Tự nhiên mang đến cho chúng ta rất nhiều loại rau củ bổ dưỡng, vừa được dùng làm thực phẩm, vừa có chức năng điều trị bệnh. Điển hình như rau sâm đất, một loại rau thanh mát có khả năng chữa “bách bệnh”. Loại rau này có đặc tính gì, cách chế biến ra sao, có tác dùng gì đối với sức khỏe. Bài viết này Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn làm rõ.
Bạn đang đọc: Rau sâm đất là rau gì? Những lợi ích “thần kỳ” của rau sâm đất
Contents
1. Rau sâm đất là rau gì?
Sâm đất hay còn được gọi với những cái tên khác như sâm thảo, giả nhân sâm, sâm mồng tơi, sâm thổ Cao Ly… Tên khoa học của nó là Talinum fruticosum, thuộc họ rau sam. Sâm đất rất quen thuộc với người dân Việt Nam, mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cùng điểm qua một vài đặc điểm của loài cây này nhé:
- Thân cây mọc đứng, có phần thân nhẵn và phân thành nhiều nhánh.
- Lá cây màu xanh, hình bầu dục, thuôn dài, mọc tỏa quanh thân. Phiến lá tương đối dày, bóng cả hai mặt.
- Hoa rau sâm đất có kích thước nhỏ, màu tím hồng, mọc ở ngọn, nhánh và xếp thành chùm. Thời gian ra hoa vào khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm.
- Rau sâm đất có thể ra quả, quả nhỏ, khi chín sẽ có màu đỏ nâu hoặc màu sẫm tương tự như quả của rau mồng tơi. Thời gian ra quả vào khoảng tháng 9 – 10. Hạt màu đen nhánh, rất nhỏ và dẹt.
Về nguồn gốc, sâm đất được cho là đến từ Trung Mỹ và du nhập vào Việt Nam vào khoảng những năm 1909. Cây chủ yếu mọc hoang và phát triển một cách tự nhiên trong hệ sinh thái.
2. Rau sâm đất thường được dùng để làm gì?
Ở nước ta, sâm đất sinh trưởng và phát triển ở khắp các tỉnh trên cả nước. Tuy nhiên, phân bố nhiều hơn ở các tỉnh trung du miền núi. Cây có đặc tính ưa đất ẩm, thích ánh nắng, rất dễ trồng nên có thể thu hoạch quanh năm
Người dân thường dùng rau sâm đất để làm thức ăn hàng ngày, tất cả các bộ phận của cây gồm củ, thân, lá đều có thể sử dụng. Ngoài ra còn được bào chế để làm thuốc bổ, điều trị ho, cây có vị ngọt và tính bình. Nhiều người trồng sâm đất trong các chậu kiểng để làm cây cảnh vì hoa của rau khi nở rất đẹp.
2. Những lợi ích về sức khỏe của rau sâm đất
2.1 Loại bỏ vi khuẩn, nhiễm trùng và bệnh tật
Rau sâm đất có thành phần giúp kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Nhờ điều này mà ngăn chặn được sự phát triển của nấm, vi khuẩn và các bệnh viêm nhiễm trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rau sâm đất có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị xơ vữa động mạch, ngăn ngừa tình trạng đột quỵ
2.2 Tăng cường sức khỏe của mắt
Rau sâm đất rất dồi dào vitamin A giúp tăng cường thị lực, cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
Ngoài ra, loại rau này cũng rất giàu vitamin C có tác dụng bảo vệ võng mạc khỏi những tổn thương có thể gây ra bởi gốc tự do, giúp duy trì một đôi mắt khỏe mạnh, tránh được các tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt như khô mắt, xuất huyết kết mạc…
2.3 Cải thiện các tế bào máu
Trong rau sam đất có hàm lượng protein thô. Đây là là một chất đóng vai trò quan trọng trong tế bào máu của con người. Sử dụng rau sâm đất thường xuyên sẽ giúp cải thiện tế bào máu, gồm cả tế bào bạch cầu và hồng cầu. Ngoài ra, hàm lượng sắt có trong rau giúp bổ máu, tăng lượng máu trong cơ thể.
2.4 Kiểm soát huyết áp
Nếu bạn là một người gặp các vấn đề về huyết áp thì rau sâm đất sẽ là cứu cánh dành cho bạn. Bạn có thể ép lấy nước uống để kiểm soát huyết áp và nhịp tim nhờ lượng chất xơ và khoáng chất lý tưởng có trong loại rau này.
