Từ xa xưa đến nay, lịch dương và lịch âm đã là các khái niệm rất quen thuộc với mỗi chúng ta, nhưng còn có loại Phật lịch thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng tìm hiểu Phật lịch là gì? Cách tính như thế nào ở trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Phật lịch là gì? Phật lịch của năm 2024 là bao nhiêu?
Contents
1. Phật lịch là gì?
Phật lịch là một loại lịch Phật giáo sử dụng chủ yếu ở những nước Đông Nam Á, cụ thể là những quốc gia như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam… Đây là loại âm – dương lịch với những tháng được gán so le là 29 và 30 ngày, với ngày nhuận và tháng 30 ngày bổ sung thêm vào ở các khoảng chu kỳ.
Hơn nữa, những tháng ở trong loại lịch này được gọi theo một cách riêng chứ không phải bằng số như âm và dương lịch. Cụ thể, những tháng trong Phật lịch có tên tiếng Phạn chính là: Chaitra, Vaisakha, Jyeshtha, Ashadh, Shravan, Bhadrapada, Asvina, Kartika, Margashirsha, Pausa, Magha và Phalguna.
Bên cạnh đó, theo Phật lịch cũ Myanmar, những tháng có tên lần lượt là: Tagu, Kason, Nayon, Waso, Waga Ung, Tawthalin, Thadingyut, Tazaungmone, Nat Daw, Pyadho, Tabodwe, Tabaung.
Các năm ở trong Phật lịch thường có các tháng với số ngày là 29, và 30, đồng thời xếp xen kẽ với ngày nhuận sẽ được thêm vào tháng Jyestha (Nayon) để cho nó có 30 ngày. Tháng nhuận có được bằng cách tính tháng Ashadha (Waso) hai lần. Theo đó mỗi tháng có nửa trăng tròn dài 15 ngày và nửa trăng khuyết dần dài 14 hoặc 15 ngày.
Khởi nguyên của lịch Phật là Đại hội Phật giáo Thế giới được tổ chức lần I tại Sri Lanka (Tích Lan) vào năm 1950, toàn thể đại biểu của Phật giáo đại diện cho 26 quốc gia đã thống nhất lấy năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn làm mốc để tính loại lịch này. Đến Đại hội Phật giáo Thế giới lần thứ VI tổ chức tại Campuchia vào năm 1961 đã thống nhất ngày kỷ niệm Phật đản sinh trên thế giới là ngày rằm tháng 4 âm lịch (tức ngày trăng tròn tháng Vesak Ấn Độ).
2. Hướng dẫn cách tính Phật
Phật lịch sẽ tính bắt đầu từ thời gian khi đức Phật nhập Niết Bàn mà không tính từ khi Phật Đản là ngày Thái Tử Tất Đạt Đa mới đản sanh chưa thành Phật. Cụ thể:
- Thái Tử Tất Đạt Đa sinh năm 624 TTL ( trước Tây lịch )
- Ngài lập gia đình năm 17 tuổi (607 TTL)
- Ngài xuất gia năm 19 tuổi (605 TTL)
- Ngài trải qua 5 năm hỏi đạo (605-600 TTL) và 6 năm khổ hạnh (600-594 TTL)
- Thái Tử Tất Đạt Đa thành đạo lúc 30 tuổi (594 TTL) và trải qua 50 năm hóa đạo (594-544 TTL) từ 30 tuổi đến 80 tuổi
- Năm ngài nhập diệt là năm 544 TTL và Phật lịch sẽ được tính theo thời điểm này.
Vậy nên chúng ta sẽ có cách tính như sau: Lấy mốc số 544 cộng với năm dương lịch ở hiện tại. Chẳng hạn như năm 2022 + 544 cho ra kết quả là 2566, vậy năm 2022 Phật lịch là 2566.
Để tránh ngộ nhận về niên đại, khi muốn ghi chép lại các số liệu phải thêm chữ Phật lịch, chẳng hạn là Kính mừng Phật Đản – Phật lịch 2566.
Ở trường hợp thứ hai, khi muốn ghi chép dữ liệu từ năm Thái Tử Tất Đạt Đa sinh cần cộng thêm 80 năm Đức Phật trụ thế (từ từ đản sanh đến khi nhập niết bàn).
- Ví dụ như 544+80+2022 = 2646 hoặc đơn giản là 2566 +80 =2646 thì cần ghi chép là:
Kính mừng đại lễ Phật Đản lần thứ 2646 - Kính mừng Phật đản sanh lần thứ 2646.
Một lưu ý nho nhỏ rằng Phật giáo ở nước ta theo truyền thống Bắc Tông (Đại Chúng Bộ; Đại Thừa) sẽ kỷ niệm vía Phật Thích Ca nhập niết bàn vào ngày rằm tháng 2 âm lịch, vậy nên tính Phật lịch từ ngày này. Trong khi đó, ở truyền thống Nam Tông (Thượng Tọa Bộ; Tiểu Thừa) đến sau ngày rằm tháng bốn âm lịch (lễ Tam Hợp – Vesak là Đản sanh; Thành đạo là Nhập diệt) thì mới bước sang năm mới Phật lịch.
3. Phật lịch của 2023 là năm bao nhiêu?
Dựa vào cách tính Phật lịch ở trên, chúng ta có thể tính được Phật lịch năm 2023 theo công thức như sau: 544 + 2023 = 2567. Vậy Phật lịch vào năm 2023 là 2567 (hay Phật lịch lần thứ 2567).
Tìm hiểu thêm: Chơi đâu ăn gì ở Côn Đảo? Tổng hợp A-Z kinh nghiệm du lịch Côn Đảo [updating…]
4. Phật Đản và Phật lịch khác nhau như thế nào?
Trên thực tế có rất nhiều người nhầm lẫn giữa Phật Đản và Phật lịch. Lễ Phật Đản là ngày sinh của Phật (ngày Thái Tử Tất Đạt Đa được ra đời) còn Phật lịch được tính từ ngày Phật nhập diệt (mất). Do đó Phật lịch là thời gian để đánh dấu sự tồn tại của Phật giáo ở trên thế giới, tính theo năm tháng Phật nhập diệt.
Căn cứ vào lịch sử, từ khi Phật ra đời cho đến khi Phật nhập diệt là 80 năm, tức đức Phật sống được 80 tuổi. Vì Phật lịch được tính từ năm Phật nhập niết bàn nên Phật lịch sẽ kém Phật đản 80 năm.
5. Đôi nét về Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là nhân vật lịch sử (Tức Thái tử Tất Đạt Đa của xứ Ca Tỳ La Vệ, con của Vua Tịnh Phạn, hoàng hậu ma Gia). Ngài cũng đã lấy vợ là công chúa Gia Du và có con là thái tử La Hầu La. Trước khi tu thành chính quả, Ngài là một người bình thường như hàng vạn người khác, có khác chăng là sau đó Ngài đã đi tu và tìm thấy sự giải thoát cho co người khỏi sự khổ hạnh. Chỉ khi giác ngộ, Ngài mới trở thành Phật, đặt nền móng cho Phật giáo phát triển sau này.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp các con số hợp mệnh Mộc mang lại may mắn, tài lộc
Trên đây là những thông tin hữu ích về Phật lịch mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp hiểu thêm về một loại lịch trong Phật giáo. Chúc bạn đọc có phút giây thư giãn tuyệt vời!