnh tình của bạn.
6.3. Chữa những bệnh liên quan
Nếu bạn đã được chẩn đoán là mắc những bệnh lý khác như thiếu sắt, đái tháo đường,… thì việc trước tiên bạn cần làm là tập trung điều trị chúng. Khi những triệu chứng của các bệnh này được ngăn chặn thì khả năng chữa chứng rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ sẽ cao hơn.
6.4. Sử dụng thuốc
Nếu tình trạng rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ của bạn đang diễn biến nghiêm trọng, hãy sử dụng thuốc theo đơn kê từ bác sĩ. Những thuốc này thường là:
- Dopamine với tác dụng ngăn chặn chứng run không kiểm soát, thường được dùng cho người bị Parkinson.
- Clonazepam ức chế hoạt động thần kinh.
- Gabapentin thường được dùng để chống co giật.
>>>>>Xem thêm: Thực phẩm chay là gì? TOP 8 cửa hàng thực phẩm chay uy tín nhất
- Hội chứng sợ ngủ một mình là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- Hội chứng Kleine-Levin – Hội chứng người đẹp ngủ là gì?
- Hội chứng social jetlag và giấc ngủ: Mối quan hệ bất ngờ
Trên thực tế, rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ không phải là hội chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, việc nó làm ảnh hưởng đến giấc ngủ sẽ khiến chất lượng cuộc sống giảm đi. Do đó, tốt nhất bạn hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt.