Từ lâu, đi lễ chùa đầu năm đã trở thành phong tục ngày Tết với người dân Việt Nam. Mọi người thường đến chùa để cầu may mắn, sức khỏe, tài lộc cho mình và các thành viên trong gia đình cho một năm mới. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng làm rõ hơn về phong tục đi lễ chùa đầu năm cũng như những lưu ý mà bạn nên biết.
Bạn đang đọc: Phong tục đi lễ chùa đầu năm và những điều cần lưu ý
Contents
1. Ý nghĩa đi chùa đầu năm
Đi lễ chùa đầu năm là một hoạt động không thể thiếu của mỗi người dân trong dịp lễ năm mới. Phong tục này đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống của người dân Việt Nam.
Tết đến như một điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước và khát vọng đẹp đẽ. Và cửa chùa đất phật là chốn bình yên, thanh tịnh. Nên mọi người thường tìm đến đó để mong muốn tìm được bình an, gạt bỏ muộn phiền của năm cũ để cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới.
Người Việt tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện mà đây còn là khoảnh khắc con người hòa mình vào nơi tâm linh, bỏ lại những vất vả trong cuộc sống. Khi tới đây, mỗi người đều có những cảm nhận riêng nhưng đều cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng và thanh thản hơn rất nhiều. Ngoài ra, nhiều người còn đến chùa từ sớm để cùng nhà chùa sửa sang và dọn dẹp để đón du khách tới cửa chùa.
Tuy phong tục tập quán ở các vùng miền có sự khác nhau nhưng lễ chùa đầu năm đã trở thành thói quen và nét văn hóa tâm linh của mọi người dân Việt Nam. Vì tại đây, mọi ranh giới về tuổi tác, địa vị, giới tính đều xóa bỏ, và tất cả cùng gặp nhau ở miền tâm linh thiêng.
2. Các hoạt động đi lễ chùa đầu năm
Khi đến lễ chùa đầu năm, ngoài việc đi lễ thì mọi người thường có các hoạt động sau:
2.1. Hái lộc xuân
Theo quan niệm của ông cha ta, không có loài nào có thể sinh sôi và nảy nở cũng như có sức sống mãnh liệt như cây xanh. Mỗi khi xuân về, những chồi non sẽ nhú lên để thể hiện sức sống tràn đầy sinh lực. Do vậy, khi đi chùa đầu năm, mọi người thường xin lộc để cầu mong sức khỏe dẻo dai, mạnh khỏe, tránh bệnh tật.
Vào dịp Tết, mọi người thường đến các đình, chùa để xin một nhánh non đem về và treo trước cửa nhà hoặc chưng lên bàn thờ gia tiên để hy vọng rước lộc về cho gia đình. Các cành lộc được chọn thường là loại cây có dáng dấp, phong cách. Và cũng theo phong tục cổ truyền và quan niệm của người xưa thì lộc xuân từ các cây như đa, sung, si sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp nhất. Còn những cành lộc từ cây tùng, cúc, trúc, mai sẽ đem lại nhiều niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người.
Nếu như ngày xưa, việc hái lộc phải được lấy từ những cây ở trong chùa thì hiện nay, tục hái lộc đầu năm đã có sự đổi khác. Mọi người sẽ hái lộc theo nhiều cách chứ không nhất thiết phải bẻ cành, bứt đọt từ trên cây của chùa. Mà lộc xuân có thể mua, ví dụ một vài quả khế, cây mía hoặc chậu cây nhỏ,… đem về để trong nhà trong ngày đầu năm.
2.2. Xin chữ đầu năm
Không chỉ đi chùa để cầu may mắn, người dân Việt Nam còn có một nét đẹp văn hóa khác đó là xin chữ đầu năm. Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ, nắn nót từng nét chữ đã và đang được tái hiện lại trong mỗi dịp đầu năm mới.
Đây là một nét đẹp văn hóa thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng như mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu cho một năm đầy tài lộc và phúc thọ.
Đọc thêm:
- Xuất hành là gì?
- Hái lộc đầu Xuân như thế nào để tài lộc, may mắn cả năm?
3. Hướng dẫn cách lễ chùa đúng cách
Sau đây là các bước hướng dẫn đi lễ chùa đầu năm đúng cách mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Nên đi chùa ngày nào?
Nhiều người dân vẫn có thói quen đi lễ chùa hàng ngày nhưng lại có những người chỉ đi lễ chùa vào đầu năm để cầu bình an cho cả năm. Mỗi thời điểm đi lễ chùa lại mang những ý nghĩa riêng.
- Đi lễ chùa vào mùng 1 tết: Mùng 1 tết là ngày đầu tiên của tháng và của năm. Đi lễ chùa vào ngày này để cầu mong cả năm bình an, nhiều may mắn và sức khỏe tốt.
- Đi lễ chùa vào 30 tết: Đêm 30 tết hay thời khắc giao thừa tại các cửa chùa vẫn có rất nhiều phật tử, người dân đến làm lễ để tạ ơn những điều đã đạt được trong năm ngoài và cầu mong phước lộc cho năm mới.
3.2. Sắm lễ
Khi đi lễ chùa đầu năm, bạn chỉ nên sắm lễ chay và dâng hương. Lễ chay bao gồm: bánh kẹo, hoa quả tươi, chè,… không dâng lễ mặn. Hoa quả có thể bao gồm: dưa hấu, bưởi, táo, dứa, nho, xoài, thanh long, phật thủ. Hoa mang đi chùa là hoa tươi như: hoa cúc, hoa huệ, hoa sen, hoa mẫu đơn,… Không dùng hoa giả, hoa dại.
3.3. Đi chùa nên mặc gì
Đền chùa vốn là nơi linh thiêng, thờ tụng các vị thần, đức phật nên bạn phải đặc biệt chú ý đến cách ăn mặc. Nên mặc lịch sự, kín đáo. Cụ thể là:
- Chọn trang phục có màu sắc nhã nhặn. Hoặc có thể chọn quần áo có cùng tông màu với áo tràng, áo lam phật tử để thể hiện được lòng thành kính với bề trên, vừa làm tăng nét giản dị, dịu dàng.
- Đến nơi linh thiêng như đền chùa, có thể chọn áo sơ mi cổ kín, hoặc áo dài. Nếu mặc áo khoác thì nên là áo bẻ cổ để vừa gọn gàng, vừa lịch sự.
- Tuyệt đối tránh mặc đồ hở hang, đồ xuyên thấu
- Không diện những bộ trang phục sành điệu để đi chùa, chẳng hạn như quần bó sát, quần giả váy. Có thể những bộ trang phục này không hở hang nhưng sẽ không hợp với nơi linh thiêng.
- Không mặc quần lửng, quần tất lưới vì sẽ khiến mất mỹ quan và thiếu sự tôn trọng nơi thờ phật.
Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa tên Ngọc Diệp: Sự Nghiệp, Tính Cách, Sự Nghiệp, Tình Duyên
3.4. Đi chùa vào giờ nào?
Theo quy định của nhà chùa thì bạn có thể đi đến chùa vào bất kỳ giờ nào trong ngày, kể cả buổi tối. Nếu buổi sáng bạn bận thì có thể đi chùa vào buổi tối vẫn được, miễn là thể hiện được sự thành tâm của mình.
3.5. Đi chùa đầu năm nên cầu gì?
Thông thường, mọi người đi chùa đầu năm chủ yếu để cầu bình an, tiền bạc, công danh và sức khỏe. Tuy nhiên, đền chùa là nơi linh thiêng, khác với thế tục nhân gian, nên lòng từ bi của phật sẽ giúp con người sám hối, cơ hội sửa chữa và làm việc thiện chứ không có vật chất, tiền bạc để cho ai.
Do vậy, khi đi chùa, sau khi khấn nôm (danh xưng, ngày tháng năm sinh và địa chỉ nơi ở) thì bạn nên cầu nguyện phù hộ cho gia đạo bình an, con cái thông minh, học giỏi, gia đình an lạc và công việc hanh thông. Tiếp đến là nguyện hồi hướng công đức cho những người đã khuất và các chúng sinh thế giới bên kia được siêu thoát.
Những điều mà bạn không nên cầu là:
- Không nguyện cúng dường chư Phật
- Không cầu nguyện thời gian bao lâu sẽ đem lại tiền vàng cúng chùa
- Không nguyện cúng dường 3 cảnh là cảnh giới tiên, cảnh giới trần và cảnh giới âm
- Hạn chế cầu tiền bạc, vật chất, của cải.
3.6. Thứ tự hành lễ
Khi đi lễ chùa đầu năm, bạn có thể hành lễ một cách đơn giản, không cần cầu kỳ, miễn là thành tâm. Bên cạnh đó cũng có các bước, thứ tự hành lễ đầy đủ mà bạn có thể tham khảo thêm.
- Bước 1: Khi đến chùa, cần đặt lễ vật rồi thắp hương tại bàn thờ Đức ông
- Bước 2: Sau đó đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn hương nhan. Thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ với chư Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát.
- Bước 3: Tiếp đến, bạn cần thắp hương, khấn vái thành tâm ở tất cả các bàn thờ khác. Lưu ý là khi thắp phải đủ 3 lễ hoặc 5 lễ. Nếu ở chùa có điện thờ Mẫu và Tứ Phủ thì hãy đến đó đặt lễ rồi dâng hương.
- Bước 4: Lễ ở nhà thờ Tổ tức nhà thờ Hậu
- Bước 5: Cuối cùng, bạn có thể đến phòng tiếp khách để thăm hỏi và mừng tuổi đầu năm cho các nhà sư trong chùa.
3.7. Cách hạ lễ
Sau khi đã cúng và làm lễ xong thì bạn sẽ cần thực hiện hạ lễ. Theo tục lễ từ xa xưa thì sau khoảng 1 tuần nhang thì bạn có thể hạ lễ được. Nhưng hãy nhớ là khi hết 1 tuần nhang thì nên cắm thêm một tuần nhang khác và vái 3 cái trước mỗi ban trước khi lấy lễ xuống. Sau đó, bạn hạ sớ, hóa vàng là có thể thực hiện các lễ cúng khác.
Cần lưu ý rằng đối với các vật lễ ở bàn thờ cô, thờ cậu như gương, lược thì phải để nguyên trên bàn thờ. Nếu có nơi để riêng thì mới được gom vào và để đồ lên đó.
Đọc ngay:
- Ý nghĩa phong tục tảo mộ ngày cuối năm
- Tất Niên là gì? Ý nghĩa của Tất Niên
- Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết
- Phong tục chúc Tết và mừng tuổi đầu năm
4. Những lưu ý khi đi lễ chùa đầu năm
Trước khi đi chùa nên kiêng kỵ những điều sau đây:
- Tránh quan hệ nam nữ, quan hệ vợ chồng trước khi đi chùa. Nếu đã quan hệ thì nên đợi sau 6 tiếng mới được vào chùa để khi đến đó giữ cho tâm hồn thanh tịnh nhất
- Mặc trang phục giản dị, tránh trang phục hở hang, màu sắc sặc sỡ
- Tránh trang điểm đậm hay xịt nước hoa
- Phụ nữ chưa sạch kinh nguyệt thì không được đến chùa
- Khi vào bái phật, phải đặt hết túi xách, cởi bỏ mũ.
Những điều kiêng kỵ khi vào lễ chùa:
- Khi vào lễ chùa nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài sân chùa, hạn chế thắp hương trong chùa và không nên chụp ảnh, quay phim khi vào chùa
- Tại chính điện không được phép đặt lễ mặn, đặt lễ tiền vàng mã, tiền âm phủ. Tuyệt đối không cho trẻ em đùa nghịch trong tam bảo, sờ mó tượng phật cũng như không tự ý mang đồ ở chùa về nhà
- Đi vào chùa bằng cửa bên phải và đi ra ở cửa bên trái, tuyệt đối không đi vào bằng cửa giữa vì đó là cửa dành cho Thiên tử, bậc cao khoa và bậc cao tăng của nhà chùa
- Xưng hô với các nhà sư thì xưng hô là bạch thầy hoặc a di đà phật và xưng là con.
- Cấm không ăn đồ ăn trong chùa tùy tiện, nếu trụ trì cho có thể nhận
- Không nói chuyện to, đùa giỡn hoặc khạc nhổ
- Không quỳ chính giữa phật đường mà nên quỳ chếch sang bên
>>>>>Xem thêm: Chùa Som Rong – Địa điểm tham quan hấp dẫn tại Sóc Trăng
Đọc thêm: Năm 2023 là năm con gì?
5. Kết luận
Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục, một nét đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam. Đó không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn cầu mong cho một năm mới thuận buồm xuôi gió, sức khỏe và tài lộc đến với các thành viên trong gia đình.