Rau dớn thuộc họ dương xỉ, thường mọc ở vùng đất ẩm ướt như dọc bờ suối hay trong rừng. Vì vậy cái tên rau dớn khá là xa lạ đối với nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn rau dớn là rau gì cũng như những tác dụng tuyệt vời của loại rau này đối với sức khỏe.
Bạn đang đọc: Rau dớn là rau gì? công dụng của rau dớn
Contents
1. Tìm hiểu rau dớn là rau gì gì?
Rau dớn hay còn có tên gọi thái quyết, dớn rừng, ráng song quấn, đây là loại cây dại có hình dáng giống với dương xỉ, thường mọc ở trong rừng hoặc ven bờ suối là những khu vực ẩm. Rau dớn thường được dùng để nấu những món ăn đặc sản hoặc được vận dụng trong y học.
1.1 Mô tả
Rau dớn cũng là một loại thuộc họ dương xỉ có chiều cao khoảng 15cm, phần thân rễ ngang, thân cây được bao phủ bởi nhiều vẩy ngắn có hình mũi mác, ở mép có khía răng kích thước khoảng 10×1 mm. Có các lá hình lược mọc thành từng cụm dài 60-100cm, phần cuống dài 50 – 60 cm.
Về tổng quan, rau dớn có hình dáng giống cây dương xỉ nhưng kích thước nhỏ hơn và phần cành dài, lá nhỏ và xòe ở phần đầu cây tỏa ra xung quanh như một cái ô rộng lớn.
Ngọn rau dớn có hình dáng non mỡ màng vào mùa lũ lụt và phần ngọn này dễ gãy, khi gãy sẽ tiết ra dòng nhựa có màu xanh trong.
Rau dớn có vị hơi nhớt, khi chưa hình thành lá phần ngọn có hình dạng giống như vòi voi, tuy nhiên rau dớn rất dễ bị dập và hư. Khi phát triển hơn sẽ hình thành lá có màu xanh mượt mà, lá phát triển so le và có hình ngọn giáo.
1.2 Phân bố
Rau dớn thường mọc ở khu vực núi rừng nơi có khe suối chảy hay dưới tán lá rậm trong rừng có độ ẩm ướt cao, hay khu vực bờ suối, bờ khe bên những tảng đá không có nhiều ánh nắng mặt trời. Đây là loại cây dại hoang dã và khó trồng.
1.3 Sinh sản
Rau dớn thường phát triển tươi tốt vào mùa mưa khi mà nguồn phù sa đã được bồi đắp và rừng có độ ẩm ướt cao, mùa này rau dớn sẽ phát triển nhiều nhánh và lá non được hình thành.
Vì vậy đây chính là thời điểm để thu hoạch rau dớn. Vào mùa này vào rừng hoặc khu vực ven bờ suối sẽ bắt gặp hình ảnh rau dớn rừng sinh sôi phủ đầy 1 vùng bởi màu xanh biếc. Cũng và mùa mưa sẽ thu hoạch được những ngọn rau dớn ngon nhất.
>>>Đừng bỏ lỡ: So sánh sự khác nhau giữa rau cần ta và rau cần tây
2. Tác Dụng Dược Lý Của Rau dớn
2.1 Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, rau dớn có tính mát và được ứng dụng rộng rãi trong y học. Sử dụng rau dớn sắc làm nước uống rất tốt cho phụ nữ sau sinh,.
Lá rau dớn nón có thể dùng để ăn sống, trộn salad hay là nấu chính hoặc món hầm.
Ngoài ra thân, rễ và lá non của rau dớn được sắc hay nấu đường được dùng để chữa ho và ho ra máu.
Lá non Rau dớn được ăn như một loại rau ăn lá, sống hoặc nấu chín; hoặc là một thành phần trong món salad hoặc món hầm.
Người dân Ấn Độ còn sử dụng lá rau dớn non luộc lấy nước uống giúp nhuận tràng hoặc là sử dụng nước ép lá rau dớn để trị cảm lạnh và ho.
Ngoài ra, rau dớn còn được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị đau đầu, đau nhức, ho, sốt, kiết lỵ, tiêu chảy, tẩy giun, giảm đau, chống viêm,…
2.2 Theo y học hiện đại
Theo nghiên cứu đã cho thấy rằng rau dớn có tính chống oxy hóa, đái tháo đường, đông máu, chống viêm, kháng khuẩn, ức chế miễn dịch.
2.2.1 Tính kháng khuẩn
Theo như nghiên cứu khoa học trong rau dớn có chứa hoạt tính có khả năng kháng khuẩn. Nếu thêm chiết xuất kháng khuẩn từ rau dớn trộn cùng thuốc kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả chống vi khuẩn cao hơn rất nhiều so với chỉ dùng kháng sinh thông thường.
