POSM được xem là các vật dụng không thể thiếu của một chiến dịch truyền thông Marketing. Vậy POSM là gì và độ hiệu quả của nó đến quá trình truyền thông là thế nào? Mời bạn hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về POSM nhé!
Bạn đang đọc: POSM là gì? POSM có ý nghĩa thế nào đối với hoạt động truyền thông
Contents
1. Định nghĩa POSM là gì?
POSM là cụm từ khá phổ biến hiện nay, vậy POSM là gì? POSM là từ viết tắt của Point Of Sale Material, đây là các vật phẩm dưới dạng in ấn nhằm hỗ trợ trưng bày, quảng cáo tại các địa điểm bán hàng. Hiện nay, POSM được thiết kế với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau, tùy thuộc vào quá trình truyền thông khác nhau sẽ có cách chọn lựa phù hợp.
POSM thường được trưng bày tại nơi gặp mặt của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Do đó, bạn có thể thấy chúng xuất hiện phổ biến tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng. Tuy nhiên, mức phí trưng bày của hình thức truyền thông này cũng khá cao, doanh nghiệp phải chi từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu cho mỗi vật trưng bày hàng tháng.
2. POSM có ý nghĩa thế nào với hoạt động truyền thông
Sau khi đã tìm hiểu chi tiết POSM là gì, dưới đây là tổng hợp ý nghĩa phổ biến của phương thức truyền thông này:
2.1. Ảnh hưởng của POSM đến quyết định mua hàng
POSM có vai trò đảm bảo truyền tải các thông điệp, nội dung chính về một chương trình sắp diễn ra. Do đó, các loại POSM thường có tính chuyển đổi cao nhờ vào khả năng thu hút sự chú ý của người dùng vào các chương trình khuyến mại. Đó cũng là một vai trò vô cùng to lớn của POSM đối với quá trình truyền thông Marketing.
2.2. Ảnh hưởng của POSM đến sự lan tỏa thương hiệu
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người dùng có thể ghi nhớ hình ảnh nhiều hơn so với âm thanh. Do đó, POSM chính là hình thức Marketing phổ biến dùng để truyền đạt, diễn đạt các thông điệp truyền thông trong một thời điểm nhất định.
Đó cũng chính là lý do mà tại sao bạn thường thấy các gian hàng có cùng một thông điệp, màu sắc giống nhau. Điều này sẽ giúp cho khách hàng có thể dễ dàng nhớ hoặc là liên tưởng đến thương hiệu. Nhờ đó thương hiệu của bạn được lan tỏa một cách hiệu quả mà bạn không cần phải tốn thêm bất kỳ chi phí nào.
2.3. Ảnh hưởng của POSM đến chi phí quảng cáo
POSM thường chỉ tập trung tại một điểm bán lẻ với các standee, poster, showcase hay booth trưng bày hàng hóa nên chúng rất gọn, nhẹ, không tốn nhiều chi phí để in tờ rơi, voucher mà vẫn có thể đạt được hiệu quả của quá trình truyền thông.
3. Các loại POSM phổ biến, thường gặp
POSM bao gồm rất nhiều loại, mỗi loại đều có những đặc điểm, kích thước khác nhau. Dưới đây là các loại phổ biến của POSM, bạn hãy cùng tham khảo chi tiết nhé!
- Poster: Đây là loại POSM phổ biến, thường được dán tại cửa kính, cửa ra vào hoặc tại các quầy hàng nhằm truyền tải những chương trình nổi bật của công ty để thu hút khách hàng.
- Leaflet: Leaflet thường được thiết kế khá giống với tờ rơi, chúng luôn có tính gọn gàng, tiện dụng nhờ vào khả năng gấp đôi, gấp ba nên rất phù hợp tại các cuộc triển lãm, sự kiện.
- Standee: Đây là loại POSM phổ biến, thường được sử dụng tại các hội chợ, triển lãm hoặc tại các gian hàng nhờ vào tính gọn nhẹ, khả năng dễ di chuyển và đặc biệt là khả năng truyền tải thông điệp truyền thông tốt.
- Booth: Loại POSM này rất phổ biến với các nhãn hàng thực phẩm, mỹ phẩm, giải khác bởi chúng như một gian hàng di động, chúng có các quầy trưng bày, có thể đặt tại trường học, công ty nhằm thu hút nhiều đối tượng tham gia.