2.5 Cải thiện làn da
Với lượng vitamin A và vitamin C dồi dào, sử dụng rau sâm đất thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể các vấn đề mà làn da gặp phải, da sẽ mịn màng hơn, căng mịn hơn. Ngoài ra, trong rau còn có các chất chống oxy hóa giúp cải thiện sắc tố da, thúc đẩy làn da thêm trắng sáng, khỏe mạnh, hạn chế tình trạng khô da.
Tìm hiểu thêm: Cách trồng rau muống và chăm sóc rau đơn giản tại nhà
2.6 Kiểm soát lượng đường trong máu
Thành phần có trong rau sâm đất có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa và chuyển hóa tinh bột thành đường đơn, nhờ đó cân bằng lượng đường trong máu. Đồng thời, với hàm lượng chất xơ cao, nó còn hỗ trợ điều chỉnh mức cholesterol, bảo vệ cơ thể trước các bệnh lý liên quan đến mức cholesterol xấu trong cơ thể.
3. Hướng dẫn nấu món ngon với sâm đất
Rau sâm đất được sử dụng phổ biến nhất để làm thực phẩm, có thể nấu canh hoặc ăn sống. Vị đặc trưng khi thưởng thức loại rau này là ngọt và chua. Lá rau có thể ăn sống hoặc luộc chấm với mắm nêm, nước mắm. Hoặc bạn cũng có thể kho với cá đồng nếu muốn thay đổi khẩu vị.
Để nấu canh, bạn có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu khác như thịt bò, thịt lợn thăn hoặc thịt bằm. Thanh mát và ngọt nước hơn cả là nấu với tôm, vừa ngon vừa lạ miệng. Rau sâm đất khi ăn khá tương tự như rau mồng tơi nhưng không nhớt.
Đối với món canh rau sâm đất nấu tôm bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
- Rau sâm chọn lá tươi, non, đem rửa sạch và để ráo nước
- Tôm làm sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, giã thô
- Ướp tôm với muối và các loại gia vị khác: hạt nêm, đường, hành, tiêu, tỏi. Để khoảng 10 phút cho tôm thấm gia vị.
- Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, sau đó cho tôm vào, đảo đều để tôm săn lại.
- Sai khi tôm chín, thơm thì thêm vào nước dùng.
- Sau khi nước sôi cho rau sâm vào, nấu chín và nêm nếm gia vị vừa với khẩu vị.
Cách chế biến món canh này rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được. Chỉ mất ít phút là bạn đã có ngay một tô canh ngọt nước, thanh mát, chua dịu của rau sâm, vị ngọt của tôm. Đây là món ăn rất thích hợp trong những bữa cơm gia đình ngày nắng để giải nhiệt.
4. Một số lưu ý khi sử dụng rau sâm đất
Không thể phủ nhận rau sâm mang đến nhiều giá trị cả về dinh dưỡng lẫn sức khỏe cho chúng ta. Tuy nhiên, vẫn có những lưu ý nhất định khi sử dụng loại rau này. Theo đó, rau sâm có tính hàn, vị hơi đắng, cay, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn có thể bị choáng váng, khó thở.
Với phụ nữ mang thai cũng cần cẩn trọng khi sử dụng loại rau này. Các đặc tính của rau có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, vì mẹ bầu rất nhạy cảm nên mọi thứ dung nạp vào cơ thể cần phải kỹ lưỡng để tránh làm ảnh hưởng đến em bé.
Các bài thuốc chữa bệnh có thành phần từ rau sâm cũng chỉ là bài thuốc dân gian truyền miệng, khi có ý định bào chế, sử dụng bạn cần đảm bảo xác thực thông tin hoặc hỏi ý kiến từ những người có chuyên môn, bác sĩ chuyên khoa, không nên tùy tiện sử dụng.
>>>>>Xem thêm: Cách phòng trừ và xử lý Rệp sáp hiệu quả
>>>Đọc thêm:
- Rau dớn là rau gì?
- Rau chùm ngây là rau gì?
- Rau nhút là rau gì?
- Rau đắng là rau gì?
- Rau sắng là rau gì?
- Rau bò khai là rau gì?
- Rau cải trời là gì?
Trên đây Bloggiamgia.edu.vn vừa trình bày những thông tin liên quan đến rau sâm đất. Một loại rau thanh mát, bổ dưỡng cho sức khỏe người dùng. Vẫn còn nhiều những loại rau khác với nhiều đặc điểm thú vị sẽ được Bloggiamgia.edu.vn làm rõ, giới thiệu đến bạn. Theo dõi chúng tôi để đón đọc nhé.