2.2.2 Chất chống oxy hóa
Cũng theo như nghiên cứu về khả năng chống oxy hóa của chồi một số loại dương xỉ cho thấy rau dớn tươi có khả năng chống oxy hóa xếp thứ 2 và rau dớn luộc xếp thứ 5.
2.2.3 Tính chống nấm
Trong chiết xuất methanolic của lá và thân rau dớn người ta tìm thấy một phổ hoạt động kháng nấm rất rộng. Đồng thời trong một nghiên cứu khác chỉ ra rằng chiết xuất choloroform trong rau dớn có hoạt tính kháng nấm với giá trị kháng nấm dao động từ 0,002 – 2,5 mg/ml.
2.2.4 Đặc tính chống phản vệ
Theo như nghiên cứu khoa học chiết xuất nước và etanol trong rau dớn cho thấy các hoạt tính bảo vệ trong phản vệ thụ động in trivo đồng thời cũng cho thấy khả năng chống lại sự suy giảm tế bào mast.
2.2.5 Khả năng tẩy giun sán
Trong thân, rễ của rau dớn có các chiết xuất ete có khả năng tẩy giun sán, chống lại Pheretima posthuma rất hiệu quả.
2.2.6 Giảm đau hiệu quả
Trong một nghiên cứu khoa học về tính giảm đau của một số loại lá được thử nghiệm trên mô hình chuột, người ta tìm ra nhờ vào chất flavonoid và sterol giúp chống lại các mô hình đau do viêm trung ương và ngoại vi. Hai hoạt chất này được tìm thấy trong rau dớn, giúp giảm đau rất hiệu quả.
2.2.7 Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu khả năng ức chế glucosidase của các loại cây thuộc họ dương xỉ bao gồm cả rau dớn cho thấy khả năng ức chế glucosidase của rau dớn mạnh hơn đáng kể so với các loại khác thuộc họ này.
2.2.8 Hỗ trợ bảo vệ gan
Nghiên cứu về khả năng kháng viêm và bảo vệ gan của rau dớn đem lại kết quả ngoài mong đợi. Kết quả cho thấy rau dớn có chứa hoạt tính giúp bảo vệ gan với tác dụng ức chế độc tính trên gan.
Tìm hiểu thêm: Sự nguy hiểm của chứng cao huyết áp, bạn đã bài chưa?
>>>Đọc ngay: Ăn rau mồng tơi có tốt không?
3. Một số bài thuốc dân gian từ rau dớn
3.1 Cầm màu, làm lành vết thương
Sử dụng lá rau dớn còn non, giã nát và đắp lên vết thương vừa mang lại tác dụng cầm máu và giúp vết thương mau liền.
3.2 Bài thuốc chữa đau bụng, kiết lỵ, sốt rét
Sử dụng thân và rễ rau dớn rửa sạch, cắt nhỏ và đem sắc nước uống. Sắc với 200ml nước đến khi cạn còn khoảng 50ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày để trị sốt rét, sử dụng trong vòng 1 tuần. Ngoài ra bài thuốc này còn giúp hạ sốt, chữa đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ,…
3.3 Rau dớn giúp chữa bỏng, ghẻ, nhiễm trùng
Rau dớn còn được dùng để trị bỏng bằng cách giã nát hỗn hợp lá rau dớn non cùng phần ruột quả bí ngô để đắp lên vết bỏng sẽ giúp làm mát và hồi phục nhanh chóng.
Ngoài ra, lá rau dớn giã nhuyễn để đắp lên vết thương, ghẻ, nhọt cũng giúp đem lại hiệu quả đặc biệt có thể dùng cho trẻ sơ sinh.
4. Lưu ý khi sử dụng rau dớn
Rau dớn là loại thực phẩm hoang dại, khá lành tính và an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một vài điểm sau khi sử dụng chúng:
– Trong lá sau dớn non có chứa lượng nhỏ độc tố của dương xỉ, tuy là lượng độc tố nhỏ nhưng cũng cần lưu ý sử dụng quá nhiều có thể gây ngộ độc.
– Rau dớn là loại rau mọc tự nhiên nên không có các độc tố hóa học như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học,… tuy nhiên cũng cần rửa kỹ trước khi ăn vì rau dớn mọc ở khu vực ẩm ướt thường hay có các ký sinh trùng bám trên rau.
>>>>>Xem thêm: Uống sữa đậu nành có tăng vòng 1 không?
>>>Đọc thêm:
- Rau đay là rau gì?
- Rau chân vịt là gì?
- Ăn rau diếp cá có tác dụng gì?
Là loại thực phẩm mọc tự nhiên và đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe nên rau dớn được tận dụng phổ biến trong y học. Đồng thời rau dớn cũng là một món ăn được xem là biểu tượng của miền núi phía Bắc nước ta. Bài viết rau dớn là rau gì giúp bạn có thêm kiến thức để có thể tận dụng loại thực phẩm mà tự nhiên đã ban tặng này.