Rau răm là loại rau gia vị phổ biến đối với người Việt thường được sử dụng kèm để đánh bay mùi tanh của các loại thực phẩm như trứng vịt lộn, các loại ốc, lòng lợn,… và tăng hương vị của món ăn. Tuy nhiên về công dụng chi tiết loại rau này mang lại hay ăn rau răm tốt không thì nhiều người vẫn còn thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho tất cả thắc mắc này.
Bạn đang đọc: Rau răm là gì? Ăn rau răm tốt không? Lưu ý khi sử dụng rau răm
1. Rau răm là gì?
Rau răm hay còn tên gọi khác là thủy liễu là loại cây có vị cay, mang tính ấm, không độc, có tác dụng trị đau bụng lạnh, các bệnh ngoài da như hắc lào, tràng ghẻ, vết thương rắn cắn, trĩ, sốt,…
Loại cây này thường được trồng hoặc mọc tự nhiên ở Việt Nam tại những khu vực đất ẩm và nhiều ánh sáng.
Cùng tìm hiểu thêm về một số đặc điểm khác biệt của loại cây này:
Về đặc điểm tự nhiên
Cây rau răm là loại cây thân thảo, có mùi thơm, cao từ 15 – 30 cm. Rau răm phát triển tốt tại miền khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Lá
Lá rau răm thuôn dài và nhọn về phía đuôi dài từ 5 – 7 cm, rộng 0,5 – 2 cm, có màu xanh đậm, có gân song song và có mùi thơm, các lá phát triển xen kẽ trên thân cây. Trên mép lá và gân lá có lông màu trắng, mặt trên lá có màu xanh đậm và có đốm màu nâu, mặt dưới lá có màu đỏ tía
Thân
Thân rau răm có hình trụ đường kính 2 – 3 mm, mọc đối, có màu xanh lục hơi đỏ, có thể hình thành rễ ở tất cả các nút.
Hoa
Hoa có thể mọc lẻ, từng đôi hay từng cụm nhỏ, hoa rau răm có 5 cánh màu hoa có thể là màu trắng cho đến màu hồng tía. Hoa này thường nở vào cuối mùa hè, tuy nhiên hiếm khi nở ở vùng khí hậu mát mẻ.
Phân bố, thu hái, chế biến
Rau răm được phân bổ khắp cả nước, có thể thu hoạch suốt năm vì đây là loại cây sống quanh năm.
Khi thu hái nên lựa cây chưa ra hoa, thân cây màu đỏ hơi ngả tím đây là lúc cây vừa trưởng thành dược tính trong cây ở mức cao nhất..
Rau răm thường được mọi người sử dụng tươi hoặc sấy khô để cất sử dụng dần.
Bộ phận sử dụng
Trong hệ thống y học cổ truyền, tất cả các bộ phận của loại rau này đều được tận dụng một cách rất phổ biến.
2. Tác dụng y học của rau răm
2.1 Theo y học cổ truyền
Tính vị
Loại rau này hơi đắng, có vị cay và mùi hơi hắt, có tính nóng và tinh dầu.
Công năng
Trong y học Đông y, cây rau được dùng để tiêu độc, trừ phong hàn và trị hoạt huyết.
Trong y học cổ truyền, rau răm được sử dụng như một chất phụ gia và hương liệu thực phẩm để điều trị các bệnh thường gặp như:
- Khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày
- Triệu chứng rối loạn tiêu hóa
- Giảm đau, kháng khuẩn, ngừa sưng viêm
- Chữa tiêu chảy, khó tiêu, ngứa ngoài da, trĩ, kinh nguyệt ra nhiều.
- Lá và hạt rau răm là bài thuốc dân gian chữa bệnh ung thư cũng như làm thuốc chữa mụn nước.
2.2 Theo y học hiện đại
Theo nghiên cứu trong y học hiện đại, rau răm mang nhiều công dụng điển hình như sau:
Hoạt động kháng khuẩn
Theo nghiên cứu, trong rau răm có thể chiết xuất các chất hỗ trợ kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiều loại nấm và vi rút khác nhau. Có nhiều bài báo cáo nghiên cứu về tính kháng khuẩn trong rau đối với các loại vi rút, vi khuẩn gây loét tá tràng, vi rút gây viêm miệng,…
Tăng cường hoạt động tiêu hóa
Rau răm có axit oxalic có tác dụng hỗ trợ và kích thích hệ tiêu hóa, làm hạn chế các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, đau bụng. Cũng nhờ vào tính ấm và vị cay, rau răm thường được sử dụng là rau ăn kèm với trứng vịt lộn, hải sản có vị tanh, thịt bò, thịt gà,… nhằm kích thích vị giác và làm ấm bụng.
Chữa các bệnh ngoài da
Nhờ vào đặc tính sát khuẩn mạnh mẽ mà rau răm sẽ làm lành nhanh chóng các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào…
Ngoài ra, loại cây này cũng hỗ trợ hiệu quả cho quá trình chăm sóc da nhờ vào thành phần tiêu độc, chống viêm. Rau răm được xem như là phương pháp loại bỏ mụn và se khít lỗ chân lông tự nhiên và hiệu quả.
Giúp lợi tiểu
Đặc tính lợi tiểu của các loại thảo mộc có nghĩa là kích thích đi tiểu. Nhờ vào đặc tính này, rau hỗ trợ giúp cơ thể thải độc cũng như làm sạch gan loại bỏ các chất động hại.
Tìm hiểu thêm: Uống cafe giảm cân có thật sự hiệu quả hay không?
2.3 Dùng rau răm như nào là đúng cách?
Liều lượng dùng rau răm như thế nào phụ thuộc vào các yếu tố như sức khỏe và tuổi tác. Tuy chưa có những nghiên cứu cụ thể xác định liều lượng sử dụng phù hợp với loại rau này, nhưng chúng ta cũng cần rất lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này vì không phải sản phẩm tự nhiên nào cũng an toàn. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn trên nhãn của sản phẩm và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ hay chuyên gia về sức khỏe trước khi sử dụng chúng để điều trị bệnh.
Loại cây này có rất nhiều cách sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, bạn có thể tham khảo một số phương thức sử dụng phổ biến dưới đây:
Ở Bangladesh, rau răm giã ra chắt lấy nước có thể sử dụng giúp giảm đau bụng kinh, bột lá sử dụng để cầm máu hay sử dụng cả cây rau răm tạo thành thuốc trừ sâu cho ngũ cốc dự trữ. Một số bộ tộc ở nước này còn nghiền nát hỗn hợp hạt tiêu đen cùng cây răm sử dụng làm thuốc trị đau đầu.
Sử dụng nước ép của lá rau này để trị bệnh nhức đầu, đau răng, loét dạ dày, kiết lị, gan to, chán ăn hay dùng để trị bệnh ngoài da, bôi vết thương, giúp cầm máu.
Phần rễ rau có thể dùng làm thuốc lợi tiểu, tẩy giun, đặc biệt là giun sán. Ở Việt Nam phần thân và lá của rau răm cũng được sử dụng với công dụng tương tự.
Đọc ngay: Rau đay là rau gì? Rau đay có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?
3. Những lưu ý khi sử dụng rau răm
3.1 Khi đến kỳ kinh nguyệt không nên ăn rau răm
Phụ nữ khi đến ngày “đèn đỏ” cần tránh ăn loại rau này vì việc ăn rau răm có thể dẫn đến hiện tượng rong kinh.
3.2 Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ cần đặc biệt lưu ý khi ăn rau răm
Rau răm có đặc tính ấm, cay, thơm, có hành khí mạnh dẫn đến kích thích tử cung có thể dẫn đến sảy thai.
Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng một lượng nhỏ ăn kèm với trứng vịt lộn, hến, ốc,… sẽ không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ khi sử dụng với lượng lớn như sắc thuốc, giã làm thuốc uống mới dẫn đến những nguy hiểm lớn. Vào thời xưa, cây rau này được sử dụng như phương thức làm sảy thai tự nhiên,
3.3 Không ăn rau răm quá thường xuyên
Tác dụng phụ của loại rau này mà thường mọi người đều biết đến là làm giảm ham muốn tình dục. Theo y học, ăn rau răm làm nóng cơ thể, tổn thương tủy, giảm tinh khí, suy yếu tình dục. Vì vậy mà cả nam giới và nữ giới nếu ăn nhiều rau răm có thể dẫn đến trình trạng giảm ham muốn tình dục. Đặc biệt đối với phụ nữ nếu ăn rau răm quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến mất chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra đối với những người dễ nóng trong người và đang suy nhược cơ thể cũng không nên sử dụng cây rau này.
>>>>>Xem thêm: Mẹo đơn giản giúp bé ngon giấc vào ban đêm trong tích tắc
Bài viết giúp làm rõ phần nào về thắc mắc rau răm là gì? Đồng thời cũng chỉ ra một số công năng phổ biến về mặt y học của loại rau này. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn có thể tận dụng loại cây phổ biến này như một bài thuốc tự nhiên điều trị bệnh.