- Divider: Loại POSM này thường được chọn lựa để truyền thông tại trung tâm thương mại, siêu thị lớn. Chúng được thiết kế trông giống như một tấm biển quảng cáo nhỏ được đặt tại khu trưng bày sản phẩm nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Wobbler: Đây chính là một POSM thường được đặt tại các quầy trưng bày, quầy giảm giá. Tuy chúng được thiết kế đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được khả năng truyền tải thông điệp truyền thông tốt.
- Tester: Tester là sản phẩm test, thường được xuất hiện tại các gian hàng thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng nhằm giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm để có thể chọn mua phù hợp.
- Sticker: Đây chính là những miếng dán nhỏ có mặt keo ở phía sau, chúng được tạo nên nhằm giúp truyền tải một thông điệp nào đó và có thể dán ở bất kỳ nơi nào.
- Hanger: Hanger được biết đến và vỉ treo quảng cáo, thường được dùng để trưng bày sản phẩm cùng với kệ hàng. Loại POSM này được thiết kế nhằm giúp khách hàng trở nên thuận mắt, thuận tay hơn trong quá trình lấy sản phẩm.
- Showcase Cooler: Showcase Cooler chính là hệ thống làm mát được thiết kế chủ yếu để trưng bày các loại thực phẩm tươi sống. Loại POSM này mang một thiết kế trong suốt, đơn giản, được dán thành hình ảnh nhằm giúp cho sản phẩm trở nên nổi bật hơn.
- Display Island: Thông thường, Display Island sẽ được xây dựng giữa siêu thị để thu hút khách hàng. Loại POSM này cũng được thiết kế với số lượng lớn, được trưng bày, sắp xếp một cách sáng tạo nhằm tạo nên sự tiện lợi và sự ấn tượng cho khách hàng.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa Hoa Hồng trắng là gì? Một số loại Hồng trắng phổ biến nhất
4. Cần lưu ý gì khi tạo POSM để truyền thông tốt hơn?
Khi thực hiện xây dựng một kế hoạch truyền thông POSM, bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau để đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất:
4.1. Cần lựa chọn màu sắc thiết kế phù hợp
Màu sắc là yếu tố quan trọng trong quá trình truyền thông. Nó quyết định đến tính cách, góp phần tạo ra nguồn cảm xúc, làm gia tăng khả năng truyền tải thông điệp của POSM. Do đó, khi chọn lựa màu sắc bạn cần chọn màu đồng điệu với độ nhận diện của thương hiệu để có thể truyền tải thông điệp tốt nhất.
4.2. Cần chú ý đến nội dung của thông điệp
Bạn nên thiết kế thông điệp một cách rõ ràng, nổi bật và đặc biệt là đúng chính tả. Khi truyền tải thông điệp, bạn cần đảm bảo được sự trung thành, thể hiện được nét đẹp cá tính và sự tích cực của thông điệp dành cho đối tượng khách hàng của mình.
>>>>>Xem thêm: 4 cách bảo quản giá đỗ không cần tủ lạnh đơn giản và dễ thực hiện tại nhà
4.3. Cần thêm mã QR để tạo hiệu quả bán hàng
Hiện nay, mã QR ngày càng trở nên thông dụng, giúp gia tăng độ hiệu quả cho quá trình bán hàng. Các mẫu POSM có QR giúp mang lại nhiều tiện ích, góp phần gia tăng khả năng tương tác với khách hàng cũng như giúp doanh nghiệp quản lý và chăm sóc khách hàng tốt hơn.
4.4. Thực hiện nghiên cứu, đo lường và xác định khách hàng mục tiêu
Thông thường, doanh nghiệp không thành công trong quá trình quảng bá là đốp họ nhận diện sai khách hàng tiềm năng dẫn đến việc đưa sai thông điệp. Do đó, trước khi thiết kế mẫu POSM, bạn cần xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, nghiên cứu họ để lập ra các chiến lược POSM hiệu quả.
- Agency là gì? Mô hình và các lĩnh vực hoạt động của Agency
- Content là gì? 16 loại content phổ biến nhất hiện nay
- Executive là gì? Tổng hợp những vị trí executive phổ biến, thường gặp nhất!
Trên đây là tổng hợp các thông tin giải đáp POSM là gì? Hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ hiểu hơn về POSM cũng như có các cách chọn lựa và sử dụng chúng hiệu quả nhất!