Rau cải có nhiều loại từ cải ngọt, cải bẹ xanh, cải thìa, Cải Ngồng,… Trong đó, Cải Ngồng là loài rau khá đặc biệt khi có thể ăn luôn phần hoa. Cải Ngồng sinh trưởng tốt ở điều kiện đất đai màu mỡ và cần có chế độ chăm sóc cẩn thận. Ngoài ưu điểm có vị ngọt dễ ăn, rau Cải Ngồng còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cơ thể. Cùng Vua Nệm tìm hiểu rõ hơn về loại rau này thông qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Rau Cải Ngồng là gì? Có tác dụng gì cho cơ thể
Contents
- 1 1. Rau Cải Ngồng là gì?
- 2 2. Thành phần dinh dưỡng của Cải Ngồng
- 3 3. 9 tác dụng của rau Cải Ngồng đối với sức khỏe
- 3.1 3.1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
- 3.2 3.2. Cải Ngồng làm đẹp da
- 3.3 3.3. Rau Cải Ngồng duy trì sức khỏe đôi mắt
- 3.4 3.4. Cải thiện tiêu hóa
- 3.5 3.5. Ăn Cải Ngồng giúp giảm cân
- 3.6 3.6. Giảm nguy cơ loãng xương
- 3.7 3.7. Rau Cải Ngồng giúp ngừa bệnh tim mạch
- 3.8 3.8. Ngăn ngừa thiếu máu
- 3.9 3.9. Rau Cải Ngồng tốt cho người bị hen suyễn
- 4 4. Lưu ý khi ăn Cải Ngồng
- 5 5. Những món ngon từ rau Cải Ngồng
- 6 Lời kết
1. Rau Cải Ngồng là gì?
Cải Ngồng là một loại rau xanh, thân thảo, thuộc họ mù tạt, chi Brassica. Nguồn gốc của loại rau này đến từ Trung Quốc và thường ưa khí hậu se lạnh. Rau có hoa và tất cả dinh dưỡng hấp thụ được đều sẽ tập trung để nuôi phần hoa này. Hoa Cải Ngồng màu vàng, cánh nhỏ nhắn và có thể ăn được.
Phần hoa chính là điểm đặc biệt nhất để chúng ta có thể nhận biết đâu là Cải Ngồng và đâu là cải ngọt. Nhìn bề ngoài, 2 loại rau này có vẻ khá giống nhau. Tuy nhiên, lá Cải Ngồng mọc quanh thân và phần thân khá giòn, có thể ăn được. Còn lá của cải ngọt thì phát triển từ gốc.
2. Thành phần dinh dưỡng của Cải Ngồng
Theo thống kê từ USDA (Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ), trong Cải Ngồng có chứa những thành phần dinh dưỡng sau:
- Calo: 11 Kcal
- Tinh bột: 1.91g
- Chất đạm (Protein): 1.32g
- Vitamin A: 196mcg
- Vitamin C: 39.5mg
- Chất béo: 0.18g
- Canxi: 92mg
- Kali: 221mg
Bên cạnh những Vitamin và khoáng chất kể trên, Cải Ngồng còn chứa lượng chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào. Ngoài ra, các hợp chất Phytochemical và Folate có trong loại cải này còn hỗ trợ hoạt động của tim mạch.
3. 9 tác dụng của rau Cải Ngồng đối với sức khỏe
3.1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong 100g Cải Ngồng chứa đến 45mg vitamin C có thể đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu cơ thể mỗi ngày. Vitamin C có thể chống lại các gốc tự do, đẩy lùi quá trình oxy hóa, tăng cường khả năng đề kháng, chống viêm và nhiễm trùng hiệu quả. Đặc biệt khi trời lạnh, bổ sung vitamin C là cách để bảo vệ hệ hô hấp.
Bên cạnh đó, trong rau Cải Ngồng cũng chứa vitamin B6, hoạt chất có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp bạn phòng ngừa bệnh tiểu đường và béo phì. Hơn thế, loại vitamin này cũng hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc mạnh mẽ hơn.
3.2. Cải Ngồng làm đẹp da
Hoạt chất Vitamin C trong rau Cải Ngồng rất đa năng, không chỉ hỗ trợ hệ thống miễn dịch mà còn mang lại cho bạn làn da tràn đầy sức sống. Vitamin C là chất xúc tác giúp quá trình sản sinh Collagen được đẩy mạnh. Nhờ vậy mà những người ăn nhiều rau Cải Ngồng sẽ giữ được làn da mịn màng, tươi trẻ, đàn hồi và mau chóng lành các vết thâm, thẹo.
3.3. Rau Cải Ngồng duy trì sức khỏe đôi mắt
Hàm lượng Vitamin A mà Cải Ngồng chứa đủ để giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,… Các chuyên gia cũng khẳng định rằng Vitamin A là hoạt chất có lợi để cải thiện chứng quáng gà.
3.4. Cải thiện tiêu hóa
Cải Ngồng chứa lượng chất xơ dồi dào giúp cải thiện quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Ăn Cải Ngồng nhiều mang lại nhiều lợi ích như giải quyết chứng táo bón, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,….
