Phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ – Bạn đã biết?

Rate this post

Phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến khích để nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, thuật ngữ này vẫn còn tương đối mới mẻ với không ít người. Trong bài viết sau đây, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh phương pháp ngủ dưỡng sinh nhé!

Bạn đang đọc: Phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ – Bạn đã biết?

1. Phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ hướng dẫn ngủ đúng cách

Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng để duy trì chất lượng cuộc sống. Bởi lẽ khi ta ngủ, toàn bộ cơ quan trong cơ thể sẽ đi vào trạng thái thư giãn để thực hiện tái tạo năng lượng sống. Từ đó, não bộ sẽ được nghỉ ngơi, tăng cường sự ghi nhớ, tập trung và sáng suốt. Những căng thẳng và mệt mỏi cũng được giảm thiểu rõ rệt. Bên cạnh đó, cường độ hoạt động của trái tim cũng sẽ giảm dần khi ngủ giúp cho nhịp độ hệ tuần hoàn trở nên ổn định hơn.

Tuy nhiên, nhiều người hiện nay vẫn đang có thói quen ngủ chưa thật sự đúng cách. Điều này dẫn đến giấc ngủ của họ chưa thật sự chất lượng và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài. Lúc này, Y học cổ truyền phương Đông đã đề cao phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ. Theo đó, để ngủ đúng cách thì chúng ta cần nắm vững những nguyên tắc sau đây.

1.1. Thiết kế không gian ngủ đúng chuẩn

Để có một giấc ngủ ngon, giường ngủ phải có độ cứng phù hợp và không bị cứng quá. Bởi lẽ điều đó sẽ khiến toàn thân của bạn đau nhức sau khi ngủ dậy, nhất là với những ai đã có tuổi và đang mắc bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, nếu giường quá mềm thì xương sống của bạn sẽ duy trì lâu ở trạng thái cong. Lúc này, cơ quan nội tạng rất dễ bị chèn ép hay kéo căng khiến giấc ngủ không sâu.

Mặt khác, giường ngủ nên được kê theo hướng Nam – Bắc, cụ thể là đầu hướng về phía Bắc còn chân hướng về phía Nam khi ngủ để không chịu ảnh hưởng bởi địa từ. Về gối ngủ cũng cần có chiều cao và độ mềm phù hợp, lý tưởng nhất là độ dày khoảng 10cm. Chăn nệm thơm tho, sạch sẽ cũng là yếu tố quyết định một giấc ngủ có tốt hay không.

Phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ – Bạn đã biết?

Không gian ngủ đúng chuẩn sẽ đảm bảo được chất lượng giấc ngủ

Có thể thấy, việc đầu tư cho những bộ chăn nệm không bao giờ là thừa. Bloggiamgia.edu.vn hiện đang cung cấp những dòng nệm chất lượng, nằm không đau lưng để bạn có thể tham khảo như:

  • Nệm cao su 100% thiên nhiên bảo vệ cột sống Gummi Classic
  • Nệm foam hỗ trợ cột sống Comfy Cloud 1.0
  • Nệm foam 3 vùng massage kháng khuẩn Goodnight Luna

1.2. Tư thế ngủ phù hợp

Theo những chuyên gia, tư thế ngủ hợp với sinh lý nhất đó chính là nằm nghiêng về phía bên phải để cho cơ thể được co tự nhiên. Thế nhưng tư thế ngủ cũng có thể thay đổi tùy vào bệnh lý, chẳng hạn như người bệnh tim nên duy trì tư thế nằm nghiêng bên phải để tránh cho tim không bị ép xuống. Còn người bị huyết áp cao thì chỉ nên gối cao đầu vừa phải để không bị đau phần ngực. 

Mặt khác, người đang mắc bệnh phổi ngoài lưu ý gối cao vừa phải thì cũng nên thay đổi tư thế nằm thường xuyên sao cho hỗ trợ việc bài trừ chất đờm. Với những người bị gan hay dạ dày, tốt nhất là nên nằm nghiêng sang bên trái. Với những ai bị đau khớp thì cần hạn chế nằm những tư thế đè ép lên những chi thể đang bị bệnh. Tóm lại, việc chọn lựa tư thế ngủ hợp lý không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh tật và cải thiện sức khỏe thì còn giúp cho chúng ta có một giấc ngủ ngon.

1.3. Thời gian ngủ đầy đủ

Nếu thiếu ngủ, cơ thể của bạn sẽ trở nên vô cùng mệt mỏi kéo theo hiệu quả công việc cũng sẽ bị suy giảm. Ngược lại, nếu ngủ quá nhiều thì cơ thể cũng kém linh hoạt đi dẫn đến phản ứng chậm chạp vì vỏ đại não đã bị ức chế trong khoảng thời gian dài. Cả hai thói quen này đều khiến công việc và sinh hoạt hằng ngày của bạn bị cản trở, mặt khác còn có hại cho cơ thể.

Theo phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ của Đông Y: “Ngủ như ăn uống và không ăn quá no”. Bên cạnh đó còn có chủ trương “không nên dậy muộn và không nên ngủ nhiều”. Sinh lý học hiện đại cũng cho rằng tồn tại 2 pha trong một chu trình ngủ, bao gồm ngủ mơ và ngủ không mơ, diễn ra trong khoảng 90 phút. Khi nghiên cứu về giấc ngủ, những chuyên gia nước ngoài đã rút ra kết luận: Một người trưởng thành có bình quân thời gian ngủ trong 1 ngày là 7,5 giờ, tương đương với 5 chu kỳ ngủ. Việc ngủ ít hay ngủ nhiều hơn thời gian này đều ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ – Bạn đã biết?

Ngủ đủ giấc sẽ giúp sức khỏe của bạn được cải thiện rõ rệt

1.4. Môi trường ngủ phải hợp chuẩn

Môi trường ngủ cũng là yếu tố quyết định bạn có ngủ ngon hay không. Theo đó, để có giấc ngủ trọn vẹn thì nên duy trì nhiệt độ trong phòng vừa phải, tốt nhất là từ 18 – 20 độ C. Không gian phải đảm bảo yên tĩnh, không xuất hiện tiếng ồn hay có nhưng chỉ ở mức tối thiểu. Phòng ngủ cần phải hơi tối, không xuất hiện bức xạ điện từ làm ảnh hưởng. Độ ẩm trung bình và độ thông thoáng phù hợp, tốt nhất là nên mở cửa sổ để dễ đi vào giấc ngủ nhất.

2. Bật mí 4 thói quen trước khi ngủ của người sống thọ

Phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ cũng đã đề cập đến những thói quen trước khi ngủ để sống thọ hơn. Điều này được đúc kết từ những người có tuổi thọ cao thông qua những thói quen thường ngày của họ.

2.1. Dành khoảng 1 tiếng để đi bộ nhẹ nhàng trước lúc ngủ

Nhiều người vẫn mắc sai lầm vận động quá sức trước mỗi lúc đi ngủ. Điều này dẫn đến việc các dây thần kinh bị hưng phấn làm chất lượng của giấc ngủ bị giảm đi. Tốt nhất, bạn chỉ nên thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng cách thời điểm đi ngủ khoảng 1 tiếng để hiệu quả sức khỏe được tốt nhất cũng như dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn.

2.2. Trước lúc ngủ không ăn quá no

Việc ăn quá no vào buổi tối sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, bởi lẽ hệ tiêu hóa bình thường của con người chỉ tiết ra một hàm lượng dịch tiêu hóa cụ thể mỗi ngày. Khi ăn quá no, dạ dày của bạn sẽ bị căng phồng và dịch tiêu hóa tiết ra không đủ. Lúc này, thức ăn chưa được tiêu hóa hết thì đã bị bài tiết ra ngoài.

Tìm hiểu thêm: Nhịp song âm là gì? Thử nhịp song âm để ngủ ngon như thế nào?

Phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ – Bạn đã biết?
Thói quen ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể không tiêu hóa kịp

2.3. Không dùng đồ điện tử trước lúc ngủ

Sự phát triển của công nghệ hiện đại khiến nhiều người có thói quen trước khi ngủ phải nghịch điện thoại. Những thông tin hấp dẫn trên thiết bị vô hình sẽ khiến bạn bị cuốn theo và thức khỏe hơn. Lâu ngày, cơ thể không được nghỉ ngơi đủ sẽ dẫn đến những tổn thương. Cụ thể là tổn thương thị lực, thậm chí có thể ảnh hưởng đến gan làm gan tiêu hao máu. Trong khi đó, một số nghiên cứu khuyến khích rằng thời điểm ngủ lý tưởng là trước 11h đêm và thức dậy vào 6 – 7 giờ sáng rất có lợi cho tuổi thọ và sức khỏe.

2.4. Ngâm chân trong nước ấm

Để có một giấc ngủ ngon hơn bạn có thể áp dụng một phương pháp được nhiều người áp dụng đó chính là ngâm chân. Trên bàn chân có hơn 60 huyệt đạo có mối tương quan mật thiết với những nội tạng của cơ thể. Cách áp dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần ngâm chân ở nước có nhiệt độ vừa phải rồi tiến hành xoa bóp ngón chân, lòng bàn chân. Điều này giúp khí huyết được thúc đẩy lưu thông, đồng thời kích hoạt kinh lạc và an thần, cân bằng âm dương. Cơ thể của bạn sẽ nhanh chóng được thư giãn và dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn. 

Phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ – Bạn đã biết?

>>>>>Xem thêm: Khám phá những giới hạn của cơ thể con người – Có thể bạn chưa biết!

Ngâm chân trong nước ấm giúp khí huyết được lưu thông, dễ đi vào giấc ngủ

  • Liệt trong giấc ngủ là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
  • CBT-I là gì? Thay đổi nhận thức hành vi trong giấc ngủ có tác dụng gì?
  • Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ trong giấc ngủ là gì?

Trên đây là giới thiệu phương pháp dưỡng sinh trong giấc ngủ giúp bạn có một giấc ngủ thật trọn vẹn. Hy vọng qua những chia sẻ của Bloggiamgia.edu.vn, cơ thể của bạn sẽ căng tràn sức sống sau mỗi lần thức dậy nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *