Tại Việt Nam có nhiều rau cải như cải ngọt, cải thìa, cải bẹ xanh… và một trong những tên gọi rất quen thuộc đó là rau cải cúc (rau tần ô). Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc về loại rau này cũng như đặc điểm tự nhiên của chúng. Do đó ở bài viết này chúng ta hãy cùng theo dõi rau cải cúc là rau gì, có tác dụng gì?
Bạn đang đọc: Rau cải cúc là rau gì? Công dụng của rau cải cúc đối với sức khỏe
Contents
1. Rau cải cúc là rau gì? Đặc điểm tự nhiên của cây rau cải cúc
Cây cải cúc còn được gọi là rau tần ô, là loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng và có chiều cao trung bình từ 40 đến 60cm, ở một số cây có thể cao tới 1m. Lá cải cúc có màu xanh lục, mềm và có hình dạng chẻ như lông chim, mọc so le với nhau. Khi nở hoa ở mép ngoài của hoa có màu trắng nhạt, ở giữa có màu vàng sẫm rất thơm. Các bộ phận của cây cải cúc có thể sử dụng được là lá và cả thân non. Loại rau này có vị đắng, nhẹ và có mùi thơm đặc trưng.
Cải cúc có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, rồi du nhập sang những nước châu Á, châu Âu. Tại Việt Nam, cải cúc được trồng nhiều ở địa phương miền Bắc, còn miền Nam chủ yếu trồng ở Lâm Đồng.
2. Rau cải cúc có chất dinh dưỡng gì?
Hoa cúc rất giàu vitamin và khoáng chất, trong đó một số dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể. Chẳng hạn như Kali giúp giảm huyết áp, sắt, vitamin B-complex, vitamin C và chất chống oxy hóa beta-carotene -an giúp phòng tránh ung thư phổi.
Ngoài ra, rau cải cúc cũng chứa nhiều hợp chất hoá học như Alpha – pinen và Benzaldehyde hỗ trợ tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng. Ăn rau cải cúc hỗ trợ chữa cảm lạnh, làm giảm đau, nhiễm trùng vi khuẩn, nhức đầu, khô mắt, viêm, xơ cứng động mạch, táo bón, bảo vệ khỏi nguy cơ sỏi thận và đột quỵ.
Trong Đông y, rau cải cúc có vị cay, ngọt, thành phần tinh dầu kết hợp với chất xơ sẽ hỗ trợ đào thải những loại khí dư thừa ở trong dạ dày, hỗ trợ kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác thèm ăn, giúp nhuận tràng.
Chưa dừng lại đó, vị thanh, mát ngon và lành tính của rau có tác dụng tốt đến hệ thần kinh, trí não, phù hợp với người mắc bệnh mạch vành, huyết áp cao và phụ nữ sau sinh.
3. Những lợi ích của rau cải cúc
Dưới đây là những lợi ích của rau cải cúc mang đến cho sức khỏe người dùng:
- Tiêu sưng và lợi tiểu: Rau cải cúc chứa nhiều axit amin, chất béo, protein và natri, kali cùng khoáng chất giúp điều hoà quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giảm phù nề và lợi tiểu.
- An thần: Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi, tạo ra một hương vị đặc biệt, giúp tăng bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ có trong rau cải cúc giúp thúc đẩy nhu động ruột, đào thải độc tố trong đường ruột, chống táo bón.
- Rất tốt cho tim mạch: Thành phần trong rau cải cúc rất có lợi cho những người mắc bệnh tim mạch, giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, đặc biệt là mùi hương đặc trưng, dễ chịu của cải cúc còn giúp bạn thư giãn.
- Làm đẹp: Rau cải cúc còn chứa nhiều thành phần giúp da tăng sự đàn hồi, tái sinh tế bào da, cho làn da tươi trẻ sáng bóng,
- Giải cảm và chữa cho: Trong rau cải cúc rất giàu vitamin A, có tác dụng chống nhiễm trùng cho hệ hô hấp, tăng cường chức năng cho phổi, tiêu đờm, giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn.
- Giảm cân: Rau cải cúc chứa sắc tố màu xanh lá cây tươi và đậm, giúp cơ thể giảm lượng cholesterol, phù hợp với chế độ ăn kiêng.
- Hỗ trợ tăng sữa sau sinh: Sản phụ cần nhiều sữa sau sinh để cho con bú có thể ăn rau cải cúc và thịt nạc. Đặc biệt, chế biến bằng cách hấp thuỷ để giữ nhiều dưỡng chất thiết yếu.
4. Một số bài thuốc từ rau cải cúc
4.1. Chữa ho cho trẻ em
Sử dụng 6g lá cải cúc tươi thái nhỏ, sau đó thêm một chút mật ong hấp cách thuỷ cho đến khi ra nước. Hãy cho trẻ uống hàng ngày có tác dụng giảm ho đáng kể mà rất lành tính.
4.2. Chữa ho dai dẳng ở người lớn do bị lạnh
Dùng 100 đến 150g rau cải cúc rửa sạch, phổi lợn 200g thái miếng vừa ăn, sử dụng hai nguyên liệu này để nấu ăn trong bữa cơm hàng ngày. Lưu ý rằng hãy ăn cả cái và nước duy trì trong 3 đến 4 ngày là đủ 1 liệu trình.
4.3. Người mới ốm dậy, ăn uống không tiêu
Bạn hãy chuẩn bị rau cải cúc 500g, thịt lợn nạc 100g, gừng tươi 3 lát. Thịt rửa sạch thái vừa ăn, rau rửa sạch và thái nhỏ, nấu cùng thịt lợn. Sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn, khi gần chín cho thêm chút gừng đập dập và sử dụng khi còn nóng.
4.4. Giải cảm
Sử dụng 150g cải cúc tươi, rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho vào tô lớn đổ trực tiệp cháo đang sôi lên trên để từ 5 đến 10 phút cho rau tái, sau đó trộn đều và thưởng thức, ngày ăn từ 2 đến 3 lần.
Tìm hiểu thêm: Viễn thị là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị viễn thị
4.5. Chữa tiêu chảy
Dùng 200g rau cải cúc tươi để nấu canh ăn hàng ngày và sử dụng liên tục trong 3 đến 5 ngày có tác dụng làm ấm tỳ vị. Bài thuốc này rất hiệu quả trong việc chữa đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy liên tục.
4.6. Chữa hoa mắt
Sử dụng cá diếc 0,5kg rửa sạch đánh vảy, bóp rượu cho đỡ tanh, sau đó chiên vàng lên. Thêm gừng và nước nấu nhỏ lửa cho chín, sau đó cho 200g cải cúc tươi rửa sạch vào nấu đến khi sôi nêm nếm gia vị vừa ăn. Các triệu chứng hoa mắt, chóng mắt sẽ hết khi bạn thực hiện liệu trình liên tiếp 10 ngày.
4.7. Hạ huyết áp
Các axit amin và tinh dầu có trong cải cúc có tác dụng thanh lọc đầu óc, hạ huyết áp. Do đó, ngoài việc nấu canh hay trộn salad cải cúc, bạn có thể ép cải cúc lấy nước cốt, mỗi ngày uống 50ml, chia ra 2 lần sáng chiều. Nước ép từ loại rau này có tác dụng với người cao huyết áp có kèm đau và nặng đầu.
4.8. Chữa đau đầu kinh niên
Sử dụng cây cải cúc từ thân, hoa cho đến rễ, lá mang đi nấu chín. Mỗi ngày uống chừng 30g nước đã nấu từ rau cải cúc. Ngoài ra, kết hợp với việc sử dụng lá cải cúc khô hơ nóng ở trên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ, hay bất cứ khi nào bạn cảm thấy nhức đầu.
Nếu bạn bị đau đầu kinh niên và lo lắng sẽ không có cải cúc để dùng khi trái mùa thì có thể hãy phơi khô cải cúc để dùng dần. Lưu ý chọn cây đã già, nếu có hoa càng tốt và giữ lại tất cả phần rễ cây.
4.9. Chữa ít sữa sau sinh
Sử dụng 300g rau cải cúc rửa sạch để nguyên cây, dùng 150g thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ trộn với 50g lạc nhân giã nhỏ. Thịt sau khi nêm nếm gia vị hãy viên thành từng viên nhỏ. Sử dụng 1 bát to đặt 1 lớp cải cúc ở dưới đáy bát, 1 lớp thịt viên và 1 lớp cải cúc ở bên trên rồi hấp cách thuỷ. Ăn liên tục trong 3 đến 5 ngày.
5. Những lưu ý khi sử dụng rau cải cúc
Hãy tránh tiêu thụ quá mức vì thực vật (Đặc biệt là phần giữa nụ hoa) có chứa pyrethrin, có khả năng gây hại với liều lượng lớn. Loại cây này sẽ gây ra những phản ứng dị ứng, đặc biệt đối với người bị dị ứng với cỏ phấn hương, bồ công anh, cây vàng, hướng dương hoặc hoa cúc…
Những người đang sử dụng thuốc chữa bệnh như máu cao, bệnh gút, HIV, mụn rộp, thuốc ức chế miễn dịch hoặc insulin nên tránh dùng.
Tuy nhiên loại rau này có tính mát nên cần tránh dùng cho người bị tiêu chảy, thể trạng hư hàn và đang lạnh bụng.
6. Những món ăn ngon với cải cúc
Cải cúc là loại rau giàu giá trị dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác như cải cúc nấu canh thịt, canh tôm, món xào hoặc dùng để nhúng lẩu cũng đặc biệt thơm ngon…
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp tư thế tập yoga cho người mới bắt đầu đơn giản, dễ thực hiện
>>>Đọc thêm:
- Công dụng rau Cải Thảo và những lưu ý khi dùng trong món ăn
- Rau chân vịt là gì? Ăn rau chân vịt có tác dụng thế nào đối với sức khỏe?
Hy vọng rằng bài viết này vừa cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích, chúc bạn có lựa chọn phù hợp nhất!