Review chùa Bửu Long – chùa Thái Lan giữa lòng Sài Gòn

Rate this post

Chùa Bửu Long là một ngôi chùa có kiến trúc Thái Lan độc đáo, nổi bật nằm giữa lòng Sài Gòn hoa lệ.  Bạn chẳng cần phải qua tận Thái Lan mà vẫn có thể trải nghiệm được những nét đẹp độc đáo trong lối kiến trúc của xứ Chùa Vàng khi đến ngôi chùa này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem ngôi chùa này có gì đặc sắc khiến du khách khắp nơi thích thú đến vậy nhé! 

Bạn đang đọc: Review chùa Bửu Long – chùa Thái Lan giữa lòng Sài Gòn

Review chùa Bửu Long – chùa Thái Lan giữa lòng Sài Gòn

Chùa Bửu Long, Sài Gòn

1. Khám phá ngôi chùa Bửu Long

1.1. Địa chỉ chùa ở đâu? 

  • Địa chỉ: nằm ở số 81 Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh

Chùa Bửu Long được thành lập vào năm 1942, ngôi chùa này còn có tên gọi khác là thiền viện Tổ Đình Bửu Long. Đây là ngôi chùa sở hữu lối kiến trúc Thái Lan nổi bật bậc nhất Sài Gòn.

Ngôi chùa này cách trung tâm TP.Hồ Chí Minh khoảng 20km, với phong cách kiến trúc độc đáo, đẹp mắt. Là nơi tham quan, lễ Phật thu hút rất nhiều người dân trong thành phố và khách du lịch khắp nơi khi ghé thăm Sài Gòn.  

Chùa Bửu Long đã vinh dự được tạp chí National Geographic của Mỹ vinh danh là một trong 10 công trình Phật Giáo có thiết kế đẹp nhất Thế Giới. Như một bông hoa rực rỡ được điểm bởi khung cảnh thơ mộng bên nhánh sông Đồng Nai thanh bình, Bửu Long Sài Gòn đã trở thành một điểm đến tâm linh nổi tiếng.

1.2. Vẻ đẹp độc đáo trong lối kiến trúc của chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long, Quận 9 được khởi công xây dựng vào năm 1942, sau đó được trùng tu, sửa chữa qua các năm từ 2007 – 2011. Trải qua nhiều thăng trầm cùng thời gian, chùa vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo ban đầu của một ngôi chùa đậm nét Thái Lan cổ. Ngày nay, chùa bao gồm các khu vực: khuôn viên, chánh điện, trai đường, tăng xá và am thất. 

Review chùa Bửu Long – chùa Thái Lan giữa lòng Sài Gòn

Kiến trúc Phật giáo độc đáo của chùa

Chùa Bửu Long vẫn thường được người dân địa phương gọi với cái tên thân thuộc là chùa Thái Lan bởi ngôi chùa này mang lối kiến trúc đậm màu sắc của xứ Chùa Vàng. Sư thầy Viên Minh chính là người lên ý tưởng thiết kế dựa theo lối kiến trúc Phật giáo nguyên thủy bắt nguồn từ Ấn Độ cho chùa.

Khi vừa đặt chân đến đây, du khách sẽ không khỏi ấn tượng bởi lối kiến trúc Phật giáo độc đáo kết hợp hài hòa với kiến trúc Phật giáo nguyên thủy và màu sắc văn hóa Việt. 

2. Khám phá những nét đẹp hấp dẫn du khách của chùa Bửu Long 

2.1. Khuôn viên độc đáo của chùa Bửu Long 

Khi bước vào chùa Bửu Long bạn sẽ cảm nhận được không gian yên tĩnh, thanh bình ở nơi đây. Bạn như được hòa nhập với thiên nhiên tươi mát và bỏ lại cái ồn ào, náo nhiệt, vội vã của Sài Gòn với khuôn viên chùa rộng 11ha được phủ bởi rất nhiều cây cối xanh mướt.

Review chùa Bửu Long – chùa Thái Lan giữa lòng Sài Gòn

Chùa Bửu Long được bao phủ bởi không gian xanh mát của cây cối

Dọc hai bên lối vào chùa Bửu Long là những hàng cây thẳng tắp làm tăng thêm vẻ uy nghiêm, tráng lệ của ngôi chùa. Nằm ngay chính giữa khuôn viên chùa là hồ nước lớn có màu xanh ngọc, bao quanh là đường viền được chạm trổ hoa văn cầu kỳ. Từ trên cao nhìn xuống, chùa Bửu Long càng trở nên tuyệt đẹp với hình dáng thấp thoáng của ngọn đồi phía Tây nhánh sông Đồng Nai. 