3.5. Ăn Cải Ngồng giúp giảm cân
Đã đến lúc trong thực đơn giảm cân của bạn nên có thêm rau Cải Ngồng để tăng thêm hàm lượng chất xơ, đảm bảo dinh dưỡng mà không dung nạp quá nhiều calo. Theo nghiên cứu, chất xơ có trong Cải Ngồng giúp bạn nhanh no hơn và hạn chế cảm giác thèm ăn.
Tìm hiểu thêm: Giải mã: cung Sư Tử và Nhân Mã có hợp không?
3.6. Giảm nguy cơ loãng xương
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bạn nên thường xuyên ăn rau cỉ ngồng nếu muốn đề phòng chứng loãng xương. Bởi lẽ bên trong loại rau này chứa lượng Canxi dồi dào cải thiện sức khỏe răng miệng và hệ xương. Bên cạnh đó, Vitamin K trong rau cũng giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ Canxi hơn bình thường.
3.7. Rau Cải Ngồng giúp ngừa bệnh tim mạch
Cải Ngồng là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi nhưng tuyệt nhiên không chứa Cholesterol. Chính vì thế mà thực phẩm này có thể dùng cho những người bị bệnh cao huyết áp hoặc tim mạch.
3.8. Ngăn ngừa thiếu máu
Chất Sắt được cơ thể chúng ta dử dụng để sản xuất tế bào hồng cầu. Một khi số lượng hồng cầu đạt chuẩn, chứng thiếu máu sẽ không còn là vấn đề khiến mọi người phải lo lắng. Theo nghiên cứu, trong Cải Ngồng chứa rất nhiều chất Sắt nên thường được bác sĩ khuyên dùng cho những ai có nguy cơ hoặc đang trải qua tình trạng thiếu máu.
3.9. Rau Cải Ngồng tốt cho người bị hen suyễn
Những bệnh nhân bị hen suyễn cần mức Folate trong huyết tương cao để duy trì tốt hoạt động của hệ hô hấp. Nếu hàm mức Folate giảm xuống, bệnh nhân có thể bị thở khò khè và dẫn đến nhiều biến chứng khác nghiêm trọng. Trong Cải Ngồng chứa hàm lượng Folate cao nên sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh hen suyễn.
4. Lưu ý khi ăn Cải Ngồng
Mặc dù rau Cải Ngồng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có những trường hợp nên lưu ý khi sử dụng, cụ thể là:
- Người bị đau bao tử không nên ăn quá nhiều rau Cải Ngồng hoặc chỉ nên ăn những phần mềm, ít xơ.
- Mẹ bầu không nên ăn nhiều rau Cải Ngồng để tránh ảnh hưởng đến tình trạng huyết áp.
- Người bị bệnh thận cũng nên cân nhắc sử dụng Cải Ngồng, chỉ nên ăn một lượng vừa phải chứ không nên xem đây là món khoái khẩu và dùng hằng ngày.
5. Những món ngon từ rau Cải Ngồng
5.1. Rau Cải Ngồng xào
Với món Cải Ngồng xào, chúng ta có thể kết hợp với những nguyên liệu khác như thịt bò hoặc thịt heo ba chỉ. Cách làm vô cùng đơn giản, gồm các bước sau:
- Lặt rau và rửa sạch, đê cho ráo nước.
- Chờ chảo nóng, cho dầu ăn vào, thêm tỏi đã bóc vỏ và xắt nhuyễn để gia tăng hương thơm.
- Cho thịt vào xào trước rồi đổ ra một chiếc đĩa riêng biệt.
- Sau đó cho rau vào xào đều tay trên lửa lớn để giữ được màu xanh đẹp mắt.
- Khi rau gần chín thì cho thịt vào xào thêm khoảng 1 phút nữa, nêm nếm và tắt bếp.
>>>>>Xem thêm: Gương bát quái là gì? Hướng dẫn treo đem lại vận khí cho gia đình
5.2. Rau Cải Ngồng luộc
Đối với món Cải Ngồng luộc, bạn cũng lặt rau cẩn thận và rửa sạch với nước. Sau đó nấu nước sôi, để lửa lớn, cho vào nước 1 ít muối ăn, cuối cùng mới cho rau vào đảo đều tay. Làm như vậy mới giúp rau có màu xanh đẹp mắt khi chín. Nước luộc rau có thể dùng làm canh góp phần thanh nhiệt cho ngày hè nóng bức.
5.3. Rau Cải Ngồng nấu canh
Để có được một phần canh Cải Ngồng thơm ngon, đừng quên kết hợp với tôm khô. Tôm khô sau khi ngâm nước mang đi giã nát để khi nấu phần nước canh sẽ ngọt thanh. Khi nước sôi thì cho rau Cải Ngồng xắt nhuyễn vào, nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp và thưởng thức.
- Rau Dền Đỏ có tốt không? Thành phần dinh dưỡng trong rau Dền Đỏ
- Rau bí là gì? Ăn rau bí có tác dụng gì? Cách chế biến rau bí
Lời kết
Rau Cải Ngồng rất dễ tìm thấy ở những siêu thị hoặc sạp rau ngoài chợ. Đây là loại rau dễ chế biến và sở hữu hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, Cải Ngồng cũng cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng nhưng không quá đắt đỏ. Hãy thử ngay những món ngon đến từ loài thực vật này nhé!