2.2. Ngôi chùa kiến trúc Thái Lan độc đáo ngay tại Sài Gòn 

Chùa Bửu Long không phải ngẫu nhiên mà được người dân địa phương gọi với cái tên khác là chùa Thái Lan. Nhìn tổng quan, chùa Bửu Long mang đậm phong cách kiến trúc của những ngôi chùa Thái Lan.

Những ngôi chùa của xứ chùa Vàng có lối thiết kế, xây dựng rất tỉ mỉ và kỳ công với phần đỉnh chóp màu vàng kết hợp cùng những hoa văn, họa tiết được chạm trổ tinh tế, cầu kỳ. 

Tuy nhiên, chùa Bửu Long vẫn mang những dấu ấn văn hóa Việt qua các chi tiết chạm trổ cùng các bức tượng rồng. Chùa Bửu Long đã trở thành địa điểm chụp hình yêu thích của rất nhiều các bạn trẻ khi có dịp du lịch tại Sài Gòn.

Review chùa Bửu Long – chùa Thái Lan giữa lòng Sài Gòn

Kiến trúc Thái Lan độc đáo của chùa Bửu Long thu hút khách du lịch khắp nơi

2.3. Tháp Gotama Cetiya của Chùa Bửu Long 

Du khách đến tham quan chùa Bửu Long sẽ bị thu hút ngay bởi giữa không gian yên bình của nơi đây. Tháp Gotama Cetiya được mệnh danh là tòa tháp lớn nhất tại Việt Nam với chiều cao 56m và có sức chứa lên tới 2000 người. 

2.4. Không gian yên tĩnh, thanh bình của chùa Bửu Long 

Cách xa trung tâm thành phố được bao bọc bởi những ngọn đồi  xanh mát, chùa Bửu Long mang trong mình nét đẹp yên bình và thanh tịnh. Đến nơi đây, mọi người  như trút bỏ được hết những lo toan, mệt mỏi, phiền toái của cuộc sống thường ngày, chính vì vậy mà chùa Bửu Long đã trở thành địa điểm hành hương, chiêm bái, thiền định được nhiều người yêu thích.

Được biết đến với cái tên “ngôi chùa không nhang khói”, du khách đến đây không cần mang theo nhang đèn, chỉ cần lễ bái và cầu xin trời Phật. Chùa Bửu Long cũng  là nơi tập trung nhiều du khách cả trong và ngoài thành phố ghé thăm để ngắm khung cảnh bình dị và thơ mộng.

Tìm hiểu thêm: Sinh năm 2005 mệnh gì? Tuổi Ất Dậu hợp màu gì, kỵ màu gì?

Review chùa Bửu Long – chùa Thái Lan giữa lòng Sài Gòn
Không gian yên bình của ngôi chùa Bửu Long

3. Cách di chuyển tới chùa Bửu Long

Để di chuyển tới chùa Bửu Long, bạn có thể di chuyển theo các cách sau: 

  • Cách thứ nhất: Di chuyển tới chùa Bửu Long từ hướng ngã tư Thủ Đức 

Các bạn rẽ phải vào đường Lê Văn Việt và đi tiếp khoảng 4,5 km nữa là đến cuối đường. Tại đây, khi bạn nhìn thấy ngã ba Mỹ Thanh, bạn rẽ phải vào Nguyễn Văn Tăng. Sau đó đi thêm 2km, bạn sẽ gặp một đường rẽ phải, cũng là đường Nguyễn Xiển, nhưng đừng rẽ mà hãy đi thẳng. Nếu nhìn thấy trường THPT Nguyễn Văn Thạnh, thì chùa Bửu Long cách đó khoảng 1km.

  • Cách 2: Di chuyển đến chùa Bửu Long theo hướng hầm Thủ Thiêm

Từ hầm Thủ Thiêm, các bạn có thể di chuyển trực tiếp ra đại lộ Mai Chí Thọ. Rẽ phải về hướng Nguyễn Thị Định, đi khoảng 700m và rẽ trái về hướng Nguyễn Duy Trinh. Đi hết đường Nguyễn Xiển, bạn cứ tiếp tục di chuyển đến hết đường Nguyễn Xiển thì rẽ phải, bạn chạy thêm khoảng 3km nữa  là đến địa chỉ chùa Bửu Long Quận 9. 

  • Cách 3: Di chuyển tới chùa Bửu Long từ Suối Tiên 

Từ ngã ba Thủ Đức, các bạn đi thẳng theo hướng Xa lộ Hà Nội về hướng Suối Tiên. Từ đây, các bạn tiếp tục di chuyển thêm  2,5km nữa bạn rẽ vào ngã ba đường mới và chạy hết đường. Tiếp tục di chuyển cho đến khi gặp đường Nguyễn Xiển thì rẽ phải qua cầu Đồng Tròn. Đi tiếp khoảng 700m cho đến khi bạn nhìn thấy chùa Bửu Long ở Quận 9 ở bên phải đường. 

4. Những thông tin cần biết khi tới chùa Bửu Long 

4.1. Giá vé và khung giờ mở cửa tại chùa Bửu Long

Review chùa Bửu Long – chùa Thái Lan giữa lòng Sài Gòn

Chùa Bửu Long sẽ không đón khách từ 11:00 đến trước 14:00.

Giá vé: Miễn phí

Giờ mở cửa: 

  • Buổi sáng từ 09:00 – 11:00 
  • Buổi chiều từ 14:00 – 21:00 

Lưu ý: Chùa Bửu Long sẽ không đón khách từ 11:00 đến trước 14:00. Vì vậy, nếu đến vào khung giờ này, du khách chỉ có thể tham quan bên ngoài chùa. 

4.2. Ăn gì ngon khi ghé thăm chùa Bửu Long 

4.2.1. Bún bò chay

Bún bò chay là món ăn thanh mát, giản dị nhất định phải thử khi ghé thăm chùa Bửu Long. Món ăn này rất ngon với nước dùng ngọt, đậm đà tự nhiên từ rau củ luộc, đậu phụ bùi béo và vị cay thơm của sa tế rất hấp dẫn. 

Gợi ý địa chỉ quán ngon: 

  • Quầy ăn nằm ngay trong khuôn viên Chùa Bửu Long 
  • Quán Sen Vàng: Số 8 Đình Phong Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
  • Bún Bò Huế Chay: 253 Đường Tăng Nhơn Phú, Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh

4.2.2. Bún riêu chay

Review chùa Bửu Long – chùa Thái Lan giữa lòng Sài Gòn

Ăn gì ngon khi ghé thăm chùa Bửu Long

Bún riêu chay được xem là món ăn đặc trưng của những người ăn chay trường. Bún riêu chay là món ăn đổi vị hấp dẫn với vị ngọt thanh tự nhiên từ nước hầm rau củ, đậm đà vị mắm chay, thơm dai của riêu chay làm từ nấm và đậu hũ.

Gợi ý địa chỉ ăn ngon:

  • Quầy ăn nằm ngay trong khuôn viên Chùa Bửu Long 
  • Bún riêu chay: 63 Đ. Tô Ngọc Vân, Linh Đông, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Bún riêu chay An Lạc: 4 Đ. Kha Vạn Cân, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

4.2.3. Kem

Trong thời tiết nắng nóng của Sài Gòn, kem chắc chắn sẽ  là cứu cánh, giúp chuyến du lịch trở nên mát mẻ và thú vị hơn. Bạn có thể mua nhiều loại kem khác nhau tại khu ẩm thực trong khuôn viên và các cửa hàng  gần đó. 

4.3. Những lưu ý khi đến chùa Bửu Long 

Review chùa Bửu Long – chùa Thái Lan giữa lòng Sài Gòn

>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa các loài hoa phổ biến nhất thường dành tặng nhau

Vẻ đẹp yên bình của chùa Bửu Long nhìn từ trên cao

  • Khi đến tham quan chùa Bửu Long Quận 9 hay bất kỳ một ngôi chùa nào thì bạn cũng cần lưu ý nên ăn mặc lịch sự. Nên mặc quần dài hoặc váy dài, không mặc đồ hở hang, quá ngắn khi vào thắp hương, lễ Phật.
  • Nhớ bỏ dép bên ngoài trước khi lên tháp. Bên phía hông chùa có chỗ để giày dép, túi đựng dép cho khách tham quan nên bạn yên tâm để giày, dép của mình ở đây. 
  • Khi vào bên trong chùa bạn hãy hạn chế tối đa việc chụp ảnh, quay phim. Giữ yên lặng trong quá trình tham quan tránh làm phiền người khác thắp hương, lễ Phật. 

Chùa Bửu Long là một chốn thanh bình giữa Sài Gòn xa hoa, sầm uất. Đây sẽ là nơi người ta bỏ lại mọi mệt nhọc, toan tính của cuộc sống thường nhật để hòa mình vào chốn bình yên, thanh tịnh mà nghe lòng mình lắng lại.

Nếu có dịp đến thành phố Hồ Chí Minh bạn đừng quên ghé tham quan, lễ Phật tại ngôi chùa có lối kiến trúc Thái Lan độc đáo, tuyệt đẹp này nhé. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời tại chùa Bửu Long nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *